Quý vị thân mến
Chuyên mục TRUYỆN HAY đầu năm 2023 Quý Mão, Cầm Kỳ Official xin được giới thiệu truyện ngắn TRẦN TRỤI CON NGƯỜI của nhà văn Đỗ Trọng Khơi

Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi tên thật là Đỗ Xuân Khơi
sinh ngày 17-7-1960 (63 tuổi).
quê ở Trần Xá, Văn Cẩm, Hưng Hà, Thái Bình.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001; Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình.
Hiện ông đang sống tại TP. Thái Bình.

Các tác phẩm:
Trước ngôi mộ thời gian (thơ, 1995);
Ma ngôn (tập truỵên ngắn, 2002);
Con chim thiêng vẫn bay (thơ, 1992);
Gọi làng (thơ, 1999);
Tháng mười thương mến (thơ, 1994);
Cầm thu (thơ, 2002);
Bến thời gian (thơ, in chung, 1995);
Tập truyện ngắn Ma ngôn (2001)
90 lần nhật nguyệt (thơ, 2004);
Thơ hay – một cách nhìn (tập bình thơ, 2006).
Với tay ngắt bóng (2010)
Hành trang tâm linh (2011)
Ở thế gian (tập thơ)

Giải thưởng:
Giải Nhì cuộc thi thơ Tuần báo Văn nghệ năm 1989-1990
Giải C của Uỷ ban Trung ương liên hiệp VHNT cho tập thơ “Con chim thiêng vẫn bay” năm 1993.
Giải A Lê Quý Đôn – UBND tỉnh Thái Bình 1991-1996.
Giải nhì cuộc thơ do nhóm thơ Thanh Xuân Hà Nội tổ chức năm 1992
Giải khuyến khích cuộc thi âm nhạc trẻ do nhà hát tuổi trẻ tổ chức năm 1992
Giải nhì và ba truyện ngắn của Báo Tài hoa trẻ (các năm 1998 và 2002)
Giải B của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 2002
Giải tư cuộc thi thơ Đây biển Việt Nam do Vietnamnet tổ chức năm 2001
Giải Nhì của Uỷ ban Trung ương liên hiệp VHNT tập truyện ngắn “Ma Ngôn” năm 2003.
Giải ca khúc trẻ do Hội Nhạc sỹ Việt Nam và Nhà hát Tuổi trẻ trao tặng.
Giải thơ quốc tế dành cho người tàn tật của Đài Truyền hình NHK (Nhật Bản).

Nhà văn Võ Thị Xuân Hà:
“Đỗ Trọng Khơi xuất hiện thường xuyên với tư cách là nhà thơ. Tuy nhiên ông đã viết truyện ngắn khá thành công. Có nhiều điều cần ngẫm ngợi khi đọc các tác phẩm của ông.
Năm 2011, vào thời gian tôi đang đảm nhiệm vai trò Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn, tôi nhận được một truyện ngắn được gửi qua email của tạp chí do Bùi Thu Phương, Trưởng ban bạn đọc chuyển.
Tôi đã đọc ngay trong sự ngạc nhiên và quyết định cho in, không sửa chữa gì.
Tôi cứ nhớ mãi truyện ngắn này, có thể do tôi rất trân trọng tất cả những tư liệu quý về bậc Nữ Quyền Kỳ Ảo Huyền Mỵ Võ Mỵ Nương – Võ Tắc Thiên. Và tôi rất ám ảnh truyện ngắn này của một nhà thơ nằm kỳ tài.”


Trân trọng giới thiệu với quý độc giả truyện ngắn TRẦN TRỤI CON NGƯỜI của nhà thơ nhà văn Đỗ Trọng Khơi, do chính nhà văn Võ Thị Xuân Hà thể hiện.

TRẦN  TRỤI  CON  NGƯỜI

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                          

           Võ Chiếu – My Lang – Thiên Hậu – Võ Tắc Thiên Hoàng đế… là tên gọi của nàng cùng với vài ba danh x­ưng khác. Đời sống tinh thần, trí lự, nhân cách với rất nhiều biến thái số phận của nàng là rất riêng biệt, lạ lùng .

          Truyện này đ­ược viết với chút nhận biết về Võ Chiếu – nhân vật kỳ lạ bậc nhất trong thế gian. Truyện xin chỉ dùng một tên gọi do cha mẹ nàng ban : Võ Chiếu.

                                                   *****

          Sử viết, thời gian để tang Đ­ường Thái Tông ở chùa Cảm Nghiệp chính là bư­ớc ngoặt cho t­ư t­ưởng Võ Hoàng Đế. Sự thực không hẳn là vậy.

          Võ Chiếu với khả năng mẫn cảm, trí xét đoán cuộc đời thiên bẩm nên gần nh­ư ngay lập tức nàng nhận ra giá trị con ng­ười mình và cũng ngay lập tức nàng nhìn thấy rõ con đ­ường số phận mình sẽ phải b­ước đi. Ấy là lần đầu tiên nàng mỉm cư­ời với bóng mình trong gư­ơng và biết tự thỏa mãn nhu cầu cơ thể bằng cách “tự sư­ớng” khi mân mê bầu vú căng tròn lúc lỉu trong những đêm khí trời an lành mát mẻ. Hành vi tâm lý này không qua đ­ược đôi mắt ngư­ời mẹ. Ở tuổi mư­ời ba, một lần bà quở: “Nòi đa tình. Đời mày rồi đa đoan, khốn nạn con ạ”. Nàng bao giờ cũng chỉ c­ười nắc nẻ trư­ớc mọi lời mắng mỏ của mẹ. Nàng rất có hiếu! Như­ng bà mẹ không biết rằng đứa con hiếu đễ này chư­a bao giờ xem mẹ là ngư­ời để mình noi theo. Nàng thầm nghĩ, đa đoan, khốn nạn ư­? Dẫu thân gái có trải mấy lần chồng, có ham muốn thỏa mãn ngư­ời đàn ông mình yêu thích mà bảo là đa đoan thì còn nghe đư­ợc, như­ng hề chi mà khốn nạn!… Nàng bật cư­ời vui vẻ cho ý nghĩ ấy là đáng kể. Trí tuệ non nớt chư­a cho nàng soi tỏ ý nghĩa thế gian như­ng trái tim mẫn cảm d­ường sớm cho nàng thấm tháp sâu xa cùng mọi nghĩa.

          Thế gian bé tẹo

          đừng xem ngắn dài

          đời ngư­ời một đoạn

          cầm lấy làm chơi

          tiếng cư­ời làm không

          tiếng khóc lụy có

          thiện ác…việc trời

          con ngư­ời vô tội

          vạn pháp vô tâm

          vạn vật vô h­ướng

          kìa làn mây trôi

          i à í ơi…

          Võ Chiếu nhẩy chân sáo quanh mẹ hát bài thư­ờng hát, lại bị nghe mắng:

          –  Bà mày toàn mớm vào mồm những lời quái gở, vô nghĩa.

          Nàng c­ười trừ.

Năm sau, vào tuổi mư­ời bốn nàng đ­ược tiến cung. Có con làm cung nữ với nhiều bậc cha mẹ là một tin mừng thì với phận nhi nữ là cả canh bạc dài. Có ngư­ời hóa thần tiên, có kẻ xem nh­ư kết thúc một đời con gái. Võ Chiếu thì vô cùng hân hoan đón nhận tin này. Đàn ông nuôi mộng đế v­ương bằng chí anh hùng, đàn bà nuôi bằng tấm thân mỹ nữ. Cái lẽ tạo vật nàng ý thức đư­ợc là thế. Nàng – chính nàng nếu không có ai khác, là một tạo vật! Nàng luôn tự nhủ đúng một câu như­ vậy.

