” Trong đợt khai quật năm 2012- 2014, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ấn gỗ “ Sắc lệnh chi bảo” tại khu vực Vườn Hồng (hố khai quật G18, Khu G, Hoàng Thành Thăng Long). Việc phát hiện một chiếc ấn bằng gỗ là báu vật độc đáo nhất trong lịch sử Việt Nam.” GS.TS Phan Huy cho biết.



Hình ảnh mặt trước và mặt sau của chiếc ấn (Ảnh: Thanh Bình)


Sắc Mệnh Chi Bảo xứng đáng là báu vật quốc gia

Theo PGS.TS Tống Trung Tín, phụ trách nhóm khai quật tại Hoàng thành Thăng Long cho biết: “Miếng gỗ khắc Sắc Mệnh Chi Bảo được tìm thấy tại Vườn Hồng, gần nhà Quốc hội vào tháng 12.2012, có hình vuông mỗi cạnh 10,5 cm, dày 5 cm, và bị tách làm hai khi phát lộ.”


Khi khai quật tại khu G18, đoàn khảo cổ đã phát hiện ra một di vật lạ làm từ gỗ, miếng gỗ này bị vỡ làm hai mảnh. Lúc đầu, chưa xác định là ấn, có thể là miếng gỗ bình thường. Sau quá trình xử lý, và đã lộ ra những ký tự chữ, một miếng ghi sắc lệnh, miếng còn lại phía dưới ghi dòng chữ Chi bảo. Miếng gỗ không có núm, nhưng sau lung lại có dấu vết gồ lên hình tròn và những dấu tích gắn kết dính, có lẽ chiếc núm đã bị thất lạc. Và đây chứng tỏ là một chiếc ấn của vua chúa ngày xưa.


PGS.TS Hoàng Văn Khoán khẳng định chiếc đây là chiếc ấn thật, và có niên đại từ thời Trần. Để chứng minh điều này, ông đã so sánh chữ Bảo trên chiếc ấn Sắc Lệnh Chi Bảo rất giống các chữ trong đồng tiền Nguyên Phong (thời vua Trần Thái Tông), tiền Đại Trị Thông Bảo (Trần Dụ Tông) và tiền Thánh Nguyên Thông Bảo (Hồ Quý Ly) làm căn cứ, đều có chữ “Bảo” giống nhau. Tại sao chiếc ấn làm bằng gỗ không bị phân hủy theo thời gian? PGS.TS Tống Trung Tín đã đưa ra luận điểm rằng trong một không gian nhất định, những vật làm từ gỗ có thể được bảo quản an toàn dưới lớp đất. Tại khu Vườn Hồng, đoàn khảo cổ đã tìm thấy hàng nghìn cọc gỗ dài 2,4m từ thời Đại La, có thể là chân móng thành Đại La. Tầng văn hóa thời Lý cũng tìm thấy hàng loạt lá đề bằng gỗ, trên mặt lá đề còn có sơn son. Tại đây cũng phát lộ nhiều mảnh gỗ kiến trúc thời Trần với điêu khắc đẹp.


Chiếc ấn đã được Đại Việt sử ký có ghi chép như sau “Năm Đinh Tỵ (1257), khi vua thân hành thống lĩnh sáu quân đi đánh giặc, quan giữ ấn vội vàng dấu ấn báu lên thượng lương của điện Đại Minh, chỉ đem ấn Nội mật đi theo, giữa đường ấn ấy mất, giấy tờ trong quân không có ấn, vua sai thợ khắc gỗ làm ấn. Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng ấn bị mất, ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên chỗ cũ (tập 4 quyển 5 trang 23 ghi)”. Điều này chứng tỏ, chiếc ấn được tìm trong vườn Hồng là đúng là chiếc ấn do nhà vua sai thợ khắc gỗ đi làm.


GS.TS Phan Huy đánh giá cao việc tìm thấy chiếc ấn gỗ này, và cho rằng đây là vật độc đáo nhất trong lịch sử Việt Nam xuất hiện trong chính sử ghi chép về một vương triều cho khắc ấn gỗ. Chiếc ấn là biểu tượng sự khẩn trương và sự quan trọng của bối cảnh lịch sử. Chiếc ấn xứng đáng là bảo vật quốc gia.


Chiếc ấn được tạo tác vào thời kỳ chống quân Mông?

