Làm sao để khuyến khích trẻ đến với sách? Đó là câu hỏi mà không ít bậc phụ huynh băn khoăn với những năm tháng đầu đời của con em mình. Nên lựa chọn sách tốt cho lứa tuổi của con, đọc vào thời điểm nào, đọc như thế nào để sau này con yêu và gắn bó hơn với sách. Những câu hỏi này được đã được chuyên gia giáo dục Nguyễn Thụy Anh chia sẻ cho các bậc phụ huynh và các con trong tọa đàm “Đọc sách bắt đầu từ đâu” tại Hội sách mùa xuân 2017.

 

1. Là chuyên gia về phương pháp giáo dục, đồng thời là người gắn bó lâu năm với việc xây dựng văn hóa đọc gia đình, TS Nguyễn Thụy Anh đã chia sẻ với các bậc phụ huynh trong khuôn khổ một buổi tọa đàm các vấn đề liên quan đến việc tạo và duy trì thói quen đọc và rèn luyện kỹ năng đọc cho trẻ, bắt đầu từ tuổi sơ sinh.

 

TS Giao duc 'bat mi' cach doc sach khien tre hung thu - Anh 2

 

Thực tế hoạt động của CLB đọc sách cùng con mà chị Thụy Anh chủ nhiệm trong những năm qua, là một thí dụ sinh động cho những băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Hàng loạt các dạng bài tập phát triển về tư duy “Học mà chơi, chơi mà học” đã được vận dụng có hiệu quả cùng các bé ở các độ tuổi khác nhau. Ngay tại buổi tọa đàm, một số bài tập phát triển tư duy của các con trong quá trình đọc sách cũng được thực hiện sinh động như: quan sát, so sánh, liên tưởng, phản biện, đặt câu hỏi, ghi nhớ theo chủ đề.

2. Giải đáp các thắc mắc của các bậc phụ huynh về “cách đọc sách hoặc lôi cuốn bé thích đọc sách” diễn giả chia sẻ ngay từ khi còn bé bố mẹ đã chuyển bị không gian đọc sách cho các con, làm sao cho sách bước vào cuộc đời của các con một cách rất tự nhiên như một đồ chơi quen thuộc hàng ngày sau này không phải mất công bắt các con bắt làm theo với sách hay tập đọc sách. Thói quen luôn hình thành hàng ngày được nhìn thấy, quen thuộc. Ngoài ra bố mẹ cần tạo một nền tảng, truyền thống tốt để các con nhìn thấy học tập.

Nhiều cách thức đơn giản nhưng thú vị đã được đưa ra đề các bậc phụ huynh tham khảo. Trong đó có việc nên khiến các bé đọc sách bằng những kích thích bằng những câu chuyện đời thường không cần giở sách vở thông qua những câu hỏi về nhân vật hoặc trả lời các câu hỏi của các con thông qua giọng nói truyền cảm, những ngón tay diễn trả người đi, kiến bò, cho nhân vật đi đi lên tay bé, lên vai bé… Những cây chuyện có tính tương tác cao như thế sẽ lôi cuốn các bé hơn. Bên cạnh đó, các phụ huynh cũng có thể hướng dẫn trẻ thông qua việc học bằng từ khóa, việc liên tưởng, đặt tên, phát huy trí tưởng tượng, quan sát hay vẽ tranh và vẽ sơ đồ tư duy…

3. Với hàng loạt các bài tập tương tự để mỗi bậc phụ huynh có thể biến việc đọc sách tưởng chừng là hoạt động cá nhân, đôi khi nhàm chán trở nên họa động hỗ trợ giao tiếp giữa bố mẹ và con cái mang lại niềm vui, tiếng cười sảng khoái cho cả nhà, đồng thời rèn luyện được trí nhớ, trong sự tượng tượng phong phú của các con  giúp cho trẻ ngày càng nhanh nhẹn, nhạy bén hơn trong học tập và cuộc sống thường nhật.

Chị Nguyễn Thị Hải Vân, phụ huynh của cháu Lê Thảo Anh (6 tuổi) chia sẻ: tôi thấy cách tiếp cận trong buổi tòa đàm giới thiệu sách rất hay, những vấn đề hết sức gần gũi với cuộc sống của bé, với những bài học thực tế hàng ngày giúp cho bố mẹ và bé trải. Tạo nên một không khí thoải mãi, hào hức thêm yêu và gắn bó hơn với con bằng những bài học nhẹ nhàng, đơn giản, có sức ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của các bé.

Dương Minh