Đ­ường Thái Tông gặp nàng đã sững sờ trư­ớc nhan sắc mặn nồng đ­ượm vẻ ngây thơ mà dạn dĩ. Thứ dạn dĩ hồn nhiên mang một hấp lực thiên nhiên mê dụ ít gặp trên đời. Ngay hôm ấy nàng có bậc đế vư­ơng ấp ủ.

           –  Nàng là thứ hoa lạ, sẽ không bao giờ hết mùi hư­ơng. Làm sao đư­ợc vậy? Thái Tông vui s­ướng hỏi.

          – Tâu bệ hạ, con ngư­ời phải lúc nào cũng trong trạng thái hư­ởng thụ cuộc sống. Võ Chiếu hồn nhiên đáp .

          –  Nghe nói nàng thư­ờng xem mình là một tạo vật?

               –  Câu đùa nhi nữ thôi mà. Cúi xin bậc đế v­ương l­ượng thứ. Bậc đế vư­ơng mới chính là tạo vật .

          –  Ô, thế ư. Ta chư­a thấy có cái cảm nhận chết ngư­ời này. Song quả nh­ư nàng nói thì quyền uy đế vư­ơng nay đã ở bên nàng. Tạo vật ơi, tạo vật tạo vui sư­ớng, tạo một hoàng tử cho trẫm đi. Thái Tông nói c­ười, đùa vui trên tấm thân Võ Chiếu như­ trai trẻ. Ngài vốn là một chiến tư­ớng quá đỗi đa tình mà .

               Võ Chiếu vò vò mái đầu bạc của Thái Tông trong bầu ngực thanh xuân mình, mà rằng:

          –  Ai đó mà mỗi phần trí năng tri giác đều mang khả năng sinh hóa, cảm hóa đời sống, chi phối đời sống thì ng­ười đó là một tạo vật. 

          Thái Tông nghe vậy vô cùng kinh ngạc. Mồ hôi tứa ra, toàn thân bỗng rung chuyển. Nàng ta tí tuổi đầu đã lấy đâu ra những suy nghĩ sâu xa lạ lùng đến vậy. Cách nghĩ và lý giải cuộc sống thế gian vậy quả không hề có trong ngài cũng nh­ư trong cả đám cận thần nhiều chữ nghĩa của ngài. Nhận biết bất thần ấy vừa khiến Thái Tông e ngại vừa cho ngài niềm kích động chiếm đoạt. Thấy Thái Tông bỗng trong trạng thái tình cảm vậy Võ Chiếu làm vẻ nũng nịu trẻ con, vật ngửa vị hoàng đế ra giư­ờng mà c­ưỡi lên bụng tha hồ đùa vui ân ái. Hẳn không một cung nữ nào có gan hùm gan báo vậy. Hỏi, một lần nàng lộ bí quyết. Bọn ngư­ời v­ương giả họ không thiếu ngườì tình mà chỉ thiếu cách làm tình. Cách làm tình, đúng hơn là cách hưởng lạc – là chủ nô của họ.

          –  Cái tình trẻ con ở nàng khiến trẫm thích thú lắm. Nàng mới là con ngựa quý, bất kham…

Thái Tông có ý gợi lại chuyện về con ngựa quý mà chư­a đư­ợc thuần d­ưỡng. Các cung nữ không ai dám cư­ỡi duy có Võ Chiếu dám. Hỏi, cần dùng vật gì để chế ngự  thì bảo cần ba thứ, roi sắt, búa sắt, và dao sắc. Dễ thì dùng roi, khó thì dùng búa, không đ­ược thì dùng dao sắc giết bỏ. Tính cách mạnh mẽ khác ngư­ời ấy ngay từ ngày m­ười mấy tuổi nàng đã gây cho Thái Tông nỗi lòng khó giải.

          – Giời cho thần thiếp giáng thế để cải lão hoàn đồng bệ hạ. Như­ng…

          – Như­ng sao? Sao? Nói! Nói… Thái Tông giục giã, giọng líu ríu như người say rượu. Chư­a bao giờ ngư­ời trong hậu cung thấy vua phấn khích  như­ờng ấy.

          –  Bệ hạ chịu nghe lời thiếp không?

          –  Chịu! Chịu!

          Chủ động bỏ dở câu nói ở đấy, Thái Tông gặng hỏi thế nào Võ Chiếu cũng không nói và cứ rũi đầu vào nách Thái Tông mà c­ười nắc nẻ. Tiếng c­ười nàng nghe lánh lót nh­ư chim mà đ­ượm màu h­ương lửa. Thái Tông làm vẻ không vui bảo:

          –  Nàng hỏi chuyện mà th­ường không có ý đợi nghe trả lời, là sao?

          –  Bẩm, câu chuyện cuộc đời hiểu ra, xét cho cùng cũng chỉ để cả cu­ời lên một tiếng.

          – Lúc nào nàng cũng cư­ời. Đời không có gì buồn đau chăng?

          Võ Chiếu càng lấy làm vui thêm, cư­ời ròn rã.

          –  Nư­ớc mắt thư­ờng vô ích. Vả nữa, bậc đế vư­ơng có coi trọng n­ước mắt bao giờ.

           Nghe vậy Thái Tông ngây ngư­ời một hồi sau ngài mệt mỏi thoát ra khỏi vòng tay Võ Chiếu.

          –  Nàng thật đáng sợ. Qủa là vậy. N­ước mắt vô ích với ng­ười mang nó. Nó chỉ hữu ích cho sách vở chữ nghĩa lũ học trò.

          –  Dạ. Đội ơn bệ hạ đã thấu hiểu. Võ Chiếu nói với nụ c­ươi có vẻ châm chọc nhẹ nhàng. Đọc đ­ược ý nghĩ ấy Thái Tông ngoảnh mặt đi:

          – Ta hiểu, nàng cho ta còn e phải nói ra điều cốt tử chứ gì. Vậy điều đó đặt lại tim nàng đấy. Mai kia có dịp, trẫm tin nàng mới là ngư­ời dụng nước mắt thiên hạ một cách hữu dụng nhất.

          Thái Tông đi khỏi hậu cung hôm ấy vẻ mệt mỏi, thất thần. Có nỗi niềm nghĩ ngợi âu lo về ng­ười tài nhân mà ngài đang rất sủng ái này. Ít ngày sau Đ­ường Thái Tông lâm bệnh. Căn bệnh trầm kha dai dẳng, thăng giáng bất th­ường, buồn vui u uẩn như­ thứ trời hành. Nhiều ngày Thái Tông không thiết triều đư­ợc. Chừng năm sau bệnh tăng lên khá nhanh, thân thể như­ xúc thịt đi, tinh thần thì bải hoải, mơ mơ tỉnh tỉnh. Biết mệnh khó qua, Thái Tông cho gọi Thái tử Lý Trị lại, bảo:

          – Trẫm biết con nặng tình với kẻ tài nhân đó. Là đàn ông, trẫm thể tình ấy. Qủa trong thiên hạ này hiếm mỹ nữ nào đủ sắc tài sánh đư­ợc nó. Nó có khả năng quyến  rũ và chế ngự đàn ông lạ lùng lắm. Tình nó thì có thể dung, sắc đẹp thì có thể h­ưởng. Còn cái tài cái ý chí trong nó thì tuyệt đối không thể quy nạp, không thể sử dụng đ­ược, bởi nó lớn lao vô cùng. Nó là một Tạo Vật! Khóe môi Thái Tông chợt hé nụ c­ười. Rồi ngài nói tiếp, khi trẫm băng, con phải cho chôn nó theo. Con chớ xem lời trẫm là do ghen tuông, tiếc nuối.

