Đối với nhiếp ảnh gia chiến trường Don McCullin, ông hiểu rõ sự phi nghĩa của chiến tranh – nơi tất cả cuối cùng chỉ là sự thất bại.

 

nhiep anh gia chien truong noi tieng am anh noi dau thuong hinh anh 1

Chân dung nhiếp ảnh gia chiến trường Don McCullin

Vừa bước sang tuổi 80 vào tháng trước, nhưng thay vì ăn mừng tại nhà cùng gia đình, nhiếp ảnh gia chiến trường Don McCullin giành cả ngày sinh nhật của mình tại thị trấn Baiji, Iraq, nơi mà một nhóm dân quân địa phương, cùng với quân đội Iraq và lực lượng không quân Mỹ, đã chiếm lại từ Nhà nước Hồi giáo Iraq và quân chiến đấu IS.

Nhiếp ảnh gia tự nhận ông thuộc tuýp người thích lang thang. Trong ông luôn có một suy nghĩ phải làm những gì mình muốn bất chấp dù kết quả có như thế nào. Nói cách khác, ông khẳng định mình là người ưa mạo hiểm.

McCullin được coi là một trong những nhiếp ảnh gia chiến trường xuất sắc nhất nước Anh. Tại nhà riêng đã gắn bó 33 năm ở vùng Somerset, ông đã chia sẻ một cách khá hài hước: “ Tôi phớt lờ sự phản đối từ phía bạn gái của mình nhưng dẫu sao thì cô ấy cũng không có mặt trong các bức ảnh của tôi”.

nhiep anh gia chien truong noi tieng am anh noi dau thuong hinh anh 2

Nhóm lính Mỹ tại Tây Berlin khi Bức tường Berlin đang trong quá trình xây dựng tháng Tám năm 1961. Ảnh: Don McCullin

Phòng triển lãm Hauser & Wirth đặt tại Bruton nay đã trở thành nơi trưng bày những tác phẩm của nhiếp ảnh gia Don McCullin. Tại đây khách tham quan có cơ hội ngắm nhìn những bức ảnh phong cảnh bên cạnh những hình ảnh của chiến tranh đã tạo nên tên tuổi của ông.

Có rất nhiều điều đáng để nói về McCullin, người đã từng sống cận kề với cái chết và bạo lực trong hơn nửa thế kỷ, người từng ngủ trong những cánh đồng mưa, từng một mình chống chọi với vết thương suốt 13 tiếng đồng hồ trong bóng tối và một mình quay về Somerset để mang về những hình ảnh tàn khốc ông phải chứng kiến.

Trái ngược với các nhiếp ảnh gia chiến tranh khác, thay vì dựng một bức tường xung quanh mình, McCullin đã giữ cho bản thân một phong thái mềm mại và gần gũi nhất định mà theo như ông điều này sẽ giúp ông rất nhiều trong việc khai thác đề tài chiến tranh.

nhiep anh gia chien truong noi tieng am anh noi dau thuong hinh anh 3

Người Thổ Nhĩ Kỳ tìm thấy thi thể của một người đàn ông bị bắn chết. Ảnh Don McCullin chụp tại Limassol, Cyprus, 1964

nhiep anh gia chien truong noi tieng am anh noi dau thuong hinh anh 4

Những người bị tình nghi là các tay súng tự do Lumumbist trải qua đau đớn trước khi bị xử tử tại Stanleyville, Cộng hòa Dân chủ Dân chủ Congo năm 1964.

McCullin sinh năm 1935 tại khu ổ chuột của công viên Finsbur, Anh. Năm 14 tuổi, ông giành được học bổng về nghệ thuật, song ông đã phải ra đời làm việc từ rất sớm vì cha qua đời do bệnh hen suyễn cùng năm đó. Sau một thời gian làm các công việc lặt vặt và có thời gian hoạt động tại Không quân Hoàng gia Anh với nhiệm vụ xử lý phim từ máy bay ném bom trở về, ông đã sắm riêng cho mình một chiếc máy ảnh và lấy đường phố London làm chủ đề cho tài liệu xã hội.

Nghiệp nhiếp ảnh đã cứu tôi” – McCullin chia sẻ. Thông qua các bức ảnh của ông về cuộc nội chiến diễn ra ở đảo Síp năm 1964, ông đã  tiếp cận với khẩu súng của phiến quân nổi dậy ở khoảng cách rất gần, thậm chí còn có thể chạm vào từng lớp bụi bẩn trên quần áo họ. Kể từ đó, hầu như không một cuộc chiến nào không hấp dẫn McCullin, ông luôn có mặt ở các mặt trận, vùng chiến sự từ  Ireland, Beirut, Cộng hòa dân chủ Công gô, Uganda, Zaire, Việt Nam, Afghanistan đến Syria để có thể ghi lại những hình ảnh chân thực tàn khốc nhất của chiến tranh.

Don McCullin từng bị gãy xương sườn, khuỷu tay, bị một khẩu súng cối thổi bay vào không trung một vài feet và máy ảnh chút nữa đã bị phá hỏng bởi một viên đạn. Khi tận mắt chứng kiến cách người khác hành xử nhau bằng những phát súng, treo cổ thì trong lòng ông hoàn toàn bị bao trùm bởi “bóng tối và nỗi buồn”.

nhiep anh gia chien truong noi tieng am anh noi dau thuong hinh anh 5

Bức ảnh hai mẹ con tại biên giới Bangladesh và Ấn Độ (1971) do Don McCullin chụp

Ông kể về cảm giác tồi tệ nhất khiến ông phải bật khóc, khi chứng kiến những người theo đạo Thiên Chúa giáo bị một nhóm các phần tử Palestin giết hại tại Beirut năm 1976.

McCullin nghẹn ngào khi nghĩ về hình ảnh người phụ nữ đang cố gắng kéo gia đình của mình xuống tầng hầm, một tay bế đứa con vừa mới chào đời, một tay kéo đứa lớn và họ đều bị chết cháy ngay sau đó.

Đối với vị nhiếp ảnh gia này, ông hiểu rõ sự phi nghĩa của chiến tranh. Nơi tất cả cuối cùng chỉ là sự thất bại.

Kết thúc bài phỏng vấn, nhiếp ảnh gia lại quay lại với công việc của mình. Theo ông không có gì tuyệt vời hơn ở tuổi này là khoảnh khắc được sống chậm, từ từ ghi lại hình ảnh những đám mây.

Theo Hạnh Chi – Dân Việt (dịch từ Telegraph)