Chân dung Marian Tkachev 1988. Ảnh: Dương Minh Long

 

 

Ở nước Nga, thời Liên Xô cũ, một nhà văn có đến mười cuốn sách đã có thể được xem như một tác giả lớn. Marian Tkachôp có số lượng sách nhiều gấp đôi, gấp ba như thế, nhưng nói đến anh, người ta vẫn nghĩ anh là một dịch giả, một chuyên gia văn học Việt Nam, và hơn thế, có người còn gọi anh là nhà Việt Nam học.

Marian gắn bó sâu sắc với Việt Nam. Anh tốt nghiệp tiếng Việt, khoa phương Đông, Trường đại học Tổng hợp Lômônôxôp năm 1956. Năm 1962, lần đầu tiên Marian sang thăm Việt Nam. Cũng trong chuyến đi này, anh vinh dự đựợc gặp Bác Hồ. Bác tiếp anh ngay trong phủ Chủ tịch và buổi trưa anh còn được Bác mời lại ăn bữa cơm đạm bạc với Người. Đấy là bữa cơm mà có lẽ suốt đời Marian không thể quên được. Trên mân cơm của vị lãnh đạo cao nhất nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chỉ vẻn vẹn có đĩa cà pháo, ba khúc cá kho và một bát canh tôm nấu với bầu. Đấy là bữa cơm bình dị như bữa cơm của bất cứ một người nông dân Việt Nam nào. Cũng theo lời Marian thì bữa đó, Bác vui lắm. Bác chúc mừng anh sang thăm Việt Nam. Bác còn khuyên anh dành nhiều thời gian tìm hiểu phong lục. tập quán và văn hoá của người Việt. Để trở thành một dịch giả giỏi. không phải chỉ có giỏi tiếng Việt, phải tinh thông nhiều thứ lắm. Bác nói với Marian, khi thì bằng tiếng Pháp. khi thì bằng tiếng Nga. Còn câu này thì Bác hỏi anh bằng tiếng Việt:

– Trong các nhà Văn Việt Nam mà chú biết, chú thích đọc ai nhất?

Marian nhắc đến Nguyễn Tuân. Bác Hồ cười:

– Giỏi! Thế thì chú giỏi. Thích được Nguyễn Tuân thì phải là người rất sành tiếng Việt. – Rồi Bác dừng lại, nheo mắt bình phẩm – Cái ông nhà văn mà chú thích ấy, ông Nguyễn Tuân ấy, ghê gớm lắm đấy!

Marian mang câu chuyện đó kể với Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân rất lấy làm khoái chí. Cái ông nhà văn vẫn có tiếng là khụng khiệng này, hoá ra lại rất hồn nhiên. Hồn nhiên như trẻ con. Lúc đó Nguyễn Tuân thực sự là một đứa trẻ cao tuổi. Ông dỗ can cộc cộc xuống nền gạch hoa ở phòng khách Hội nhà văn và nói với giọng khoái chí:

– Này, này, nghe này! Nghe Marian kể chuyện Cụ Hồ này. Marian! Kể lại đi! Kể lại chuyện Cụ Hồ bình phẩm Nguyễn Tuân cho mọi ngừời nghe đi!

Marian rất yêu Nguyễn Tuân. Không những yêu mà còn sùng kính nữa. Lần nào gặp tôi anh cũng kể chuyện cụ Nguyễn. Căn nhà Marian ở Maxcơva, từ lâu đã trở thành bảo tàng Nguyễn Tuân. ở đó, có bao nhiêu hiện vật của cụ: cái mũ, chiếc can, cái tẩu, chén sứ uống rượu, cái bành-tô cụ khoác khi sang thăm nước Nga. Rồi những cuốn sách, thư từ, bưu thiếp, chữ ký. Tất cả đều được bàỵ đặt trang trọng trong tủ kính. Marian trở thành hướng dẫn viên của cái bảo tàng mi-ni này.

