Đào Tấn (1845-1907) là tác giả có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại. Sáng tác của ông hiện còn khá đa dạng, trong đó có Mộng Mai từ lục (từ đây viết tắt là MMTL). MMTL gồm 60 bài từ, cùng Cổ duệ từ của Miên Thẩm (104 bài) là một trong hai từ tập hiếm hoi hiện còn.

Nhờ sự nỗ lực của một số dịch giả, nhà nghiên cứu, 24 bài từ của Đào Tấn đã được dịch, giới thiệu lần đầu vào năm 1987, qua sách Thơ và từ Đào Tấn1 và được giới thiệu toàn bộ (60 bài) vào năm 2003, qua sách Đào Tấn thơ và từ2. Sớm hơn thời điểm các tác phẩm từ của Đào Tấn được công bố trọng rãi hai năm, vào năm 1985, trong sách Các nhà thơ cổ điển Việt Nam3, Xuân Diệu từng viết một bài dài về thơ và từ của Đào Tấn. Nhà thơ họ Ngô nổi tiếng với tất cả niềm yêu quý, trân trọng, đã tiến hành phân tích, cảm thụ, và dành cho các sáng tác từ của Đào Tấn sự ưu ái dị thường4. Từ đó đến nay, rải rác đây đó cũng có thêm một số bài viết khác về từ của Đào Tấn5, song đáng tiếc là nội dung các bài viết thường chỉ là điểm bình, phát huy nghĩa lí, hoặc giả là thiên về một lối phê bình mang màu sắc ấn tượng nào đó mà không tiến hành công việc biện ngụy, giám đinh văn bản. Có giá trị nhất, khoa học nhất là bài viết mang tên Vấn đề văn bản học của một số bài từ Đào Tấn của Trần Văn Tích6. Song có lẽ vì ông Trần cư trú ở hải ngoại, điều kiện cập nhật các ấn phẩm trong nước bị hạn chế, nên ông mới chỉ khảo cứu văn bản của 24 bài từ Đào Tấn trong Thơ và từ Đào Tấn in năm 1987 mà chưa khảo cứu toàn bộ 60 bài từ được giới thiệu trong Đào Tấn thơ và từ in năm 2003. Tuy nhiên, với tinh thần khách quan, khoa học, Trần Văn Tích đã tiến hành khảo cứu một cách tỉ mỉ và thận trọng 24 bài từ của Đào Tấn, từ đó đính chính được nhiều sai lầm về văn bản. Tiếc rằng ông Trần cũng không vận dụng đến tư duy biện ngụy, nên bài viết còn có hạn chế nhất định.

 

Kế thừa một phần kết quả nghiên cứu của Trần Văn Tích, trong bài Một số vấn đề văn bản của Mộng Mai từ lục7, chúng tôi tiến hành khảo cứu văn bản toàn bộ 60 tác phẩm từ trong MMTL, phát hiện bài từ điệu Nhất lạc sách trong MMTL thực chất chỉ là chép nguyên vẹn nửa trên (thượng phiến) bài từ cùng điệu của Chu Bang Ngạn (周邦彥, 1057-1121) đời Tống, đồng thời cũng đính chính những sai lầm về từ điệu, từ đề các bài từ trong từ tập và chỉnh lí một số sai sót khác về văn bản.

Tiến thêm một bước trong việc giám định văn bản MMTL, trong bài Sự thực nào cho Mộng Mai từ lục đăng trên Tạp chí Văn học, số 9 năm 2009, chúng tôi đã chỉ ra 38/40 bài trong MMTL vốn chỉ là các bài chép lẫn tác phẩm từ của các tác giả Trung Quốc từ thời Tống đến thời Thanh, 13 tác phẩm khả dĩ đáng tin là tác phẩm đích thực của Đào Tấn, 08 tác phẩm không có yếu tố nào khả dĩ có thể khẳng định chắc chắn là tác phẩm của Đào Tấn, nhưng nhất thời chưa thấy chúng xuất hiện trong bất cứ tài liệu nào khác ngoài MMTL, “tạm coi” chúng cũng là tác phẩm của Đào Tấn, chờ khảo cứu thêm và 01 bài tồn nghi là tác phẩm của từ gia Cung Tường Lân (龔翔麟) thời Thanh.

