Người ta hơi nghi ngờ rằng ngữ âm học và âm vị học của ngôn ngữ bản xứ có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách phát âm ngôn ngữ thứ hai, và ở chương này chúng tôi sẽ xem xét một số mặt quan trọng của những ảnh hưởng đó. Như với những khía cạnh khác của việc học ngôn ngữ thứ hai, người phát âm thường bộc lộ những ảnh hưởng khác bên cạnh các ảnh hưởng bởi nhân tố xuyên ngôn; cho nên những nhân tố phát triển và những nhân tố khác cũng như sự chuyển di liên quan đến các hệ thống chữ viết sẽ được khảo sát…

1. Những tiên đoán khái quát chống lại những tiên đoán cụ thể

Sự thụ đắc văn chương căn cứ vào ngôn ngữ thứ hai và việc dạy ngôn ngữ có nhiều khó khăn mà người học gặp phải khi cố gắng đọc những âm trong tiếng nước ngoài, và lời giải thích cho những khó khăn như vậy khá chung chung (Dechert, Bruggemeir và Futterer 1984). Như cuộc thảo luận trong phần tiếp theo cho thấy, có một số lượng đáng kể nhưng không phải toàn bộ ủng hộ cho những tiên đoán về tính tương phản cụ thể. Ngoài những tiên đoán cụ thể, những tiên đoán khái quát cũng có khả năng được chấp nhận. Ví dụ, người ta có thể đoán rằng một người nói tiếng Thái sẽ có nhiều khó khăn hơn một người nói tiếng Iran trong việc học để phát âm tiếng Anh. Trên thực tế, một số nghiên cứu về cách phát âm ESL đã ủng hộ cho sự tiên đoán đó, trong việc kiểm soát cẩn thận sự phân tích của những người đánh giá về độ chính xác trong cách phát âm, cách phát âm của những người nói tiếng Thái và Nhật Bản đã không nhận được sự đánh giá cao như cách phát âm của những người nói tiếng A Rập và Iran. Suter (1976) thừa nhận rằng những kết quả như vậy tự bản thân chúng không giải thích được những đặc tính gì trong cách phát âm ngôn ngữ bản địa có đóng góp nhiều hơn cho sự đánh giá độ chính xác về mặt phát âm là cao hay thấp. Hơn nữa, những kết quả như vậy không hoàn toàn loại trừ tính có khả năng mà những nhân tố phi cấu trúc (chẳng hạn, nhân tố tính cách) giải thích cho một số điểm khác biệt trong việc học ngôn ngữ. Tuy nhiên, các phân tích chi tiết về một vài nhân tố có khả năng xảy ra đã cho thấy, ngôn ngữ bản địa của người học chính là người dự đoán tốt nhất những đánh giá gì cho lời nói của họ bằng tiếng Anh được tiếp nhận, trái với những nhân tố như thời gian cư trú lâu dài ở nước Mỹ và động lực để phát âm tiếng Anh một cách đúng đắn (Purcell và  Suter 1980).