– Cụ Nguyễn lạ thật, – Marian chậc lưỡi, – ở Việt Nam có đến hàng trăm nhà văn họ Nguyễn. Chẳng ai lấy họ ra để gọi thay cho tên. Duy chỉ có Nguyễn Tuân. người ta gọi anh Nguyễn, bác Nguyễn, rồi cụ Nguyễn. Chỉ cần gọi Nguyễn, ai cũng biết đấy là ông cụ. Thư cho tôi, ông cụ cũng chỉ ký có mỗi chữ Nguyễn. Lạ thật! Anh thấy có lạ không?

Marian quay hỏi tôi. Rồi không đợi tôi trả lời, anh lại hạ thấp giọng. gần như là thì thầm :

– Có một lần, tôi dẫn Nguyễn Đình Thi đến nhà Cônxlantin Ximônôp. Cô cháu gái – đích tôn của Ximônôp ra mở cửa đón ông nhà vãn lớn của Việl Nam.

Tôi chỉ Nguyễn Đình Thi hỏi: Có biết ai đây không? Cô bé nhún vai một cái rất điệu: “Cháu biết chứ, bác ấy thì ai mà chẳng biết. – Rồi cô gái quay sang Nguyễn Đình Thi, kính cẩn: – Cháu chào bác Nguyễn Tuân!”

Manan cười sùng sục. – “Đấy. nó chào Nguyễn Đình Thi như thế đấy: Cháu chào bác Nguyễn Tuân. Với con bé, người – Việt Nam nào cũng là Nguyễn Tuân hết!”

Marian thoáng trầm ngâm, rồi anh lại cười:

– Có lần, tôi dịch xong cuốn sách của Nguyễn Tuân. Tôi sướng lắm. Tôi quyết định mang sách sang biếu cụ. Nhưng ông cụ chẳng tỏ ra phấn khởi gì. Mặt ông cụ lạnh băng. Rồi ôngcụ quay sang con trai: “Này, mày gọi ngay thằng Cư đến đây cho tao!”. Phạm Vĩnh Cư chắc anh biết chứ. Ông ấy hiện là hiệu phó Trường viết văn Nguyễn Du. Ông Cư giỏi tiếng Nga lắm. Ông ấy nói tiếng Nga bằng ngôn ngữ của giới quý tộc. Phạm Vĩnh Cư là ông quýtộc Nga thế kỷ XIX. Giỏi lắm. – Marian lắc lắc cái đầu hói bóng chỉ lơ vơ vài sợi tóc bạch kim ở hai bên tai. – Thế nên, tôi run lắm: Khi Cư tới cụ Nguyễn lấy cái đầu can đập đập vào cuốn sách của tôi: “Cư, mày thử dịch lại cho tao nghe, xem cái thằng này nó… nó xuyên tạc Nguyễn Tuân như thế nào?”.

Tôi bắt đầu thấy hoảng thật sự. Cư líu ríu dịch lại. Cụ Nguyễn nghiêng một bên tai nghe, dáng vẻ như một nhà kịch sĩ, rồi cụ gật đầu, vẻ hài lòng. Nhưng ông cụ chẳng khen tôi một lời nào hết: Cụ chỉ thủng thẳng bảo: “Được! Các cụ Hà Nội bảo được”. Đối với tôi, đấy là một buổi chiều vô cùng hạnh phúc.

Nguyễn Tuân mất, Marian bàng hoàng đến hàng tháng trời. Chính anh đã thảo bức điện chia buồn gửi Hội nhà ỵăn Việt Nam in trên tờ Văn học Xô-viết. Marian dành cho Nguyễn Tuân những lời đánh giá sang trọng nhất mà người ta chỉ có thể dành cho những bậc thiên tài. Anh gọi Nguyễn Tuân là nhà văn vĩ đại của thế kỷ 20. Đối với Nguyễn Tuân, một nhà văn tài hoa và độc đáo như ta đã biết – có lẽ cũng chẳng bao giờ nghĩ đến một ngày mình được ngợi ca như thế. Tình cảm của Marian đối với Nguyên Tuân thật là nồng nàn.