Đến nay, chúng tôi tiếp tục phát hiện thêm 04 tác phẩm khác trong MMTL chép lẫn tác phẩm từ của Trung Quốc, cụ thể như sau:

– Bài từ thứ 38, Ngư phủ từ

Nguyên văn bài từ trong MMTL như sau:

Nguyên văn:

Phiên âm:

漁父詞

香江江上是儂家,

每到秋來愛荻花.

眠未足,

日先斜,

妻笑船頭笑落霞.

NGƯ PHỦ TỪ
Hương
giang giang thượng thị nùng gia,
Mỗi đáo thu lai ái địch hoa.
Miên vị túc,
Nhật tiên ,
Thê tiếu thuyền đầu, tiếu lạc .

Dịch từ:

Sông Hương dòng biếc, ấy nhà ta;

Thu tới, yêu sao, lau trổ hoa.

Chưa trọn giấc,

Bóng chiều tà,

Vợ cười đầu thuyền, cười ráng sa.

(Changfeng dịch)

Qua nghiên cứu văn bản, bài này chỉ là bản sao bài từ cùng điệu của từ gia Văn Bành (文彭) thời Minh9, chỉ sai khác 03 chữ (Các chữ sai khác đánh dấu gạch chân).

MMTL

Bài từ cùng điệu của Văn Bành

漁父詞

香江江上是儂家,

每到秋來愛荻花.

眠未足,

日先斜,

妻笑船頭落霞.

漁父詞

吴淞江上是儂家,

每到秋來愛荻花.

眠未足,

日先斜,

妻笑船頭落霞.

Bài từ thứ 14, Hương thủy đạo trung

Bài từ này vốn không ghi từ điệu. Trần Văn Tích xác định đây là điệu Hảo sự cận. Nguyên văn bài từ sau khi đã xác định từ điệu, ngắt câu, phân phiến như sau:

Nguyên văn:

Phiên âm:

香水道中好事近

極目總悲秋,

哀草似黏天末.

多少無情烟樹,

送年年行客.

亂山高下沒斜陽,

夜景更清絕.

幾點寒鴉風裏,

趁一梳冷月.

HƯƠNG THỦY ĐẠO TRUNG –

HẢO SỰ CẬN

Cực mục tổng bi thu,

Ai thảo tự niêm thiên mạc.

Đa thiểu vô tình yên thụ,

Tống niên niên hành khách.

Loạn sơn cao hạ một tà dương,

Dạ cảnh cánh thanh tuyệt.

Kỉ điểm hàn nha phong lí,

Sấn nhất sơ lãnh nguyệt.

Trong Sự thực nào cho Mộng Mai từ lục, bđd, chúng tôi ngờ bài này chỉ là chép lẫn bài từ cùng điệu của tác giả Trung Quốc Củng Tường Lân (龔翔麟)10, người thời Thanh. Nay, kiểm chứng qua các tư liệu của Trung Quốc, kết quả cho thấy bài này vốn là bản sao bài Nghi Thủy đạo trung, cùng điệu, của Cung Tường Lân.

MMTL

Bài từ cùng điệu của Cung Tường Lân

水道中好事近

極目總悲秋,

哀草似黏天末.

多少無情烟樹,

送年年行客.

亂山高下沒斜陽,

夜景更清絕.

幾點寒鴉風裏,

趁一梳冷月.

水道中好事近

極目總悲秋,

哀草似黏天末.

多少無情烟樹,

送年年行客.

亂山高下沒斜陽,

夜景更清絕.

幾點寒鴉風裏,

趁一梳冷月.

– Bài từ thứ 22, điệu Điệp luyến hoa

Nguyên văn như sau:

Nguyên văn:

Phiên âm:

蝶戀花

長日茫茫飛柳絮.

池館淒涼,

獨坐閒凝佇.

枝上杜鵑啼不住,

夕陽影裏微微雨.

簾外青山山外樹.

一望青青,

迷卻天涯路.

多少閒愁無可訴,

卻看雙嚥御花舞.

ĐIỆP LUYẾN HOA
Trường
nhật mang mang phi liễu nhứ.
Trì quán thê lương,
Độc tọa nhàn ngưng trữ.
Chi thượng đỗ quyên đề bất trú,
Tịch dương ảnh vi vi .


