GS Trường Đại học Harvard, Mỹ Joseph S. Nye.
GS Trường Đại học Harvard, Mỹ Joseph S. Nye
TVVHĐ – Ông Joseph S. Nye: Cựu Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Hiện là giáo sư Trường Đại học Harvard (Mỹ).

Vì đã nêu ra lý luận dựa dẫm lẫn nhau và lý luận quyền lực mềm, mà ông lừng danh trong giới Khoa học Quan hệ quốc tế. Ông viết rất nhiều sách, nổi tiếng nhất là tác phẩm “Tương lai của quyền lực”, xuất bản tháng 2 năm 2011.

Báo “Bưu điện Washington” ngày 5-6-2011, giới thiệu tóm tắt về 5 cuốc sách  viết về cường quyền hiện đại, được Giáo sư Joseph Nye, tác giả của bộ sách “Tương lai của quyền lực” đã đánh giá là 5 cuốn sách phân tích xuất sắc nhất về quyền lực toàn cầu sẽ di chuyển như thế nào trong thế kỷ 21.

Năm tác phẩm ấy là:

1 . “Thế giới hậu Mỹ quốc” (Tác giả Fareed Zakaria)

F. Zakaria trong khi nghiên cứu nước Mỹ có rơi vào tình trạng lạc hậu hay không, đã phán đoán từ “lạc hậu” biểu hiện ở chỗ:  Nếu ý nói là lạc hậu hoàn toàn, giống như đã diễn ra ở cổ La Mã, thì nó không phải là một quan điểm rất sát hợp. Nước Mỹ đối mặt không phải là lạc hậu hoàn toàn, mà là lạc hậu tương đối. Cũng có nghĩa là nói, theo đà trỗi dậy của các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, thì khoảng cách giữa nước Mỹ và     các quốc gia khác đang thu nhỏ. Zakaria chọn dùng một kiểu so sánh “lạc hậu tương đối”, còn tinh diệu thuận tai hơn khi dùng từ “Sự trỗi dậy của kẻ thừa”.

2 . “Lịch sử chiến tranh Peloponnese” (Tác giả Nhà sử học Hy lạp cổ Thucydides)

Trong bộ sách này, Thucydides chỉ ra, con người ta có khi tâm trạng lo lắng không chỉ là vì lợi ích tuyệt đối, mà còn có lợi ích tương đối. Nói ví dụ: Chúng ta đều đang trở thành giàu có, nhưng nếu như bạn trở thành giàu có hơn tôi rất nhiều, thế thì bạn có thể tác oai tác quái trên đầu tôi, mà tôi thì bắt đầu trở thành lo lắng. Cho nên khi Thucydides có ý đồ bình thuật cuộc chiến tranh Peloponnese, ông ta đã chỉ ra nguyên nhân căn bản của chiến tranh là sự trỗi dậy của Athens, và do vậy mà dẫn đến sự hoảng sợ của Sparta – Cuộc chiến tranh Peloponnese xẩy ra thế kỷ 5 trước cong nguyên lại dẫn đến sự ta rã của thể chế thành bang Hy Lạp. Thucydides chỉ ra, ngoại trừ tín niệm cho rằng chiến tranh là không thể tránh khỏi, bản thân sự sợ hãi này cũng có thể trở thành nguyên nhân của chiến tranh.

3 . “Các đối thủ: Cuộc đấu tranh quyền lực Trung Ấn Nhật sẽ tạo dựng 10 năm sau như thế nào” (Tác giả Bill Emote)

Trong khi chúng ta nghiên cứu sự trỗi dậy của Trung Quốc, chúng ta không thể không hỏi, Trung Quốc có thể trở thành thách thức đối với nước Mỹ giống như Athens đối với Sparta trước kia hay không. Nhưng trong sách, Emote đã tuyên bố, nếu như bạn quan sát kỹ càng hơn một chút, bạn sẽ phát hiện ra nội bộ châu Á cũng tồn tại thế cân bằng quyền lực. Đồng thời với Trung Quốc hùng mạnh trỗi dậy, người Nhật Bản, người Ấn Độ – càng không cần nói người Việt Nam, người Hàn Quốc, v.v…thì càng trở nên lo lắng ưu tư trong lòng, họ bấm bụng tự hỏi: Làm thế nào mới có thể giữ thế cân bằng với quyền thế của Trung Quốc? Điều này buộc họ trên thực tế hoan nghênh sự tồn tại của thế lực nước Mỹ.

4 . “Quyền lực: Quan điểm thiên kịch” (Tác giả Steven Lucas)

Đây là một cuốn sách viết về quan điểm quyền lực thiên kịch (quá cực đoan thiên lệch), nó kế thừa truyền thống của những nhà trước thuật tiền bối, tức là cho rằng quyền lực chính là có thể khiến người khác làm những việc mà họ vốn không muốn làm.

Lucas chỉ ra trong sách: Hãy đừng nóng vội, nếu như bạn có thể xác định nghị    trình, từ đó mà khiến công việc của bạn thậm chí cơ hội nêu ra thảo luận cũng không có, thế thì tôi cũng không cần thiết cưỡng bức bạn đi làm những việc mà tôi mong muốn. Điều mà Lucas làm chính là biện luận phân tích ba khuôn mặt của quyền lực: Cưỡng bức và mua chuộc (hoặc giả nói cây gậy và củ cà rốt); Xác định nghị trình làm cho bạn không thể đề xuất công việc của mình; Chi phối chỉ huy sự tốt xấu của bạn, từ đó mà khiến cho bạn muốn cái mà tôi muốn, mà tôi cũng không cần thiết phải sử dụng cây gậy và củ cà rốt nữa.

5 . “Chiến tranh mạng: Hạ một uy hiếp và ứng phó với nó đối với an toàn quốc gia” (Tác giả Richard Clark và Robert Kenake)

Trong khi mọi người nghiên cứu thời cơ khổng lồ do mạng internet đem lại – hiệu quả kinh tế, thông tin thuận lợi, v.v…chúng ta thông thường nghĩ đến một mặt tích cực.

Nhưng, Clark và Kenake lại chỉ ra trong sách rằng: Đồng thời với việc chúng ta khai mở những thời cơ ấy, chúng ta cũng sẽ biến mình sa vào hỗn loạn mà trở thành bị tấn công thảm hại. Trong tình huống quyền lực ngày càng có khả năng rơi vào tay của những người có hành vi phi quốc gia, thì cuốn ssách “Chiến tranh trên mạng” đáng được giới thiệu rộng rãi.

Vũ Phong Tạo lược dịch

(Theo Báo điện tử Tân Hoa xã www.xinhuanet.com, 20-6-2011)