Khi tôi rời nước Nga, trở về Tổ quốc sau sáu năm du học, trước khi bay một ngày, Marian mời tôi đến nhà riêng của anh: – “Tôi muốn anh đcn ăn Tết trước với tôi!”. Marian nói, rồi đưa tay kéo tấm rèm che cửa để ánh sáng của mộl buổi chiều cuối năm ùa vào căn phòng bề bộn những sách và đầy ắp Nguyễn Tuân.

Chưa có đấu hiệu gì của Tết. Dưới kia, khu vườn trụi lá. Những bóng cây đen trũi như bị cái giá lạnh thiêu cháy. Tuyết vẫn lãnh đạm và dửng dưng. bay chênh chếch qua khung cửa sổ. Còn năm ngày nữa mới đến cái Tết của Marian. Nhưng trên bàn, Marian đã bày cây thông treo bùng biêng những chùm quả thuỷ tinh nhóng nhánh. Một mâm cơm thuần Việt, có bắp cải luộc, thịt nướng và nước mắm Phú Quốc.

– Tôi buồn quá, buồn quá. ông Khoa ạ. Thế là lại vắng thêm một người Việt nữa có thể nói chuyện được. Cụ Nguyễn bỏ tôi mà đi rồi. Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài cũng đã nghỉ cả. Chẳng ai còn gửi sách báo cho tôi nữa. Tôi là chuyên gia văn học Việt Nam mà chẳng biết văn học Việt Nam bây giờ ra sao?

– Vâng, tôi hiểu! Tôi hiểu, anh Marian ạ. Tôi đã đề nghị phòng văn hoá, Đại sứ quán chuyển đều đặn sách báo văn học cho anh. ở đó không thiếu gì cả.

– Bây giờ. quả thật là chẳng còn biết thế nào. – Marian cười buồn. – Tôi có cái mũ phớt mua ở Mỹ. Cái mũ đẹp lắm. Bạn tôi đưa đi mua. Tôi mấl cả buổi chiều mới chọn được ở New York một cái mũ ưng ý. Thế mà hôm qua đi trên phố Tverxcaia, một thằng thanh niên nhấc luôn cái mũ của tôi, đội lên đầu rồi cứ điềm nhiên đi qua trước mặt tôi. Một đứa khác lại lấy cán ô gõ lên đầu tôi. Nó làm như đầu tôi là cái mõ làng, bạ đứa nào cũng có thể gõ được. Bậy quá! Cái bọn côn đồ này, cứ phải quật cho chúng mấy can của cụ Nguyễn thì mới xong. Tôi buồn quá!

Khi tiễn tôi xuống đường, Marian như chợt nhớ ra điều gì. Anh trở lại phòng, rồi một lúc sau, anh lệnh khệnh bước ra, tay xách theo một chai rượu Wishky.

Marian vốn rất thích rượu.

– Tôi có món quà này. Tôi mua từ Mỹ đấy, chỉ có mỗi một chai thôi. tôi vẫn để dành, không dám uống. Giờ thì tôi muốn nhờ anh chuyển biếu cụ Nguyễn Tuân…

– Trời ơi, Marian, anh làm sao thê? – Tôi kêu lên sửng sốt. – Cụ Nguyễn mất rồi mà! Anh không nhớ cụ Nguyễn đã mất rồi sao?

– Vâng, tôi biết! Tôi biết chứ. Cụ Nguyễn mất rồi. Nhưng như thế không có nghĩa là lừ nay, ông cụ không còn được uống rượu nữa! Nên vậy, tôi mới nhờ anh. Anh rót giùm tôi chai rượu này xuống mộ cụ, và hãy nói giùm tôi rằng: Marian vẫn rất nhớ cụ. Marian có chén ruợu nhạt mời cụ đây…


Theo “Chân dung và đối thoại” – Trần Đăng Khoa

Exit mobile version