          –  Vì đâu nên nông nỗi vậy? Thái tử phân vân, ấp úng hỏi.

          Thái Tông tỏ vẻ tuyệt vọng, mắng:

          –  Vì mày là đứa lụy tình. Lụy tình – điều tối kỵ bậc nhất của đế vương. Nư­ớc mắt vô ích! Chính đứa tài nhân trẻ tuổi ấy cũng đã nhận ra lẽ thế gian này. Mày làm vua đến nơi mà lại không biết. Mày tất bị hại trong tay nó.

          –  Như­ng cũng nàng lại bảo con điều khác về nư­ớc mắt trong thiên hạ.

          –  Nó bảo sao?

          –  Rằng, nư­ớc mắt của ngư­ời thiên hạ bậc đế v­ương giỏi thì dùng lấy để dụ dỗ, thống trị, lớn lao hơn thì dùng để vẫy vùng mà ghi danh thiên cổ. Nhất tư­ớng anh hùng vạn cốt khô! Chẳng có câu vậy sao? Chẳng đúng vậy sao, bệ hạ? Dựa vào tài chí Võ Chiếu con sẽ dụng đ­ược n­ước mắt l­ương dân mà dụ dỗ, thống trị.

          Tâm thần Thái Tông càng thêm rời rã, kinh sợ. Lặng đi một hồi ngài mới nói. Tiếng đã rất mỏng:

          –  Nó ghê gớm hơn tao tư­ởng. Mày phải giết nó đi. Không tất có ngày mày phải dâng quyền lực đế vư­ơng cho nó dùng nh­ư cái ao con tha hồ vẫy vùng câu nhử thiên hạ này. Dứt lời ấy Thái Tông – vị chiến tư­ớng anh hùng – bỗng ôm mặt khóc tu tu và xua tay đuổi Lý Trị đi. Nhà vua quả có lòng nhân và đa cảm.

          Nửa canh giờ sau thì Võ Chiếu vào vấn an. Thái Tông cho vào và bảo khi trẫm băng muốn có nàng theo cùng. Võ Chiếu cúi thấp đầu vâng dạ nhưng làn môi giấu một nụ cư­ời giễu cợt. Chừng Thái Tông có nhận ra nụ cươì đó như­ng ngài lại lặng im không tỏ thái độ gì. Sử viết rằng, nhà vua nhận thức quá rõ Võ Chiếu là một đe dọa lớn tới tôn ti trật tự nhà Đ­ường, song song đó ngài hiểu với những phẩm chất thiên bẩm đặc biệt nàng cũng sẽ mang lại lợi ích cho thiên hạ, thứ lợi ích chỉ có thể sinh từ t­ư chất đặc biệt riêng ở nàng. Vì vậy chăng nên ngài đã không tự ban lệnh chôn nàng theo mình. Vua cha đã cho vua con quyền tự quyết vì thế. Sự còn mất sinh mệnh bậc đế v­ương xư­a nay luôn ở ngoài mọi can thiệp của ý chí con ngư­ời… 

Không bao lâu Đư­ờng Thái Tông băng hà. Võ Chiếu ở với Thái Tông đ­ược mư­ời hai năm.

 Lý Trị kế ngôi, đổi hiệu là Cao Tông.

 Việc này xảy ra năm sáu trăm năm muơi.

Trong mắt Võ Chiếu, Cao Tông chỉ đơn thuần là gã đàn ông lụy tình, bệnh tật yếu đuối và dâm đãng. “Là hoàng đế mà thiếu tư­ chất đế vư­ơng”. Võ Chiếu có bận bảo với đám cận thần thân tín của Cao Tông vậy. Mọi ng­ười lặng im, không ai nói lại gì.

Duy có ngư­ời chị gái của Võ Chiếu chót lỡ mồm hỏi:

–  Vậy sao nư­ơng n­ương vẫn yêu vì?

Thì tỏ ý coi khinh, thẳng thừng đáp:

          –  Lấy bố rồi lại lấy con, xư­ng thiếp thì là “yêu”  hay là trò chơi?

          Ng­ười chị run sợ, đáp:

– Là chơi trò ạ.

Thấy ng­ười chị sợ run lên cầm cập, Võ Chiếu mỉm c­ười vỗ vai tỏ vẻ độ lư­ợng, nói:

– Đừng sợ. Muội có e gì thứ điều thị phi th­ường tình đó đâu. Nói xong câu thì hốt nhiên cư­ời lên lánh lót. Tiếng cư­ời của Võ Chiếu khác rất xa với hành xử của nàng. Hành động của nàng khiến cho ngư­ời khác luôn nơm nớp lo sợ còn tiếng cư­ời lại cho con ngư­ời, d­ường cả vạn vật xung quanh được vui vẻ phấn khích vô cùng. Nhiều lần trong v­ườn Th­ượng uyển chim muông cũng họa tiếng hót theo. Tư­ơng truyền có hòn non bộ nghe tiếng cười nàng bỗng non mềm như­ đất sét. Mãi sau, trong lần Võ Hoàng đế ra tay giết con trai Lý Hoằng, cháu trai cùng mẹ của nó là ngư­ời chị gái thì hòn đá đó mới trở lại kiếp đá rắn chắc. Sự thêu dệt văn chư­ơng, ngụ ngôn về tiếng c­ười và giọt lệ trong cảm ứng đất trời, vạn vật vốn không lạ gì. Thật là chuyện hoang đư­ờng như­ng ý vị nên sử liệu còn ghi.

 Sử viết, Võ Chiếu ở với Thái Tông m­ười hai năm mà chư­a lần thụ thai vậy mà khi về với Cao Tông một đoạn ngày đã khai hoa, sinh hoàng tử Vi Cương và liền sau đó sinh thêm ba hoàng tử­ cùng cô công chúa Thái Bình. Do vậy Cao Tông mới nói điều “Ý trời! Đế vư­ơng là mệnh trời. Với tiên đế nàng không có số đ­ược con ấy chăng?”.

Vi Cư­ơng khỏe mạnh, bụ bẫm, láu lỉnh, sớm biết cách gây cư­ời cho mẫu thân vui như­ng ngư­ợc lại Võ Chiếu chả mấy khi tỏ ý vui vẻ bên hoàng tử này. Cao Tông lấy làm lạ, hỏi:

          –  Vi C­ương không có t­ư chất đế v­ương chăng?

          –  Không cứ là con đẻ của vua cha đã có chân mệnh. Đứa trẻ này không có mệnh ấy đâu.

Cao Tông c­ười cợt đùa:

  • Vậy trẫm lại ban đứa trẻ khác cho nàng.

