Sắp tới, trường Đại học Văn hóa Hà Nội sẽ tổ chức Hội thảo quốc gia: “Thế hệ nhà văn sau 1975”. Hội thảo sẽ là diễn đàn để các nhà nghiên cứu và phê bình văn học, các nhà văn nhận diện, đánh giá về diện mạo và thành tựu của một thế hệ nhà văn cầm bút và trưởng thành từ sau 1975.
Để chuẩn bị cho Hội thảo, BTC có thư mời như sau:
Hà Nội, ngày 20  tháng 12  năm 2015
Sau 40 năm thống nhất đất nước và 30 năm đổi mới, nền văn học Việt Nam đã có nhiều đổi thay và đạt được nhiều thành tựu mới, trong đó có đóng góp không nhỏ của những người cầm bút xuất hiện và trưởng thành từ sau 1975, khá nhiều trong số đó đã từng được đào tạo hoặc gắn bó với Khoa Viết văn – Báo chí (tiền thân là Trường viết văn Nguyễn Du). Đã đến lúc cần có sự tổng kết và đánh giá những thành tựu của giai đoạn văn học này nói chung và thế hệ nhà văn này nói riêng. Với lý do trên, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội sẽ tổ chức Hội thảo quốc gia: “Thế hệ nhà văn sau 1975”.
Dự kiến thời gian tổ chức Hội thảo: Tuần cuối tháng 4 – 2016
Địa điểm tổ chức: Đại học Văn hóa Hà Nội – 418 Đường La Thành – Hà Nội
BTC trân trọng kính mời các quí học giả, nhà khoa học viết bài tham dự hội thảo.
Quy cách văn bản: Sử dụng mã chữ Unicode, font: Times New Roman, cỡ chữ 14, cách dòng đơn, chừa lề tự động, lưu dưới định dạng file.doc, dài không quá 15 trang.
Đăng ký tham gia Hội thảo và gửi tóm tắt tham luận: trước ngày 20 tháng 01 năm 2016
Hạn nhận toàn văn tham luận: trước ngày 30 tháng 2 năm 2016, tại địa chỉ sau: chuson198@gmail.com hoặc Vangia59@gmail.com
Nếu có gì chưa rõ về tổ chức Hội thảo, xin liên hệ theo số điện thoại của TS. Đỗ Thị Thu Thủy: 0914201352; TS. Trần Hồng Liễu: 0912338823.
Các tham luận tham gia Hội thảo sẽ được Ban tổ chức biên tập để xuất bản kỷ yếu và lựa chọn mời trình bày tại hội thảo.  
Xin trân trọng cảm ơn!                                     
CHỦ ĐỀ HỘI THẢO “THẾ HỆ NHÀ VĂN SAU 1975”
Hội thảo sẽ là diễn đàn để các nhà nghiên cứu và phê bình văn học, các nhà văn nhận diện, đánh giá về diện mạo và thành tựu của một thế hệ nhà văn cầm bút và trưởng thành từ sau 1975. Đội ngũ này thuộc các mảng sáng tác, nghiên cứu – lý luận – phê bình, dịch thuật.
Có thể tạm kể tên một số gương mặt tiêu biểu như:
a) Sáng tác:
– Văn xuôi: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Bình Phương, Võ Thị Hảo, Nguyễn Việt Hà, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Một, Dạ Ngân, Đoàn Minh Phượng, Thuận, Thu Trân, Phan Thị Vàng Anh v.v…
– Thơ: Nguyễn Lương Ngọc, Dương Kiều Minh, Nguyễn Quang Thiều, Trần Anh Thái, Mai Văn Phấn, Trần Quang Quý, Trần Hùng, Inrasara, Dương Thuấn, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Bình Phương, Giáng Vân, Thu Nguyệt, Phạm Thị Ngọc Liên, Phan Hoàng, v.v…
b) NC-LL-PB: La Khắc Hòa (Lã Nguyên), Trương Đăng Dung, Đỗ Lai Thúy, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Huỳnh Như Phương, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Hữu Sơn, Trịnh Bá Đĩnh, Hồ Thế Hà, Nguyễn Thành Thi, Đoàn Lê Giang, Lưu Khánh Thơ, Chu Văn Sơn, Phan Huy Dũng, Văn Giá, v.v…
c) Dịch thuật: Phạm Xuân Nguyên, Hồ Anh Thái, Ngô Tự Lập, Nguyễn Quang Thiều, Trần Tiễn Cao Đăng, Nguyễn Đình Thành, Trương Hồng Quang, v.v…
Hội thảo sẽ tập trung vào các chủ đề sau:
1. Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa mới và sự xuất hiện của thế hệ nhà văn sau 1975
– Những nhân tố tác động đến đời sống văn học: xã hội những năm sau chiến tranh, kinh tế thị trường, đường lối chính trị, hội nhập quốc tế; giao lưu văn hóa, khoa học kỹ thuật công nghệ; các loại hình nghệ thuật khác, văn hóa truyền thống, giáo dục đào tạo.
– Những chuyển biến về tư duy nghệ thuật, đội ngũ sáng tác và công chúng văn học, vấn đề xuất bản và quảng bá văn chương, hệ thống lý luận và các chuẩn mực đánh giá văn học hiện nay.
2. Những thành tựu văn học nổi bật
– Thành tựu về lực lượng phong trào
– Thành tựu của các chuyên ngành: sáng tác, dịch thuật; nghiên cứu, lý luận, phê bình; quảng bá văn học ra nước ngoài
– Thành tựu về tư tưởng nghệ thuật, về hệ giá trị mĩ học
– Thành tựu về thể loại, về thi pháp, về ngôn ngữ
– Những khuynh hướng, tác giả và tác phẩm nổi bật.
3. Những hạn chế và giải pháp
– Những hạn chế về tư tưởng, nghệ thuật
– Những giải pháp để phát triển và nâng cao

T/M BTC
PGS.TS, Nhà văn Văn Giá

Exit mobile version