Theo Giáo sư sử học Lê Văn Lan, thời gian tạo tác chiếc ấn từ ngày 19 Tháng Giêng năm 1258 đến ngày 29 Tháng Giêng năm 1258, đây là lần đầu tiên chúng ta tìm được cổ vật được xác định cụ thể thời gian tạo tác đến chính xác cấp ngày, cấp tháng. Chiếc ấn được tạo tác trong vòng 10 ngày và được tạo tác ở huyện Diên Hà và Hưng Nguyên, đây là vùng đất Ngự Thiên Long Hưng, vùng đất bờ trái sông Hoàng Giang (sông Hồng ngày nay).


Chủ sở hữu chiến ấn là vua Trần Thái Tông, và chiếc ấn có tác dụng phát huy ngay khi được tạo tác và có giá trị đến thời Vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông. Sắc Mệnh Chi Bảo được nằm trong hệ thống Quốc Ấn vào thời bấy giờ, của các nhà vua Thời Trần. Tư liệu xuất hiện sau năm 1258 mà Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi năm Ất Mão 1435, năm này vua Nhà Lê vào mùng 6 tháng 3 đã cho đúc và hoàn công 6 chiếc Ấn. Những chiếc ấn này đã được nhà vua đem đi đúc bằng vàng. Khi đúc xong, nhà vua đã sai Hữu Bật Lê Văn Linh ra Thái Miếu tế cáo để khánh thành 6 chiếc ấn này. Chiếc ấn thứ nhất là Thuận Thiên Thừa Vận Chi Bảo, đây là chiếc ấn để dùng cho truyền ngôi nên đã được nhà vua cất đi. Chiếc thứ hai là Đại Thiên Hành Hóa Chi Bảo, và dùng để điều khiển quân tướng khi đánh giặc. Chiếc ấn thức ba là Chế Cáo Chi Bảo để dùng cho ban chế chiếu. Ấn thứ 4 là Sắc Mệnh Chi Bảo, được dùng khi ban bố sắc lệnh, ban bố xử phạt. Ấn thứ 5 là Ngự Tiền Chi Bảo, để đóng vào giấy tờ sổ sách. Chiếc ấn cuối cùng là Ngự Tiền Tiểu Bảo, dùng khi có việc cơ mật.


Vậy hoàn cảnh chiếc ấn Sắc Mệnh Chi Bảo bằng gỗ theo Đại Việt Sử Ký toàn thư ghi chép, bối cảnh xuất hiện vào trong thời kỳ trận đánh Bình Lệ Nguyên, đây là trận đánh mở màn cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ nhất, khi quân Mông đã xuống vùng Đồng Bằng Trung Du. Vua Trần Thái Tông đem toàn bộ lực lượng toàn bộ quân đi nghênh chiến đánh giặc. Đây là lần đầu tiên nhà Trần phải đánh giặc, và kinh nghiệm không nhiều nên cách đánh đối đầu trực tiếp và thất lợi thuộc về quân nhà Trần. Rất may, Lê Tần xuất hiện đúng lúc, kịp thời căn ngăn “bệ hạ đang đánh kiểu con bạc khát nước”, vua Trần Thái Tông tỉnh ra và rút lui. Ngày 17, rút khỏi Bình Lệ Nguyên và đến 19 rút về Thăng Long, sau đó rút khỏi về phía Nam, bên bờ trái của sông Hoàng Giang.


Nhà Trần đã tạm dừng chân tại mảnh đất đó trong 10 ngày. Trong 10 ngày ấy, quân nhà Trần đã tập hợp được lực lượng và chuẩn bị trận phản công ở Đông Bộ Đầu vào ngày 29 Tháng Giêng năm 1258 và thắng lợi hoàn toàn. Khi đi đánh trận, nhà vua chỉ mang theo một chiếc ấn nội mật, nhưng lại mất trong trong chiến trận. Vua sai người làm một chiếc ấn khác để phục vụ những việc cần thiết. Trong thời kỳ loạn lạc, chiếc ấn không được làm bằng ngọc hoặc bằng vàng, mà đã có chủ trương bằng gỗ. Chiếc ấn không phải làm ngày 17 đến ngày 19 trong thời gian quân Trần đang rút quân, và chỉ được làm ra lúc nhà vua đứng chân. Vậy trong lịch sử 58 năm sau, chiếc ấn lại được nhắc tới. Lúc đó, vua Trần Thái Tông, vua Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông, vua Trần Anh Tông… đã tìm thấy được một số văn bản 58 năm trước đây, các quan sống tại các địa phương không biết việc 58 năm trước có sự xuất hiện chiếc ấn bằng gỗ này và đã nghi ngờ đây là những văn bản mà có hình chiếc ấn này là giả. Việc đó đến tai vua Trần Anh Tông và đã phúc đáp lại “những người trong triều không am hiểu điểm cũ thì lỡ việc nhiều lắm”.

Theo ĐBND