Liêm
ngoại thanh sơn sơn ngoại thụ.
Nhất vọng thanh thanh,
khước thiên nhai lộ.
Đa thiểu nhàn sầu khả tố,
Khước khan song yết ngự hoa .

Bài từ này chỉ là bản sao tác phẩm cùng điệu của từ gia Phan Vân Xích (潘雲赤)11, người cuối thời Minh ở Trung Quốc.

MMTL

Bài từ cùng điệu của Phan Vân Xích

蝶戀花

長日茫茫飛柳絮.

池館淒涼,

閒凝佇.

枝上杜鵑啼不住,

夕陽影裏微微雨.

簾外山山外樹.

一望青青,

迷卻天涯路.

多少閒愁無可訴,

卻看雙嚥御花舞.

蝶戀花

長日花花飛柳絮.

池館淒涼,

閒凝佇.

枝上杜鵑啼不住,

夕陽影裏微微雨.

簾外青山外樹.

一望青青,

迷卻天涯路.

多少閒愁無可訴,

卻看雙衔天舞.

– Bài từ thứ 45, điệu Túy hoa âm

Nguyên văn bài từ trong MMTL sau khi đã ngắt câu phân phiến như sau:

Nguyên văn:

Phiên âm:

醉花陰

一春風雨春將暮,

又把春光誤.

無奈惱春情,

春鳥春花,

都逐春歸去.

春來原是無憑據,

春去知何處.

把酒囑春風,

我欲留春,

試問春相許.

TÚY HOA ÂM
Nhất
xuân phong xuân tương mộ,
Hựu bả xuân quang ngộ.
nại não xuân tình,
Xuân điểu xuân hoa,
Đô trục xuân quy khứ.


Xuân
lai nguyên thị bằng cứ,
Xuân khứ tri xứ?
Bả tửu chúc xuân phong,
Ngã dục lưu xuân,
Thí vấn xuân tương hứa.

Bài từ này chép nguyên văn bài từ cùng điệu của Trọng Hằng (仲恒)12, từ gia thời Thanh ở Trung Quốc.

– Bài từ thứ 50, Yết Hương Bình

Yết Hương Bình nghĩa là “Thăm sông Hương núi Ngự”, là từ đề, không phải từ điệu. Dựa vào thể thức cách luật của tác phẩm, chúng tôi xác định đây là điệu Yết kim môn. Nguyên văn bài từ sau khi đã xác định từ điệu, ngắt câu, phân phiến như sau:

Nguyên văn:

Phiên âm:

謁香屏謁金門

江草碧,

又見一年寒食.

風雨落花春可惜,

捲簾人獨立.

十里青山咫尺,

兩岸綠楊如織.

酌酒賦詩俱未得,

浪將光陰擲.

YẾT HƯƠNG BÌNH – YẾT KIM MÔN
Giang
thảo bích,
Hựu kiến nhất niên hàn thực.
Phong lạc hoa xuân khả tích,
Quyển liêm nhân độc lập.


Thập
thanh san chỉ xích,
Lưỡng ngạn lục dương như chức.
Chước tửu phú thi câu vị đắc,
Lãng tương quang âm trịch.

Từ đề nhắc đến hai địa danh quen thuộc của xứ Huế là Sông Hương và núi Ngự, theo lẽ thường có thể tin rằng đây là tác phẩm của Đào Tấn. Tuy nhiên theo khảo sát, bài này cũng chỉ là bản sao bài từ cùng điệu của từ gia Thiệu Khuê Khiết (邵圭潔)13 thời Minh.

MMTL

Bài từ cùng điệu của Thiệu Khuê Khiết

謁香屏謁金門

江草碧,

又見一年寒食.

風雨落花春可惜,

捲簾人獨立.

十里青山咫尺,

兩岸綠楊如織.

酌酒賦詩俱未得,

浪將光擲.

謁金門

江草碧,

又見一年寒食.

風雨落花春可惜,

捲簾人獨立.

十里青山咫尺,

兩岸綠楊如織.

酌酒賦詩俱未得,

浪將光擲.

Tổng hợp các kết quả biện ngụy, giám định văn bản sau khi đã đính chính một số nhầm lẫn về từ đề, bổ sung về từ điệu, ta được bảng thống kê các tác phẩm từ Trung Quốc chép lẫn trong MMTL của Đào Tấn như sau:

STT

Bài số

Từ điệu (Từ đề)

Tác giả

Thời đại

1.

