Bích Ngọc
Theo Daily Mail

Bức bích họa này vẽ một người thổ dân da đỏ sống ở thế kỷ 17, nhưng anh ta dường như đang cầm trong tay một món đồ “kinh điển” của đời sống con người thế kỷ 21.

id=”divNewsContent” class=”fon34 mt3 mr2 fon43 detail-content”>

Một thổ dân da đỏ Châu Mỹ dường như đang nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại thông minh. Chi tiết này hiện đang gây chú ý đối với giới nghiên cứu mỹ thuật khi bức bích họa được vẽ năm 1937 hiện đang làm dấy lên những giả thuyết rằng tác giả của bức bích họa đã nhìn được trước tương lai và thấy trước sự thống trị của điện thoại thông minh.

Bức bích họa đang được nói tới là bức “Mr. Pynchon and the Settling of Springfield” (Ngài Pynchon và cuộc định cư ở Springfield”. Tác phẩm khắc họa nhiều nhân vật, trong đó có một người đàn ông đang cầm trong tay một món đồ rất giống với một chiếc điện thoại thông minh của thế kỷ 21. Bối cảnh của bức tranh là Bắc Mỹ thế kỷ 17.



Bức bích họa “Mr. Pynchon and the Settling of Springfield” lấy bối cảnh Bắc Mỹ thế kỷ 17 cho thấy một người đàn ông đang cầm trong tay một món đồ vật giống như chiếc điện thoại thông minh.
Ngài William Pynchon được đề cập tới trong tác phẩm là một nhà buôn lông thú giàu có sinh năm 1590, ông chính là người đã có công hình thành nên cộng đồng dân cư đầu tiên ở nơi ngày nay được biết tới là thành phố Springfield, bang Massachusetts, Mỹ. Trong bức bích họa, ông Pynchon được vây quanh bởi những thổ dân da đỏ bản địa.

Bức vẽ được thực hiện vào năm 1937, vậy là, bản thân bức vẽ cũng xuất hiện trước khi iPhone có mặt trên thị trường tới… 7 thập kỷ. Tác giả của bức bích họa là họa sĩ người Ý Umberto Romano, ông đã qua đời năm 1982. Sinh thời ông chưa từng đưa ra bất cứ bình luận nào về nhân vật kỳ lạ mà gần đây giới nghiên cứu hội họa bỗng sửng sốt phát hiện ra.

Tiến sĩ Margaret Bruchac đến từ trường Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho rằng: “Món đồ được khắc họa chỉ vô tình giống với điện thoại thông minh thôi, nhưng quả thực, đây là một chi tiết thú vị, bởi cách mà người đàn ông cầm món đồ và cách anh ta tập trung nhìn vào nó, rất khiến người xem bức bích họa hình dung anh ta đang cầm điện thoại thông minh”.

Dù vậy, Tiến sĩ Bruchac cho rằng đó thực ra có thể là một miếng sắt. Trong khi đó, giáo sư sử học Daniel Brown lại cho rằng đó có thể là một tấm gương bởi vào thế kỷ 17, những tấm gương bắt đầu được sử dụng rộng rãi và bức bích họa có thể khắc họa hình ảnh một người đàn ông thổ dân lần đầu tiên được nhìn thấy hình ảnh của chính mình trong gương.
< class="VCSortableInPreviewMode">
Nhân vật người đàn ông thổ dân cầm một món đồ giống như chiếc điện thoại thông minh trong bức bích họa khiến nhiều chuyên gia mỹ thuật kinh ngạc và thích thú.Nhân vật người đàn ông thổ dân cầm một món đồ giống như chiếc điện thoại thông minh trong bức bích họa khiến nhiều chuyên gia mỹ thuật kinh ngạc và thích thú. class=”VCSortableInPreviewMode IMSCurrentEditorEditObject”>
Hình dáng món đồ, cách cầm và cách nhìn say mê của người đàn ông khiến người ta liên tưởng ngay tới chiếc điện thoại thông minh.Hình dáng món đồ, cách cầm và cách nhìn say mê của người đàn ông khiến người ta liên tưởng ngay tới chiếc điện thoại thông minh.
Nguồn: Báo Dân Trístyle=”text-align: right;”>Lê Thị Hồng Nhung đăng bài