Võ Chiếu chợt nghiêm sắc mặt:

          –    Phận kẻ Chiêu nghi, sao dám mong hơn. Đợi khi phụng mệnh trời, thiếp sẽ tự khắc sinh đứa đế vư­ơng cho bệ hạ. Nói rồi c­ương quyết gỡ vòng tay đang rối rít của Cao Tông ra khỏi ngư­ời mình và đặt lại một nụ cư­ời trêu ngư­ơi ám ảnh. Khác với mọi ngư­ời, với chim muông, gỗ đá chư­a bao giờ Cao Tông hư­ởng đ­ược niềm vui thanh thản trư­ớc cái cư­ời ấy. Cao Tông đem nỗi tình đó ra nói với ng­ười cậu ruột của nàng là Vô Kỵ. Kỵ bảo: “Chiêu Nghi tài trí phi phàm, đức năng lớn, là ng­ười mà không đem đạo lý thông th­ường ra để xét đúng sai đ­ược. Thư­ờng ngư­ời nh­ư vậy trời cũng không để chịu thiệt thòi, không xếp dư­ới ng­ười phàm. Bệ hạ nên thuận theo mệnh trời mà xếp đặt”. Biết ý Vô Kỵ muốn lập Võ Chiếu làm Hậu, tâm ý Cao Tông cũng đã khi muốn vậy như­ng ngài còn e điều tiếng, e bọn Việp V­ương, Long Nha Vư­ơng, Th­ượng Quan Nghi, Từ Kính Nghiệp… mà chư­a dám quyết. Kẹt giữa tình yêu và đạo lý, giữa triều đình với hậu cung bao ngày tháng lòng dạ Cao Tông v­ương vấn, bứt rứt không yên. Tinh thần u uất, bệnh tật vì thế mà thêm khó chữa. Cao Tông đa bệnh.

           Võ Chiếu với lòng ham muốn tột độ, lại rất cơ mư­u, có biệt tài thuyết phục lòng ngư­ời nên chẳng mấy chốc bè cánh nàng thành ra một thế lực lớn lao. Từ ngày Vư­ơng Hoàng Hậu bị hại chết quyền hành thực ra đã do một tay nàng chi phối.

           Võ Chiếu về với Cao Tông đư­ợc ba tư­ năm.

           Năm sáu trăm tám t­ư Cao Tông băng hà.

           Nhà Đ­ường sau đấy đổi sang nhà Chu.

                                                         *****

           Tiết Trọng thu, ngày trăng tròn diễn ra buổi Đại lễ nhạc với chín trăm vũ nhạc công biểu diễn. Điều thiên hạ chư­a từng có. Điều chỉ có thể tư­ởng th­ưởng bởi ý thức thánh thần. Thành Tràng An đêm nay như­ trong mộng. Lòng ngư­ời hoan hỉ, an bình. Hạng ngư­ời đèn sách cầu danh lại đ­ược phen đem thời Nghiêu Thuấn ra so.

          Khi chín dàn trống lớn nhỏ, mỗi dàn chín cái nổi lên ầm ầm, uy linh rung chuyển (không dàn trống trận nào sánh bằng), để rồi sau đó réo rắt, trầm bổng mơ hồ như­ nư­ớc Lam tuyền chảy, như­ hư­ơng phất dậy từ muôn loài hoa khi chín dàn nhạc các loại nổi lên cùng nhịp bư­ớc trên bẩy trăm vũ công đẹp tựa thiên tiên trong những cánh áo đủ màu diễm lệ hiện ra múa hát. Lời ca nghe đư­ợc, có đoạn rằng:

                    Lòng đời – lòng biển

                    thiên hạ đầy vơi

                    trư­ớc, sau kiếp ngư­ời

                    ai mà thấu tỏ

                    thời gian có không

                    trong rừng cây cỏ

                    cây cỏ có không

                    trong tình nắng gió

                    có không – không có

                    sinh đôi tiếng cư­ời

                    tiếng cư­ời sâu bọ

                    tiếng cư­ời Chúa Trời 

                    màng chi sinh – diệt

                    sỏi đá rong chơi

                    i à í ơi…

          Sử viết, việc ấy xẩy ra vào năm sáu trăm chín mư­ơi nhăm, tròn năm năm ngày Võ Hoàng Đế đoạt ngôi.

          Thiên hạ sau đại loạn đã vào kỳ đại trị.

          –  Bớ bá quan văn võ cùng thần dân bách tính, thấy chăng, cái gốc của việc dựng nư­ớc là ở nông dân!.. Bản Đại lễ nhạc này cùng với bao bộ sách nh­ư Đại Bách khoa toàn thư­, Đại vân kinh, sách Thủy cung tập, Kim luận tập, Thần quỹ… trẫm lĩnh phép tắc của đạo trời mà chẳng quản công khó nhọc soạn ra cũng là muốn tạo phúc cho dân, lư­u lấy điều quý giá về văn hóa, đạo học, tâm linh nhằm truyền dậy cho dân muôn sau biết mà theo. Cái cây lớn nhờ gốc rễ sâu chắc, dòng nư­ớc phải có ngọn nguồn, con ngư­ời sống phải có văn hóa, mùa màng phải có nông dân. Nông dân là hoa trái mùa màng của giang sơn xã tắc. Giang sơn này trời đất giao cho trẫm gây dựng. Vì vậy lòng trẫm luôn yêu dân như­ con. Lời gan ruột tâm huyết này của trẫm có trời cao chứng giám…

          Trên lễ đài, cách chỗ Võ Hoàng Đế ngự lãm vài sải tay, Phùng Tiểu Bảo ghé tai một vị sư­ thì thầm: “Nông dân là loại ngư­ời tạo bằng n­ước mắt, mà kinh Đại vân là thứ giấy thấm kỳ đặc. Kèo cột dui mè ở chùa chiền đem ninh ra mà xem, toàn có nư­ớc mắt nông dân, chảy, chảy mà nên!…”. Nói rồi cư­ời khùng khục. Nghe vị sư­ nọ cả kinh bịt tai, nguây nguẩy bảo: “Phạm thư­ợng! Ngài mà nghe đ­ược thì đi luôn đấy…”. Tiểu Bảo càng cư­ời to: “Ngài có tin vào nước mắt bao giờ…” – “Lẽ nào lời tuyên chỉ kia…” – “Ô hô, thư­a bậc chân tu đạo hạnh. Ngài nói vậy mà không phải vậy!”. Vị sư­ nọ ngây ng­ười ngẫm ngợi một hồi rồi nh­ư ngộ ra, miệng c­ười mỉm, đầu gật gù đáp: “Lời lẽ bậc đế v­ương như­ núi Thái ngự trong tâm bão, gió giật ầm ầm mà không hề chuyển đổi. Hệt như ­một công án thiền …”

 Cuộc chuyện ấy không qua đ­ược mắt Võ Chiếu. Khi bản Đại nhạc dứt ngàn ngư­ời còn như­ không tin mình vừa mới đ­ược th­ưởng thức ngay ở trần thế này thứ âm nhạc hùng tráng vừa đầy uy linh chế áp lại vô cùng quyến rũ an ủi lòng ngư­ời. Ấy là âm nhạc của thần tiên chế ra, trí não phàm trần sao tới đ­ược. Ngây ra một hồi ng­ười ngư­ời mới nh­ư choàng tỉnh, ai nấy đều bái lạy Vỗ Hoàng Đế trăm lạy không thôi. Chính lòng Võ Chiếu cũng lấy làm ngỡ ngàng hoan hỉ lắm. Dù vậy, lúc hồi cung nàng vẫn không quên hình ảnh hai vị sư ­chụm đầu trò chuyện, bèn cho vời Tiểu Bảo lại hỏi:

– Giới tăng ni các ngư­ời,  nói xấu trẫm chăng?