2. Sự chuyển di ngữ âm và âm vị

Những khác biệt về ngữ âm học

Sự so sánh xuyên ngôn về các âm trong hai ngôn ngữ nên bao gồm những mô tả về ngữ âm học cũng như âm vị học ở ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích (cf. Briere 1968). Một sự mô tả về ngữ âm là cần thiết bởi vì các âm trong hai ngôn ngữ thường bộc lộ những đặc điểm tự nhiên khác biệt, bao gồm hai đặc điểm âm học và cấu âm ( ví dụ, miệng mở rộng như thế nào khi phát ra một âm). Hai ngôn ngữ thường có những âm dường như giống hệt nhau nhưng sự thật thì những âm này lại khác biệt nhau về mặt âm học. Ví dụ, một sự so sánh giữa âm /d/ của tiếng Anh-Mỹ và âm /d/  tiếng Arập của người Arập Saudi cho thấy vài điểm khác biệt (Flege 1980). Trong số những điểm khác biệt đó, thời lượng phát âm âm /d/ của tiếng Anh ở vị trí cuối từ (ví dụ, trong từ “bad”) có xu hướng ngắn hơn âm /d/ tương ứng với nó trong tiếng Arập. Như một sự phân tích đối chiếu các ngôn ngữ đã dự đoán, cách phát âm của học viên người Saudi đối với âm /d/ tiếng Anh có xu hướng cho thấy một thời lượng phát âm dài hơn âm chuẩn của tiếng Anh. Tuy nhiên, sự phân tích của Flege cho thấy rằng các học viên vẫn có khả năng sửa đổi lối phát ra các âm để cách phát âm của họ đến gần hơn những chuẩn tắc của ngôn ngữ đích. Những sự thay đổi thường không dẫn đến việc đạt được những tiêu chuẩn của ngôn ngữ đích, nhưng phần nào được thể hiện trong các phép tính xấp xỉ rằng, chúng không hoàn toàn giống ngôn ngữ nguồn cũng không hoàn toàn giống ngôn ngữ đích. Do đó, âm /d/ trong tiếng Anh mà những người nói tiếng Arập phát ra dài hơn so với tiêu chuẩn của ngôn ngữ đích nhưng lại ngắn hơn một âm /d/ thông thường của tiếng Arập. Sự phát triển của các hình thức dung hoà như vậy cho thấy tầm quan trọng của những đánh giá trong tiềm thức của người học. Trong khi những đánh giá này chịu ảnh hưởng bởi hiểu biết của người học về các hình thức trong ngôn ngữ bản xứ của họ, chúng cũng được căn cứ vào những đánh giá về việc bằng cách nào chất liệu ngữ âm được hình thành trong trong ngôn ngữ đích.

Những khác biệt về âm vị học

Sự nhận diện của các người học về âm /d/ trong tiếng Arập và âm /d/ trong tiếng Anh minh hoạ cho tầm quan trọng của đặc điểm tương đồng về ngữ âm học trong những sự nhận diện ngôn ngữ trung gian, đó là sự nhận diện ra những mối quan hệ tương đương mà người học thiết lập được giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Trong khi sự tương đồng nào đó giữa các âm tạo thành khả năng cho những sự nhận diện, thì những đánh giá về tính tương đương mà người học tạo nên chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố hơn là chỉ những đặc điểm âm học của các âm trong ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Ví dụ,  tính tương đồng của những hình thức cùng gốc có thể khiến cho người học thiết lập những sự tương ứng giữa các âm rất khác nhau về mặt ngữ âm. Chẳng hạn, âm lưỡi con /r/ trong tiếng Pháp của người Pari và âm quặt lưỡi /r/ của tiếng Anh-Mỹ có những đặc điểm ngữ âm rất khác nhau, nhưng có những đặc điểm âm học khác, cũng như phép chính tả, các cách xử lý thích hợp có thể khiến những người Mỹ học tiếng Pháp đánh đồng âm /r/ của tiếng Pháp với âm /r/ của tiếng Anh trong những từ cùng gốc như từ route.

