Theo các nhà tướng số học, người tuổi Thân có một số đặc điểm về tính cách như: thông minh, có tài, hiếu động, phản ứng nhanh, biết nắm bắt thời cơ, ý chí kiên định, niềm tin vững vàng, ý thức cạnh tranh mạnh mẽ, tính toán khôn khéo, đầu óc tỉnh táo. Họ đa tài đa nghệ, cảm nhận tốt, ăn nói hài hước, giỏi ứng phó, có sách lược rõ ràng, làm việc chín chắn, giao tiếp xã hội tốt, có thể nhanh chóng tạo dựng quan hệ với người khác, song không thích bị người khác chi phối, thích tìm kiếm sự vật mới mẻ, biện luận giỏi, mong muốn thể hiện mình một cách mạnh mẽ,… VNQĐ điện tử xin giới thiệu cùng độc giả những nhà văn tuổi thân có thành tựu văn chương dưới đây:

 

9nv
9 nhà văn tuổi thân nổi tiếng

 


7.  NGUYỄN QUANG LẬP

Tác giả sinh năm 1956 (tuổi Bính Thân) tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Ông tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, là kỹ sư vô tuyến điện. Ông còn có các bút danh khác như: Hồng Nhật, Hồng Đức, Quang Quang. Nguyễn Quang Lập tham gia quân đội từ năm 1980-1985, là bộ đội tên lửa thuộc Quân chủng phòng không, đóng quân ở đảo Cái Bầu (Quảng Ninh), sau chuyển vào Quảng Nam – Đà Nẵng.

 

Một số tác phẩm đầu tay của ông được viết trong thời kỳ này. Sau khi rời quân ngũ ông từng có thời gian công tác tại Nhà Xuất bản Kim Đồng và báo Sài Gòn Tiếp Thị. Nguyễn Quang Lập là hội viên của: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu, Hội Điện ảnh và Hội Nhà báo.

Trong sự ngiệp cầm bút, Nguyễn Quang Lập đã cho ra đời nhiều tác phẩm thuộc các thể loại khác như như văn học, kịch, kịch bản điện ảnh. Về văn học có: Tiếng gọi nơi mặt trời lặn (tập truyện ngắn, 1989), Mười tám truyện ngắn Nguyễn Quang Lập (1997), Những mảnh đời đen trắng (tiểu thuyết, 1989), Kỷ niệm thời trai trẻ(1988), Người thổi kèn Trom-pet, Một giờ trước lúc rạng sáng (tập truyện ngắn, 1986), Ký ức vụn (2009), Bạn văn (2011); Về kịch bản sân khấu có:Mùa hạ cay đắng, Trên mảnh đất người đời, Những linh hồn sống,… Kịch bản điện ảnh gồm:Đời cátThung lũng hoang vắngKhông có Eva. Theo bà Nguyễn Thị Hồng Ngát nguyên phó cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam nhận xét: “Tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, vượt trội các kịch bản khác. Tuy nhiên, một số cảnh trong Không có Eva mang màu sắc u ám và hơi tiêu cực, chưa phù hợp với cuộc sống hiện nay. Bởi vậy, Hội đồng đề nghị tác giả sửa chữa và chờ đến đợt xét duyệt vào năm sau”.

Trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XIII, với thành công của Đời cát và Thung lũng hoang vắng, Nguyễn Quang Lập được trao giải Nhà biên kịch xuất sắc nhất.


8. PHAN THỊ VÀNG ANH

Nhà thơ sinh ngày 18/8/1968 (tuổi Mậu Thân) tại Hà Nội, con gái của nhà thơ Chế Lan Viên và nhà văn Vũ Thị Thường. Chị tốt nghiệp Đại học Y – Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 1993, hiện là hội viên Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1996. Năm 2005, chị được bầu làm ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ VII.