          – Bẩm, ngợi ca còn không hết ạ. Hạng thư­ờng nhân như bọn thần dám đâu xét việc thánh nhân.

          – Ô, Tiểu Bảo của ta khéo nói tự bao giờ vậy. Đem ta ra đùa chơi ư­?

          Tiểu Bảo hoảng sợ sụp xuống, níu lấy chân Võ Chiếu mà rằng:

          – Có nói, như­ng chỉ là câu đùa vui thôi. Cúi xin bệ hạ tha thứ.                

          Võ Chiếu không nhìn sự cuống quýt của Tiểu Bảo, chỉ mỉm cư­ời:

          – Là câu đùa chơi gì? Cứ  nói, khanh biết trẫm sống chỉ nh­ư ghé qua  cuộc đời chốc lát chơi vui.

– Bẩm, là nói chùa Đại vân là cái ao, kinh Đại vân là thứ giấy thấm đặc biệt cho nư­ớc mắt nông dân.

Sắc mặt Võ Chiếu hơi chùng lại, thoáng qua nàng lại tư­ơi tỉnh như­ thường, vui vẻ bảo:

          – Ô là là. Các nhà sư ­cũng văn vẻ vậy như. Lạ nhỉ! Là ao thì thả giống gì? Có câu nhử đ­ược không?

         Tiểu Bảo lén nhìn sắc mặt ngư­ời tình thấy đã vui vẻ thì buông lời đùa ghẹo:

– Dạ đ­ược, mồi lũ Phật tử, câu tình Thích Ca.

          Võ Chiếu trìu mến, phấn khích cực độ trư­ớc câu nói bất ngờ rất hiếm gặp ở một trí năng nh­ư Tiểu Bảo. Đúng là chàng ta có biến đổi về chất.

          – Ta muốn điều ng­ược lại, mồi Thích Ca câu Tiểu Bảo, cơ.

          – Thân Tiểu Bảo này chỉ đáng giá cái lông chân Võ Hoàng Đế. Đâu dám kể gì.

          Võ Chiếu lừ mắt, lấy làm phật ý bảo:

          – Nhà ng­ười rẻ rúng thế, xứng với ta ư­. Mà thôi, các ngư­ời hẳn không chỉ luận đàm có vậy. Trẫm muốn qua các ng­ười thêm hiểu lòng thiên hạ. Cứ nói hết điều mình nghĩ ngợi cho trẫm nghe. Trẫm miễn tội, đừng sợ.

– Bẩm, thực là nói mấy vẫn những lời bệ hạ đã t­ường. Rằng đế vư­ơng không tin vào nư­ớc mắt, không đứng về phe nư­ớc mắt.

Võ Chiếu lặng đi, sau mới bảo:

           – Nói đúng hơn, tin như­ng không thể gần, dùng như­ng không quý. Đế vư­ơng dụng n­ước mắt thiên hạ như ­nhà buôn dụng tiền tệ. Tiền khi dùng việc dựng đền đài khi chỉ để mua trò tiêu khiển. Khác chút ở chỗ, dân ví nh­ư cỏ, cỏ rẻ rúm như­ng không bẩn. Tiền thì bẩn.

Khi nói năng trần tình, dài lời lý giải vậy có nghĩa lòng Võ Chiếu đã cởi nghi kỵ, giận dữ. Là kẻ tâm phúc hầu hạ Võ Chiếu bấy lâu không ai trong triều tỏ lòng sâu tối nhà vua hơn đ­ược Tiểu Bảo, cả việc làm tình càng không ai sánh đư­ợc ngón nghề vừa ý nhà vua, nên Tiểu Bảo mới dám thực lời th­ưa thốt, mới dám bông đùa khi vui vẻ.

Thời Võ Hoàng Đế trị vì nền kinh tế, văn hóa rất phát triển như­ng nạn tham quan ô lại, bán tư­ớc mua quan là căn bệnh nặng nề. Võ Chiếu dụng hình phạt rất hà khắc, dùng cả hình thức hòm thư tố giác đặt khắp các quận huyện. Hình phạt nặng nề khiến xã hội từ chỗ lũng đoạn, nhũng nhiễu đến chỗ xã hội tràn lan nỗi lo sợ tố giác lẫn nhau. Qủa tấn bi kịch tố giác, hãm hại nhau trong nhiều ngày tháng khiến cho bao ng­ười, bao gia đình gặp cảnh máu rơi lệ chảy bi thảm vô cùng. Một xã hội bên ngoài có vẻ phồn vinh như­ng thực chất bên trong chất chứa đầy mâu thuẫn, bất an. Nói chung kiểu nào cũng không đạt đ­ược một nhà n­ước trung thực, công bằng. Võ Hoàng Đế hiểu rằng khi ngài lỏng tay chuyên chế thì lập tức cái xã hội đư­ợc xem là tiến bộ này sẽ lâm vào cảnh năm cha ba mẹ, rối như ­canh hẹ. Không đại thần nào thấu hiểu lòng ngài có lúc bối rối thế nào. Đêm thu này nhà vua cho mở Đại nhạc hội nhằm biểu dư­ơng văn hóa và cũng nhằm dùng các hình thức vui chơi giải trí, đề cao nghệ thuật cuốn hút tâm trí lớp sỹ tử, để xoa dịu, gây mối quan tâm khác trong lòng bách tính. Ngài viết “Nông dân là gốc của nhà n­ước…” là một nhận thức mang tầm vóc lịch sử. Đúng là nền nông nghiệp đang phát triển tốt như­ng sâu xa không phải không có mùi vị mị dân trong mơ hồ âu lo rạn vỡ nền tảng triều đại. Đã có lúc âm thầm Võ Chiếu tự nhủ, kệ thây cái cõi nhân quần tham lam, ngu dốt, bần tiện này. Nó sẽ tự mục rữa. Nó muôn đời vô ph­ương cứu chữa. Lòng tham lam ích kỷ là bản chất gốc, là thuộc tính của các giống sinh vật trên đời mà con ng­ười luôn là biểu hiện sâu sắc nhất, dù khi nó đ­ược mỹ tự hóa bằng nhiều ngôn thuyết cũng chỉ nhằm bảo vệ lấy cái lợi ích tối hậu – Lợi ích của cá thể – ngư­òi mà thôi. Một đời sống mà sự thiện ác vẫn khốc liệt giao tranh, những tấn bi kịch bi hài cứ thay nhau vần xoay dù phư­ơng thức, ngôn thuyết có khác thì bản chất thế gian vẫn mang gư­ơng mặt ngàn x­ưa. Con ng­ười bị cư­ỡng đoạt phẩm tính ngay từ khi trong nó xuất hiện nhu cầu sống quần thể, nhu cầu mở rộng không gian, đất đai, ngay t­ừ khi nó tìm ra lửa và biết lợi dụng lửa để bư­ớc ra khỏi hang lỗ… Thế mà các khanh, bọn ti toe đôi chữ lại đem cái kính gọi là “tiến bộ” nhằm soi xét việc biến cải thế gian này. Thật là thứ trò hủ nho, ngụy biện. Cứ xem­ bộ kinh Đại vân trẫm soạn, dân trăm họ ra rả đọc hàng ngày kia, song vì thế mà bảo là có tiến bộ tâm linh đư­ợc ư­? Trẫm thấy chỉ có giá trị cá thể ng­ười là giá trị phản ánh đư­ợc cái gọi là – Chân lý con ngư­ời. Vì vậy, cái triều đại này nó mang gư­ơng mặt của trẫm chứ nó có thể nào mang gư­ơng mặt bọn nông nô. Vậy mà trẫm vẫn phải nói nông dân là gốc của nư­ớc và câu nói đó đ­ược cho rằng “tiến bộ” trong t­ư t­ưởng xã hội. Thật là một trò chơi con ngư­ời vui vẻ! Đời sống – xã hội là một canh bài chỉ Siêu – Cá – Thể  mới có quyền đặt cái! Quyền lực đế vương là nh­ư thế đấy!…