Một nhân tố khác ảnh hưởng đến sự nhận diện ngôn ngữ trung gian là chuỗi các mối quan hệ ẩn tàng trong hệ thống âm vị học của một ngôn ngữ. Một đề tài nghiên cứu được thực hiện bởi Scholes (1968) về sự nhận thức các nguyên âm của những người bản ngữ và phi bản ngữ nói tiếng Anh chỉ ra rằng những người nói phi bản ngữ có thể phân loại những âm tiếng nước ngoài trên quy mô lớn dưới dạng bản tóm tắt âm vị học của ngôn ngữ bản xứ (cf Liberman et al 1957). Trong đề tài nghiên cứu của Scholes, những người nói bản ngữ đã phân biệt những nguyên âm /e/ và /ae/ (như trong các từ rain và ran), trong khi đó những người Nga và người Hy Lạp nói tiếng Anh lại không phân biệt được. Trái ngược với những người nói tiếng Anh phi bản ngữ khác, những người nói tiếng Iran, thứ tiếng giống tiếng Anh ở chỗ cũng có một sự tương phản về âm vị học giữa âm /e/ và /ae/, đã phân biệt được hai nguyên âm này. Mặc dù cuộc nghiên cứu như vậy chứng minh rõ ràng sự quan trọng của các hệ thống âm vị học của ngôn ngữ bản địa, nhưng lời giải thích cho sự lẫn lộn về tri giác hơi ít hướng theo một đường thẳng. Ví dụ, tiếng Tây Ban Nha có một phụ âm mũi /n/ về mặt ngữ âm giống với âm /n/ trong tiếng Anh và giống với âm này trong tiếng Anh, âm /n/ ở tiếng Tây Ban Nha có thể xuất hiện ở vị trí cuối từ. Sau đó, người ta cố nhiên có thể cho rằng, những người nói tiếng Tây Ban Nha sẽ không bao giờ gặp khó khăn trong việc nhận thấy được âm /n/ tiếng Anh ở vị trí cuối từ (trong từ fan). Tuy nhiên, một đề tài nghiên cứu được thực hiện bởi Marckwardt (1946) đã cho thấy một số nhầm lẫn về phía người nói tiếng Tây Ban Nha trong việc phân biệt âm /n/ và âm mũi /η/ trong từ fang. Bởi vì âm mũi sau đó tồn tại trong tiếng Tây Ban Nha nhưng không bao giờ tồn tại trong thế đối lập âm vị học như giữa hai từ fan và fang, nên những điểm tương đồng về mặt ngữ âm của những âm mũi tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh không phải lúc nào cũng có nhiều giá trị hơn những điểm khác biệt giữa chúng trong các hệ thống âm vị học về phía những mục đích của sự nhận diện ngôn ngữ trung gian. Trong công trình của Marckwardt, những điểm khác biệt có tính hệ thống như vậy xuất hiện để động viên cho một sự sửa sai khắt khe.

Trong khi công trình của Scholes chỉ ra rằng những điểm khác biệt chủ yếu trong các bản tóm tắt âm vị học có thể gây ra những sự lẫn lộn về tri giác trong việc học ngoại ngữ thì bản tóm tắt âm vị học của ngôn ngữ bản địa không hoàn toàn cản trở sự nhận thức các âm trong tiếng nước ngoài. Sự bắt chước ngữ âm là một thứ bằng chứng cho thấy rằng các cá nhân có thể nhận thức các âm hơi khác biệt với những âm trong bản ngữ. Flege và Hammond (1982) đã nghiên cứu trọng âm tiếng Tây Ban Nha được mô phỏng bởi  người nói tiếng Anh bản ngữ và đã xác định rằng những âm mà người nói tiếng Anh phát ra thường là những âm xấp xỉ với các nguyên âm và phụ âm tiếng Tây Ban Nha. Một bằng chứng khác nữa là sự nhận diện những trọng âm khác nhau cũng chỉ ra rằng các cá nhân có thể nhận ra các âm trong tiếng nước ngoài. Ví dụ, Ioup (1984) đã nhận ra rằng những người nói tiếng Anh bản ngữ có thể nhận diện những nhóm người nói tiếng Anh phi bản ngữ khác nhau chỉ đơn giản dựa trên cách phát âm của họ.(Smith và Bisazza 1982).