 

Sự nghiệp cầm bút của Vàng Anh đã để lại một số tác phẩm văn chương như: Khi người ta trẻ (tập truyện 1993), Ở nhà (truyện vừa, 1994), Hội chợ (tập truyện, 1995),Nhân trường hợp chị thỏ bông (tản văn dưới bút danh Thảo Hảo), Gửi VB (tập thơ, 2006), Trong phường Thành Công, có làng Thành Công (phim tài liệu)
Vàng Anh cũng đã nhận được các giải thưởng như: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1993 cho tập truyện Khi người ta trẻ; Giải nhất Truyện rất ngắn của tạp chí Thế giới Mới 1995 cho tác phẩm Hoa muộn; Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2007 cho tập thơ Gửi VB.

Nhà văn Nguyễn Khải từng khen Phan Thị Vàng Anh một câu ngắn là “Nguyễn Huy Thiệp mặc váy”.


9. PHONG VIỆT

Tác giả sinh năm 1980 (tuổi Canh Thân) Anh sinh ra tại Tuy Hòa, Phú Yên và từng theo học tại trường Trung học Phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, rồi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ – Tin học thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1998, anh trở thành hội viên của Hội bút Vòm Me Xanh của báo Mực Tím với bút danh Me Quê và từ năm 2002 là Bút trưởng của hội.

 

Thơ của Nguyễn Phong Việt đến với độc giả từ năm 2007, anh thường sáng tác và đăng những bài thơ của anh lên trang facebook cá nhân cũng như những trang của những người hâm mộ anh trước khi tập hợp thành những tập thơ để xuất bản. Theo như lời anh chia sẻ, mạng xã hội là một phần không thể thiếu với những sáng tác của anh. Chính nhờ những phản hồi, những sự đón nhận tích cực từ cộng đồng mạng đã tiếp cho anh sự tự tin để in và phát hành sách, trong giai đoạn mà các tác phẩm thơ rất khó tiêu thụ ở thị trường Việt Nam.

Sự nghiệp sáng tác của Phong Việt đến nay đã có các tập thơ như: Đi qua thương nhớ, Từ yêu đến thương, Sinh ra để cô đơn… Đi qua thương nhớ là tập thơ xoay quanh nỗi ám ảnh, đau đớn của những cuộc tình không trọn vẹn. Tại buổi ra mắt đã có hàng trăm người đến để giao lưu trực tiếp với anh trong suốt 4 giờ đồng hồ. Chỉ sau 10 ngày, tác phẩm này đã được phát hành hơn 3 ngàn bản, tạo nên một hiện tượng hiếm thấy trong giới xuất bản Việt Nam. Tổng cộng, tập thơ này đã được in hơn 30 ngàn bản ở lần phát hành đầu tiên và tiếp tục được tái bản 5 ngàn cuốn vào giữa tháng 12 năm 2013.

Từ yêu đến thương, tiếp tục tạo nên một hiện tượng thú vị trong ngành xuất bản ở nước ta. Đây là cuốn sách đầu tiên phải tái bản khi bản chính vẫn còn chưa xuất hiện, điều này đã đưa con số phát hành lên đến 20 ngàn bản trong đợt ra mắt. Dựa trên các đơn hàng từ các nhà sách, đã có 17.500 bản sách được bán ra dù chưa đến ngày phát hành chính thức.

Sinh ra để cô đơn tiếp tục mạch nguồn của hai tập thơ trước, ngày càng đi sâu vào tâm hồn con người, anh tìm kiếm sự bình yên sau cuộc chia ly, từ tiếng khóc của con, từ tiếng chuông gió. Tập thơ tràn ngập hương vị ngọt ngào của sự bao dung và niềm tin mạnh mẽ vào con người, vào cuộc sống. Sau những đau khổ rồi cũng đến lúc phải đứng dậy, lãng quên đi những điều không hay để tìm đến những điều ý nghĩa và xứng đáng hơn.

Nhiều người cho rằng, thơ của Nguyễn Phong Việt như những lời thủ thỉ nhẹ nhàng, nhưng lại làm cho độc giả cảm nhận được rất nhiều điều về cuộc sống, về tình yêu cũng như những suy nghĩ chủ quan của mỗi con người.


Theo Viên An – Văn nghê quân đội

Exit mobile version