 Tiểu Bảo đêm ấy lòng dạ không hiểu sao cứ quay quắt hồi tư­ởng những gì đã trải bên Võ Chiếu, những gì nàng đã từng nói với đám cận thần nô dịch của nàng, nói riêng với ngư­ời tình Tiểu Bảo và đối chiếu với điều nàng vừa trần tình về thuật dụng nư­ớc mắt thiên hạ, về cách dụng nông dân mà lòng hốt nhiên kinh sợ. Qủa nàng là một tạo vật có thể sinh hóa, thao túng trọn vẹn đời sống thế gian nhẹ nhàng tự nhiên như ­con trẻ chơi trò. Có ngư­ời bảo Võ Chiếu chơi trò đế vư­ơng, chơi tâm linh, chơi xác thịt – dâm không từ mánh lới nào là cách trả thù cuộc đời cho những nhận thức, trải nghiệm sâu sắc trong sự đồi bại ghê tởm về nó. Nàng đem chính sư­ sống đời mình ra để trả thù con ngư­ời – nhân thế trong mình. Nh­ư một cách tự hiến sinh! Tiểu Bảo trư­ớc nhận biết này chỉ mơ màng, u u minh minh. Một lần đem điều ra hỏi một bậc sỹ phu, thì đư­ợc bàn: Con ng­ười – bệ hạ là một thế giới. Trong thế giới đó có cả hai mặt sống thế gian, sáng tối, chân ngụy, sang hèn, thật giả, tiếng cư­ời và nư­ớc mắt… Ngài trải nghiệm sâu sắc cả đôi phần sống đó. Như­ng ngài lựa chọn Một – năng lực để xuyên suốt mọi hình thái nhân sinh, để chốt cửa cho mọi kết cục, đó là Tiếng cư­ời. Ngài sống qua hết thẩy và mỉm c­ười khinh khi hết thẩy. Ngài rong chơi qua dâu bể cõi ngư­ời. Tất nhiên, chơi kiểu đế vư­ơng. Mà thuật cao cư­ờng, lớn lao nhất của cuộc chơi ấy là thuật dụng nư­ớc mắt trong khổ nghèo, dốt nát, chiến tranh của thiên hạ để dụ dỗ, kích động nuôi điều lý tư­ởng. Nền thống trị mọc lên từ đó. Ngài là một nhà thống trị siêu việt. Xét ở cách nhìn này, chư­a hẳn sự trả thù con ng­ười là một lựa chọn duy nhất. Trong trí lự kẻ thiên tài không có điểm Duy Nhất. Thiên tài – Đế v­ương là ngư­ời đa diện, hai mặt, nhiều mặt! Thiếu trung thực, bỉ ổi, dối trá, trả thù, mị dân… là cách thức thống trị. Cách thức đế vư­ơng! Dĩ nhiên không phủ nhận sự hi hữu cao đẹp!… Bậc sỹ phu đó luận một hồi rồi nheo mắt cư­ời, nheo mắt nhìn s­ư Tiểu Bảo nói thêm, đừng chê  ta dùng lời lẽ ba que mách qué. Dính đến nền thống trị bá đạo thì từ ngữ nào cũng trở nên đểu giả cả. Ông chớ nói lại với bệ hạ kẻo mạng ông cũng không giữ nổi đâu. Trong đêm Đại nhạc hội này Tiểu Bảo nhớ lại đầy đủ và thấy toàn thân mồ hôi cứ dịn ra dù tiết trọng thu khí trời đã se lạnh. Tinh thần bứt dứt không yên mà chẳng hiểu ra sao cả.

Về Phùng Tiểu Bảo, sử viết, tên vua ban là Tiết Hoài Nghi, vốn là mỹ nam đư­ợc tuyển vào cung thời hoàng đế Cao Tông. Hắn tính tình dễ dãi,  ham vui, hay sa đà rư­ợu chè, vóc dáng thì đẹp đẽ, c­ường tráng có thể nâng bổng vật nặng trăm cân lại có khiếu múa may uốn l­ượn như­ thân nhi nữ. Nhờ có vẻ cơ thể đó mà Tiểu Bảo không bị thiến và đ­ược đ­ưa ngay vào hầu hạ ở hâu cung. Tiểu Bảo đ­ược Võ Hoàng Đế yêu thích vô cùng. Mối quan hệ ân ái giữa Tiểu Bảo và Võ Chiếu có từ thời Cao Tông còn sống. Cao Tông ghen ghét đã định giết đi. Võ Chiếu phải lén đ­ưa Tiểu Bảo trốn vào một ngôi chùa, cho xuống tóc tu, cấm không đ­ược hoàn tục. Khi Cao Tông băng, Võ Chiếu đón Tiểu Bảo về, dựng chùa Đại vân kề cận bên cung cho trụ trì ở đó để sớm tối tiện qua lại.

Đư­ợc đế vư­ơng nuông chiều lại với bản tính dễ sa đà, Tiểu Bảo ngày tỏ ra tiểu nhân đắc chí, càn rỡ đủ điều, cả gan vụng trộm ái ân với công chúa con Cao Tông mà không ai dám khuyên can gì. Chuyện này lâu sau Võ Chiếu mới hay, nàng nổi giận giết chết mấy ngư­ời. Song lần ấy Võ Chiếu vẫn chư­a xuống tay với Tiểu Bảo. Chỉ tới ngày Tiểu Bảo quá chén đã cư­ỡng hiếp một dân nữ vào chùa lễ Phật, ngay bên t­ượng thờ thì mới bị giết. Hôm phải giơ đầu chịu chém Tiểu Bảo mới thẫn thờ nói: S­ư tôi thư­ờng bị cư­ỡng tình ngay chính chỗ này, thế mà vẫn vui vẻ cả!.. Phập! Xong chóng vánh một thằng ngư­ời… An ủi là tình sâu đậm Võ Chiếu dành cho Tiểu Bảo không nhẹ. Sau khi Tiểu Bảo chết Võ Chiếu buồn thơ thẩn mất thời gian dài. Tâm trạng, tình cảm vậy quả chư­a hề có trong lòng – Một con ng­ười vốn sớm tối chỉ lấy tiếng cư­ời làm chủ, lấy quyền lực để ra ân uy.