Độ nhạy cảm về mặt ngữ âm cần thiết cho những sự nhận diện như vậy là hiển nhiên đối với những cá nhân học một ngôn ngữ thứ hai, thậm chí ngay cả khi ngôn ngữ bản địa của họ dường như cản trở sự phân biệt về mặt tri giác. Sự khác biệt giữa /l/ và /r/ trong tiếng Anh nổi tiếng là khó đối với những người nói ở các ngôn ngữ không có điểm khác biệt về âm vị như Nhật Bản và Hàn Quốc. Những vấn đề thường hay xảy ra có liên quan đến việc tri giác sai và phát âm sai những âm này trong các từ như lice và rice, làm cho nó có tính tự nhiên để giả định rằng những người nói tiếng Nhật thật sự có thể không chú ý đến những cứ liệu ngữ âm giúp phân biệt những âm này. Tuy nhiên, trong công trình nghiên cứu của mình, Mann (1986) chỉ ra rằng những người nói tiếng Nhật có thể chú ý đến những điểm khác biệt. Theo một nghĩa nào đó thì những tìm tòi như vậy không đáng ngạc nhiên, bởi vì người học thường thể hiện sự thành công trong việc đạt được những cách phát âm ngày càng tiến gần hơn đến các chuẩn tắc của ngôn ngữ đích (cf. Dickerson 1974; Flege 1980; Borden, Gerber, và Milsark 1983). Tuy thế, các cá nhân khác nhau ở tính sắc bén về mặt tri giác, và có thể nói rằng chỉ có những cá nhân có độ nhạy cảm đặc biệt cao về ngữ âm mới có thể vượt qua được hầu hết cái ảnh hưởng gây cản trở của các mô hình âm vị học trong ngôn ngữ bản địa.

Những lỗi sai về các đơn vị đoạn tính

Mặc dù những điểm khác biệt xuyên ngôn trong ngữ âm học và âm vị học gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sự tri giác và năng lực lĩnh hội, nhưng hậu quả nổi bật nhất trong những khác biệt về ngôn ngữ học là sự sản sinh ra các lỗi sai, mà những lỗi sai này dẫn đến các kiểu phát âm xa rời với cách phát âm được tìm thấy trong ngôn ngữ đích. Hầu hết những cố gắng trong việc phân loại các lỗi sai về mặt phát âm nhấn mạnh đến sự tương phản về âm vị (Weinreich 1953/1968; Lado 1957). Tuy nhiên, cái bằng chứng về sự chuyển di ngữ âm học được bàn luận trước đó gợi ý rằng một sự sắp xếp đầy đủ về mặt phân loại phải được đưa vào bảng miêu tả những nhân tố khác. Một sự phân loại lỗi sai do Moulton đặt ra đã đưa vào bảng miêu tả nhiều điều phức tạp, nhưng không phải tất cả, được tìm thấy trong cách phát âm ngôn ngữ thứ hai. Mặc dù có nhiều giả định về lý thuyết âm vị học và sự chuyển di ngầm ẩn trong cách phân loại của Moulton đã được thử thách, nhưng cách phân loại của ông cũng cung cấp một sự phân tích có giá trị trong phạm vi những lỗi sai về đơn vị đoạn tính trong ngôn ngữ thứ hai (lỗi sai liên quan đến nguyên âm và phụ âm). Chủ yếu dựa trên cơ sở cách phân tích nêu bật sự tương phản của tiếng Anh và tiếng Đức, cách phân loại của Moulton ghi nhận bốn loại lỗi sai (1) Sai âm vị (2) Sai ngữ âm (3) Sai biến thể âm vị và (4) Sai về mặt phân bố.

Những lỗi sai về mặt âm vị có thể nảy sinh khi những bản tóm tắt âm vị của hai ngôn ngữ là khác nhau. Lấy ví dụ, trong tiếng Đức có một sự đối lập âm vị học giữa một âm xát-mạc- vô thanh /x/ và một âm tắc-mạc-vô thanh /k/. Do đó, trong tiếng Đức có những cặp tối thiểu như là /naxt/ (“night”) và /nakt/ (“naked”). Trong khi phụ âm phía sau có vị thế âm vị học trong tiếng Anh thì phụ âm phía trước lại không có vị thế đó (ngoại trừ một số phương ngữ ở các đảo nhỏ của nước Anh). Trên thực tế, nhiều người nói tiếng Anh bản ngữ khó mà phát âm âm /x/ và thường không phân biệt được những cặp tối thiểu như /naxt/ và /nakt/. Một vấn đề tương tự trong ESL là sự khác biệt giữa hai âm /r/-/l/ trong tiếng Anh đã được thảo luận ban đầu, và sự khác biệt này dẫn đến những nhầm lẫn thường xuyên trong cách phát âm giữa những người Trung Quốc, Nhật bản và Hàn Quốc.

