Nhằm nâng cao nhận thức, tầm quan trọng về biển đảo Việt Nam. Viện Truyền thông và Phát triển Nhân lực đã lên kế hoạch cho 200 tập ký truyền hình thực tế “Đất nước nhìn từ biển” – một cuộc hành trình từ Bắc vào Nam men theo bờ sóng hình chữ S. Dự kiến, tập đầu tiên của ký sự phát sóng vào đầu quý 2 năm 2022 trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam và nhiều đài truyền hình địa phương.

Đây là ký sự có ý nghĩa quan trọng trong việc hiện thực hóa Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết 26/NQ-CP ban hành ngày 05/03/2020 của Chính phủ và Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030… đồng thời “đánh thức biển”, khơi dậy, lan tỏa tình yêu biển đảo, nhận thức được tầm quan trọng, hiểu biết đầy đủ về biển đảo của Tổ quốc, biết bảo vệ di sản vô giá, giữ gìn môi trường biển trong mọi “công dân biển” và du khách đến với Việt Nam; khái quát được giá trị lịch sử, văn hóa, lợi ích kinh tế, địa lý, của biển đảo Việt Nam. Đưa ra được những thông điệp kêu gọi mọi công dân biển bảo vệ lãnh hải, môi trường, và tài nguyên biển vô giá để góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế theo đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Ký sự dài kỳ “Đất nước nhìn từ biển” sẽ khắc họa “chân dung biển Đông” và hệ thống đảo, quần đảo Việt Nam một cách đầy đủ, qui mô, xuyên suốt theo hệ thống, sống động, mới lạ, độc đáo và đầy ấn tượng, gắn liền với các văn hóa, tập tục của mỗi vùng miền và đặc biệt giàu tính nghệ thuật thông qua những thước phim đẹp – khuôn hình lạ cùng với lời bình sâu sắc, đậm chất văn học bởi đoàn làm phim dày dặn kinh nghiệm truyền hình, văn học, kinh tế: Đạo diễn NSƯT Nguyễn Lê Văn và Đạo diễn Tạ Quốc Lâm; Nhà văn, Nhà biên kịch Võ Thị Xuân Hà; Luật gia Nguyễn Xuân Khánh

Nội dung ký sự mang tính chất ngẫu hứng, bất ngờ, không dàn dựng hoặc sắp đặt bối cảnh một cách gượng ép. Các tập của ký sự chú ý nhiều đến điểm nhấn cảm xúc để đưa đến cho khán thính giả thưởng ngoạn một bức tranh hoàn mỹ, tinh tế, khai thác chi tiết cũng như toàn cảnh về biển đảo Việt Nam bằng những hình tượng nghệ thuật. Phong cách quay phim hiện thực, không bố trí các cỡ cảnh một cách khiên cưỡng và máy móc.

Ký sự dài kỳ “Đất nước nhìn từ biển” được xây dựng để quảng bá một cách có hiệu quả về các vùng hải đảo và các bãi biển đẹp, những địa điểm du lịch kỳ thú, giàu tiềm năng kinh tế nhằm góp phần thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào kinh tế biển Việt Nam nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. Ngoài ra, ký sự còn truyền tải những thông điệp tới công chúng để cùng nhau nâng cao ý thức bảo vệ biển, những di sản biển và giữ gìn môi trường biển trong giai đoạn hiện nay.

Hơn thế, những tập ký sự này không chỉ truyền thông “về quản trị biển và đại dương, quản lý vùng bờ; về phát triển kinh tế biển, ven biển; về nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển; về khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển; về môi trường, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế” mà còn đề cập đến vai trò quan trọng của ngành Dầu khí, Khai thác chế biến hải sản, Hải quân nhân dân Việt Nam trong vấn đề cụ thể hóa quyền, nghĩa vụ của Việt Nam trong việc thực hiện Luật, thực thi các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế về biển, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Đặc biệt, ký sự còn khắc họa chân dung “Đất nước bên bờ sóng”, phần lãnh thổ đặc biệt của đất nước Việt Nam một cách đầy đủ, qui mô, xuyên suốt theo hệ thống với những hình ảnh sống động, mới lạ, độc đáo và đầy ấn tượng, gắn liền với các huyền thoại, truyền thuyết của mỗi vùng biển đảo, để khơi dậy tình yêu biển đảo, nhận thức được tầm quan trọng, hiểu biết đầy đủ  hơn về biển đảo của Tổ quốc. Góp phần hiện thực hóa Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết 26/NQ-CP ban hành ngày 05/03/2020 của Chính phủ và Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030…

Toàn bộ ký sự có thể coi là “Bách khoa thư biển đảo” bằng hình ảnh đa sắc màu về biển đảo Việt Nam. Một tác phẩm nghệ thuật tổng hợp về phong cảnh thiên nhiên, con người, danh thắng, kiến trúc, phong tục tập quán, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng cư dân biển cũng như những lợi ích về kinh tế và du lịch mà biển và đảo đã đem lại từ nghìn đời nay và mai sau…

“Ký sự sẽ góp phần “đánh thức biển”, khơi dậy được tình yêu biển đảo, nhận thức được tầm quan trọng, hiểu biết đầy đủ về biển đảo của Tổ quốc, biết bảo vệ di sản vô giá, giữ gìn môi trường biển trong mọi “công dân biển” và du khách Việt. Ngoài ra, ký sự còn nhấn mạnh mục tiêu phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững về hệ thống các đảo để có bước đột phá về phát triển kinh tế biển, đảo, đồng thời xây dựng hệ thống đảo trở thành tuyến phòng thủ vững chắc.

Một số hình ảnh cán bộ Viện Truyền thông và Phát triển Nhân lực cùng thành phần đoàn làm phim