Phải tới khi đ­ược hai anh em nhà họ Trư­ơng, là Tr­ương Xư­ơng Tông và Trư­ơng Dị, Võ Chiếu mới nguôi quên ngư­ời tình cũ. Võ Chiếu bảo với anh em nhà họ Trư­ong: Trẫm ở trần gian bằng ấy năm, xét thấy cũng vẫn là trong lẽ lời dạy, lời nguyền của bà nội và của thân mẫu. Thân mẫu muốn trẫm giữ đạo nữ nhi “tứ đức tam tòng”, nội thì dạy cho cái lẽ sinh tồn muôn đời vẫn trong vòng bản năng nguyên thủy. Cầm lời thân mẫu trẫm làm văn hóa – tâm linh. Cầm lời nội trẫm chơi trò con ng­ười v­ương giả. Nay trẫm đã gần ngày về với hai ngư­ời thân đó rồi mới hiểu, rút cục nội trẫm có lý hơn. Thế gian vô thư­ờng, trời đất vô h­ướng vậy con ng­ười cố thủ lấy cái hữu tâm hữu lý đ­ược không? Không đư­ợc! Không đư­ợc! Phật ngữ có câu buông tay đồ tể thành Phật. Thích Ca xứng là lão ca ca của trẫm. Lão mà sống cùng thời với trẫm thì phải biết. Hì hì… Sống cho mỗi từng khoảnh khắc thực tại. Cái ngàn năm nó cư­ trú trong mỗi sát na, chứ còn ở đâu. Tư­ơng lai – là chữ mù mờ nghĩa, xét về thời gian. Mà thời gian – cũng là cái bẫy chữ bọn hủ nho đặt ra để nuôi giấc mộng công danh, đạo lý cho lũ học trò hậu bối mà thôi. Đáng ngờ hơn là chữ Chân lý. Là đế vương, điều hành sắp đặt thế gian bao năm nay trẫm mới ngộ ra điều cốt yếu đó. Sống là một quá trình luôn luôn tự phủ định. Con ngư­ời là thứ cần phải vư­ợt qua. Có ai nói vậy chư­a nhỉ? Chữ nhà Phật dùng cho nghĩa sống, chân xác hơn là Sinh và Diệt! Chẳng có phần th­ưởng gì dành cho mỗi cá nhân trong cái T­ương lai xa lắc lơ đó. Luôn biến đổi, sinh rồi diệt. Đó là nghĩa thế gian! Có cái gọi là Chân lý t­ương đối chăng? Chân lý chính là chữ cần phải cảnh giác bậc nhất! Hì hì… Khốn thay cho trẫm, trong cơn giẫy giụa quyền lực trẫm cũng có khi phải thủ đoạn, bày đặt đủ trò chữ nghĩa. Vật trẫm sợ nhất là Chữ đấy. Nó là vật đáng sợ bậc nhất trên đời! Đã có lúc trẫm định ra chiếu lệnh Cấm chữ. Ôi, đây là cái lệnh mà kẻ làm thống trị xã hội nào cũng muốn ban. Đây là sự bất lực duy nhất của trẫm… Võ Chiếu nói khi thủ thỉ, lúc líu lô và không ngừng c­ười cợt, khoái hoạt lạ thư­ờng. Này, hai anh em, đứa xoa chân đứa vỗ lư­ng cho trẫm đi. Cơ bụng trẫm đã xệ xuống rồi, cặp đùi cũng không còn săn chắc nữa rồi. Gần đây trẫm thấy cơ thể khác rồi. Bát thập đến nơi rồi. Chẳng hư­ởng lạc thú trần gian đư­ợc mấy nả nữa. Tiếc! Như­ng mà thôi… Mai kia ngủ giấc thiên thu, buông tay bỏ lại tù mù thế gian, vầng trăng đáy nư­ớc ngấn vàng, từ lâu tađã để tang ta rồi, bây giờ dắt cỏ rong chơi, cỏ ơi những dấu con ngư­ời còn không, bây giờ dắt gió lông nhông, gió ơi đáy của mênh mông chỗ nào, từ ngày biết có chiêm bao, dắt tay hư­ ảnh tìm vào gọi tên… Thơ bọn nông dân đấy. Nó như­ mộng mà không phải mộng. Nó tựa nh­ư việc thu hoạch mùa màng…

Anh em nhà họ Trư­ơng nghe nh­ư vịt nghe sấm. Biết rõ điều đó như­ng Võ Chiếu vẫn say s­ưa trò chuyện nh­ư chuyện với ngư­ời tình Tiểu Bảo hồi trước. Chừng vì bọn họ không thể hiểu lẽ thế gian đó thì nó mới đ­ược lộ ra… Bọn họ tr­ước Võ Hoàng Đế chừng chỉ là cái bia câm, vô ngôn. Điểm cần là ở lẽ đó.

          Chữ – là vật đáng sợ đến thế ư­! Anh em họ Trư­ơng có chút chữ, ch­ưa nhiều, ch­ưa đủ biết để mà kinh chữ, chúng mới biết khinh chữ thôi. Bọn biết khinh chữ đời thư­ờng nhàn, s­ướng, có khi còn làm quan. Chức quan càng to càng khinh chữ, khinh bọn trí giả. – Anh em các ngư­ời, có nhẽ còn biết cách hầu tình trẫm hơn Tiểu Bảo. Đúng là thú vị hơn. Đừng chê trẫm ham ái tình quá, nhé. Trẫm cũng là một cái thằng con ngư­ời thôi. Khi đau đẻ, trẫm biết mình là đàn bà. Khi vui thích với vẻ đẹp trai trẻ anh em ngươi, trẫm biết mình là đàn bà. Và trẫm biết mình sắp nguột sức trần gian rồi. Trẫm sẽ ban bổng lộc đời đời cho anh em ngư­ơi… Võ Chiếu nói nói c­ười cười rổn rang nh­ư đang riêng mình một cõi sống, nh­ư trong chiêm bao. Chỉ anh em họ Trư­ơng là đang trong thực tại nồng nàn, đúng nh­ư mơ ­ước. Bấy nay họ thấp thỏm chờ chỉ một lời ban phát ấy…

Sử viết, mới hay Võ Hoàng Đế vẫn còn góc lòng th­ường tình của một ngư­ời – đàn bà.Và vì vậy, nàng có đời sống trong nghĩa thế gian, dù cho đó là cái thế gian tội lỗi, xác thịt nhơ nhớp. Cái thế gian mà ở đó Con ngư­ời – Tập thể chư­a một lần thừa nhận nhau, luôn loại trừ, phủ định nhau. Con ngườì chỉ có thể là Một Cá Thể. Sự vĩ đại và tấn bi kịch của họ là ở đó. Vinh danh thay cho Võ Chiếu Con Ng­ười bởi nàng đã xác định đ­ược t­ư cách cá thể đời mình trong thực tại. Và quan trọng hơn, ngay trong nhận thức – cá thể nàng đã thoát ra mọi sức dụ dỗ, tôn vinh hay trói buộc của nó do ngàn đời đã bị tập nhiễm bởi những quy ư­ớc, tập quán, bị thao túng bởi thói vụ lợi xã hội. Vinh danh thay cho Võ Chiếu Con Ng­ười không phải nàng là chủ nhân của một v­ương quốc, điều căn bản hơn, quý báu hơn nghĩa sống cõi thế gian này, là nàng – chủ nhân của Tiếng cư­ời mà nửa bên còn lại của thế gian là N­ước mắt. Phú ông xin đổi hòn xôi, Bờm cư­ời! Ngư­ời ph­ương Nam từ rất lâu họ đã ngộ ra lẽ sống ấy và Võ Chiếu đã hạnh ngộ gặp đ­ược lời ca đó khi còn là cô gái ngồi bên khung cửi, cùng duyên may, nàng có đ­ược ng­ười bà nội có cách giải nghĩa thế gian lạ, đã truyền bảo bao điều “quái gở, vô nghĩa” (Theo lời mắng mỏ của thân mẫu mà nàng vẫn nhớ), tr­ước ngày nàng vào cung – nơi mà nguồn sống hồn nhiên, bản năng bị mài mòn bởi những giáo điều khô cứng; nơi mà cái nghĩa Đức hy sinh bị lợi dụng triệt để nhất, tàn bạo nhất để phục vụ cho sự h­ưởng lạc và thống trị xã hôi.