1

Ngu mĩ nhân

Tưởng Tiệp (蔣捷)

Tống- Nguyên

2.

2

Nhất lạc sách

Chu Bang Ngạn (周邦彥)

Tống

3.

3

Ngư phủ từ

Văn Bành (文彭)

Minh

4.

6

Lâm giang tiên

Nguyên Hiếu Vấn (元好問)

Nguyên

5.

8

Trường tương tư

Chu Tư Khiêm (周思兼)

Minh

6.

10

Ức vương tôn

Uông Nguyên Lượng (汪元量)

Tống

7.

12

Ngu mĩ nhân

Ngô Bang Trinh (吳邦楨)

Minh

8.

13

Tiểu trùng sơn

Lưu Cơ (劉基)

Nguyên – Minh

9.

14

Hảo sự cận (Hương Thủy đạo trung)

Cung Tường Lân (龔翔麟)

Thanh

10.

15

Bồ tát man

(Lưu xuân)

Trịnh Bản Kiều (鄭板橋)

Thanh

11.

16

Điểm giáng thần

(Tống xuân)

Mao Kì Linh (毛奇齡)

Thanh

12.

17

Bồ tát man

Trương Chứ (張翥)

Nguyên

13.

19

Như mộng lệnh

Ngô Tiềm (吳潛)

Tống

14.

21

Điệp luyến hoa

Ngô Tiềm

Tống

15.

22

Điệp luyến hoa

Phan Vân Xích (潘雲赤)

Minh

16.

23

Chuyển ứng khúc

Giải Tấn (解縉)

Minh

17.

31

Mộc lan hoa

Yến Cơ Đạo (晏几道)

Tống

18.

32

Tây giang nguyệt

(Thu hứng)

Trình Bột (程馞)

Minh

19.

33

Phượng thê ngô

Ngô Trúc Dự (吳竹嶼)

Thanh

20.

34

Cán khê sa

Yến Cơ Đạo

Tống

21.

35

Triều trung thác

Trương Chứ

Nguyên

22.

36

Trường tương tư

Lưu Học Cơ (劉學箕)

Tống

23.

37

Như mộng lệnh

Ngô Tiềm

Tống

24.

39

Như mộng lệnh

Tần Hàn Sinh (秦瀚先)

Minh

25.

40

Điệp luyến hoa

Hoàng Hồng (黃鴻)

Minh

26.

41

Bồ Tát man

(Tống xuân)

Nghê Phủ (倪撫)

Minh

27.

42

Ức vương tôn

Cát Nhất Long (葛一龍)

Minh

28.

43

Ngu mĩ nhân

Hàn Tăng Câu (韓曾駒)

Minh

29.

44

Hoa phi hoa

Kế Nam Dương (計南陽)

Minh

30.

45

Túy hoa âm

Trọng Hằng (仲恒)

Thanh

31.

48

Canh lậu tử

Ngô Tiềm

Tống

32.

49

Ức Tần nga

Lưu Bính (劉昺)

Minh

33.

50

Yết kim môn

(Yết Hương Bình)

Thiệu Khuê Khiết (邵圭潔)

Minh

34.

51

Ngư phủ

Tô Thức (蘇軾)

Tống

35.

52

Ngu mĩ nhân

Tô Thức

Tống

36.

53

Nguyễn lang quy

Trương Luân (張掄)

Tống

37.

54

Phong nhập tùng

Hàn Hổ (韓淲)

Tống

38.

55

Lâm giang tiên

Lí Thạch (李石)

Tống

39.

56

Trường tương tư

Lí Thạch

Tống

40.

57

Ngư gia ngạo

Lí Thạch

Tống

41.

58

Tương kiến hoan

Chu Đôn Nho (朱敦儒)

Tống

42.

59

Nhất lạc sách

Chu Đôn Nho

Tống

43.