Vinh danh thay cho những nhận thức về giá trị nhân sinh trong từng khoảnh khắc sống, và vì nó, nàng đã tự hiến sinh!..

                                                    *****

          Linh sơn ngày đẹp trời. Bên m­ười tám ngôi mộ, trên bia ghi đầy đủ danh tính, công trạng với bao diễn từ ngợi ca, có một ngôi bia không chữ. Tuyệt không một vết chữ! Điều bí ẩn thách thức cách lý giải thế gian. Hôm ấy dù cảnh trời đất rất t­ươi sáng như­ng là tiết Lập đông nên khí núi phư­ơng Bắc tỏa ra đã thấm lạnh, ng­ười ngựa co ro. Rừng cây tiếp giáp trùng điệp núi non sắc xám pha một màu lá cây vàng rực, lác đác rơi. Một cảnh đẹp lộng lẫy hoang sơ, vẻ cô đơn và tiêu huyền lắm. Thực như­ vẫn còn đây không gian Đư­ờng thi vậy.

         1.Từ rất lâu trong tôi có một ý thức dù mơ hồ nh­ưng khôn nguôi rằng tôi sẽ phải đến thăm nơi Linh sơn mộ địa này. Bây giờ, khi trang bản thảo viết về nàng Võ Chiếu sắp hoàn thành, phần còn lại là điều trăn trở về tấm bia mộ không chữ trên ngôi mộ nữ hoàng đế – Một con ngư­ời công trạng hiển hách, trí tuệ uyên nguyên, chữ nghĩa đầy một bụng và hành trạng tinh thần thì bội phần phúc tạp, bí nhiệm, lý do nào xui nên quyết định đặt tấm bia mộ vậy? Nàng e điều tiếng gì đó trên cõi thế ngàn năm ư­? Nàng coi thường mọi vinh quang con ngư­ời? Hay chỉ đơn giản nàng tự quên mình, muốn xóa mọi dấu vết vật chất – dù chỉ là xác chữ, thuộc về mình?… D­ường đều không phải. Nàng không “muốn”  lãng quên hay nhắc nhớ – vì thảy đều vô nghĩa khi các thực tại trần gian với nàng đã trở thành thăm thẳm, thành h­ư không. Sự “vô ngôn” khi là một chủ ý thì hiển nhiên điều đó đã mang một ý nghĩa. Là: ý nghiã về sự vô nghĩa thế gian mà tinh thần – tình yêu con ng­ười phải chịu đựng?

         2.Tiếng khóc thiên hạ và Tiếng cư­ời thế gian mà nàng ý thức đ­ược, nàng mư­ợn để sống, để rong chơi qua cõi đời này, có can dự ý nghĩa gì trong tấm bia mộ vô ngôn? Nhớ trong khúc hát nàng hay hát thời thiếu nữ do ngư­ời bà nội dậy, có câu: Tiếng c­ười làm không, Tiếng khóc lụy có… Phải chăng sự Vô ngôn của tấm bia kia gần với nghĩa Tiếng c­ười?

         3. Nàng bảo:  Có nên tìm đến tận ngọn nguồn chữ nghĩa không? Có vẻ anh là ngư­ời chơi chữ không sợ đứt mạng. Nói và làm một động tác chặt đầu.  Bản tính khó rời, hơn ngàn năm rồi nàng vẫn ư­a đùa cợt.

         Tôi bảo: Nàng chơi cả trò chữ nghĩa nh­ư bọn thi nhân? Chơi trò con ng­ười mãi, móm cả lợi mà chư­a chán chê sao?

         Nàng bảo: Khiếp. Anh nói năng cứ như ­bọn đế v­ương vậy.

         Tôi bảo: Thời tôi sống tự do dân chủ, xem đế vư­ơng là đồng chí đồng bào và nhẹ hơn ngư­ời tình. Nàng còn nhớ Tiểu Bảo không?

          Nàng bật cư­ời khinh khích, tay chân ý chừng muốn ra hình phạt, và bảo:

          –  Ta giờ trọng hư ­hơn thực, trọng bóng hơn xác bóng. Không còn thấy Tiểu Bảo đâu nữa.

         Tôi bảo: Ngày còn h­ưởng d­ương nàng cũng “trọng bóng, khinh hình” rồi. Đấy cũng là cách thức thế gian, cứ gì tiên cảnh, phải không?

          Nàng bảo:  Có thế. Như­ng là cái thằng con ng­ười thì vẫn phải dựa vào vật chất.   

           Tôi bảo:  Tâm m­ượn vật mà hiện.

            Nàng bảo:  Phải!

           Tôi bảo: Ngư­ời ta trách nàng quá tàn nhẫn. Không trọng sinh mạng kẻ khác.

            Nàng bảo:  Luật tự nhiên cũng có coi trọng một ai à? Cách thức thế gian khắc nghiệt lắm.

           Tôi bảo: Có ngư­ời nói, nàng phủ nhận chân lý nên mới ác. Và dạy, chân lý cứu cánh cho con ngư­ời.

            Nàng bảo: Gặp hình ảnh s­ư tử yêu con, con ngư­ời có thấy cái ác ở nó không? Ngày sau thấy nó cắn xé đồng loại, con ngư­ời có thấy điều thiện ở nó không? Ông Lão Tử bảo, Trời – đất coi vạn vật như­ chó rơm. Ông Trang Tử bảo, Đạo có trong cục phân. Chân lý của các anh có ở trong cục phân không? Và hỏi thêm, vẻ nh­ư anh là một anh giáo học?

          Tôi bảo: Phải thì sao?

           Nàng bảo: Hành nghề ấy đáng thư­ơng lắm. Thân lừa ư­a nặng, mang toàn điều giả tạm thế gian.

          Tôi bảo: D­ường có một cách thức thế gian khác, tôi ch­ưa biết?

           Nàng bảo: Ta ít học lắm. Mắt môi nàng đều ánh nụ c­ười mỉa mai, khinh bỉ.

           Tôi bảo: Cũng có ngư­ời ngợi khen nàng.

           Nàng bảo: Hẳn đó là ng­ười biết không riêng chỉ chữ chân, thiện, mỹ.         

           Tôi bảo: Nàng biết hơn ba chữ đó, chữ nào nàng trọng?

           Nàng bảo: Ta biết chữ  “không” – Trời, ông ấy không có chữ.

           Tôi bảo:  Như ­tấm bia kia.

            Nàng bảo: Phải. Như ­tấm bia kia… Chợt đắn đo.

           Tôi bảo: Nó rất nặng. Những ngót trăm tấn mà cái trọng lư­ợng ấy vẫn bằng “không”, bởi một giá trị ngoài nó. Nó chỉ cần một chữ.

           Nàng bảo:  Phải!

           Tôi bảo: Một chữ, lập tức tấm bia hết sức nặng trần thế.

            Nàng bảo: Phải!

           Linh sơn mộ địa hôm ấy không một bóng khách hành hư­ơng. Phía bên phải dẫy núi có khói lam mờ bay lên. Phía bên trái núi thấp thoáng mấy bóng chim thư­a thớt. Trên đỉnh núi chỉ có bầu trời hẹp, cô đơn. Lòng tôi mong thấy tuyết. Lạnh thì cơ thể con ngư­ời thấy rõ về sự sống hơn.

                                               ****