60

Giá cô thiên

Lưu Học Cơ

Tống

Như vậy, cho đến thời điểm này, theo giám định văn bản của chúng tôi, có ít nhất 43/60 tác phẩm từ trong MMTL (71,6%) chép lẫn tác phẩm từ của các từ nhân Trung Quốc. MMTL, bản hiện còn, sau khi đã loại bỏ 43 bài chỉ còn 17 bài. Do MMTL là một từ tập có chép lẫn quá nhiều tác phẩm từ của Trung Quốc, lại căn cứ vào nội dung và đặc biệt là phong các từ học, có thể thấy ngay 17 bài còn lại trong MMTL không phải bài nào cũng có thể yên tâm về mặt tác quyền14. Thêm nữa, sự thay đổi địa danh Trung Quốc thành địa danh Việt Nam ở một số bài khiến ta có lí do để nghi ngờ rằng Mộng Mai từ lục không chỉ chép lẫn tác phẩm từ của Trung Quốc mà còn có dấu hiệu của sự ngụy tạo văn bản.

______________________

1. Vũ Ngọc Liễn (chủ biên): Thơ và từ Đào Tấn, Nxb. Văn học, H, 1987.

2. Vũ Ngọc Liễn (biên khảo), Đào Tấn – thơ và từ, Nxb. Sân khấu, H, 2003.

3. Xuân Diệu: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập II, Nxb. Văn học, H, 1982.

4. Xuân Diệu, sđd, tr. 354-425.

5. Xem Hồ Đắc Bích: “Đào Tấn qua thơ, từ và kịch bản tuồng”, Lê Xuân Lít: “Mùa xuân trong thơ và từ Đào Tấn” (trong sách Đào Tấn qua thư tịch – Vũ Ngọc Liễn biên khảo, Nxb. Sân khấu, H, 2006), Nguyễn Văn Phú: “Tâm hồn Đào Tấn”, in trên Văn nghệ trẻ số ra ngày 10-05-2009, v.v…

6. Trần Văn Tích: “Vấn đề văn bản học của một số bài từ Đào Tấn”, trên trang: http://www.hqtysvntd.org/van%20hoa%20&%20nghe%20thuat.htm

7. Phạm Văn Ánh: “Một số vấn đề văn bản của Mộng Mai từ lục”, bài viết chp Hội thảo: Danh nhân Đào Tấn – Sự nghiệp, tài năng và sự cống hiến, tổ chức tại Quy Nhơn, Bình Định tháng 8/2007, sau đó được in trong Đào Tấn – Trăn năm nhìn lại, Nxb. Hội nhà văn, 2008, tr. 471-486.

8. Số thứ tự các bài, theo Đào Tấn thơ và từ, sđd.

9. Văn Bành: tự là Thọ Thừa, người ở Trường Châu, Trung Quốc. Ông làm Quốc tử giám Bác sĩ. Trước bài từ điệu Ngư phủ nói trên có lời dẫn, ghi: “Tôi có ngôi nhà ở trên Lạp Trạch, đốc thúc việc cày ruộng ở đấy. Tình cờ đọc bài Ngư phủ từ của quan Thái sử họ Hoàng, vui mừng mà làm nối theo”. Tác phẩm, xem trong Minh từ tổng, Q. IV.

10. Cung Tường Lân (1658-1733): từ gia thời Thanh, tự là Thiên Thạch, hiệu là Hành Phố, Giá Thôn, cuối đời hiệu là Điền Cư, người ở Nhân Hòa (nay là Hàng Châu, Chiết Giang).

11. Phan Vân Xích: tự là Hạ Châu, người Lâm Bình cuối thời Minh, môn hạ của Thẩm Khiêm沈謙, hiệu là Đông Giang bát tử. Tác phẩm xem trong Thanh sơ Dư Hàng thập gia từ 清初余杭十家詞của Ngô Câu Hồng Đậu吴鉤紅豆.

12. Trọng Hằng: từ gia thời Thanh, tác giả sách Từ vận.

13. Thiệu Khuê Khiết: tự Bá Như, người Thường Thục, đỗ Cử nhân năm thứ 28 niên hiệu Gia Tĩnh triều Minh. Tác phẩm xem trong Minh từ tổng明詞總, Q.IV.

14. Xem thêm Phạm Văn Ánh: “Sự thực nào cho Mộng Mai từ lục, Tạp chí Văn học, số 9, năm 2009.

Th. Sỹ Viện Văn học Phạm Văn Ánh

Nguồn: ngheandost.gov.vn.