Những lỗi sai về mặt ngữ âm trong cách phân loại của Moulton liên quan đến những trường hợp tương đương xuyên ngôn ngữ ở cấp độ âm vị chứ không phải ngữ âm. Do đó, trong khi âm lưỡi con /r/ trong tiếng Đức và âm quặt lưỡi /r/ trong tiếng Anh là các phụ âm tương ứng với nhau trong những hình thức cùng gốc, chẳng hạn như rar trong tiếng Đức và rar trong tiếng Anh thì những đặc điểm âm học của chúng lại khác nhau một cách đáng kể. Hơn nữa, những người nói tiếng Anh Mỹ thường không quen dùng âm lưỡi con trong khi người nói trên nhiều vùng ở nước Đức lại quen dùng âm lưỡi con. Những âm /r/ mà người nói tiếng Anh có thể phát ra được do đó sẽ khác biệt một cách đáng kể với phụ âm này trong ngôn ngữ đích.

Những lỗi sai về biến thể âm vị có thể nảy sinh trong trường hợp nhận diện ngôn ngữ trung gian về các âm vị trong hai ngôn ngữ. Một âm đặc biệt hay biến thể âm vị là sự hiện thực hoá của một âm vị trong ngôn ngữ bản địa thì không phải lúc nào nó cũng là sự hiện thức hoá được chấp nhận của một âm vị tương ứng trong ngôn ngữ đích. Lấy ví dụ, cả tiếng Anh và tiếng Đức đều có một âm tắc-lợi-vô thanh /t/. Tuy nhiên, khi âm /t/ trong tiếng Anh Mỹ xuất hiện giữa các nguyên âm, nó không phải lúc nào cũng vô thanh, do đó, âm /t/ trong các từ như writer và whiter khá tương đồng về mặt âm học với âm /d/ trong rider và wider. Mặt khác, âm /t/ trong tiếng Đức vẫn duy trì tính vô thanh một cách thiết yếu khi nó xuất hiện giữa các nguyên âm. Những người Mỹ học tiếng Đức vì thế mà rất có thể họ sẽ dùng một phụ âm hữu thanh giữa các nguyên âm trong những từ như bitter.

Những lỗi sai về phân bố đôi khi giống với lỗi sai về biến thể âm vị, nhưng chúng có thể có liên quan đến những kết hợp của các âm. Ví dụ, trong tiếng Đức có một âm vị /ts/ giống về mặt âm học với nhóm phụ âm được tìm thấy ở cuối các từ trong tiếng Anh như its và bits. Trong khi người nói tiếng Anh không có khó khăn gì để phát âm cái âm vị này của tiếng Đức khi nó xuất hiện ở vị trí cuối từ, như trong Sitz (“seat”), thì họ thường gặp khó khăn khi phát âm âm đó ở vị trí đầu từ, như trong zu (/tsu/, “to”). Do đó, vị trí của một âm bên trong từ hoặc âm tiết ảnh hưởng đến việc phát âm một âm là dễ ở những mức độ nào. Khi có sự khác biệt giữa các âm của hai ngôn ngữ về mặt phân bố, những lỗi chuyển di có thể xuất hiện.

Các mô hình siêu đoạn tính

Mặc dù những ảnh hưởng xuyên ngôn về cách phát âm thường liên quan đến sự tương phản giữa các đơn vị đoạn tính, nhưng những ảnh hưởng này cũng thường là hiển nhiên trong những sự tương phản giữa các đơn vị siêu đoạn liên quan đến trọng âm, thanh điệu, vần và những nhân tố khác. Mô hình trọng âm có tính quyết định trong cách phát âm bởi vì chúng ảnh hưởng đến các âm tiết và các đơn vị chiết đoạn cấu thành âm tiết, như đã thấy ở sự luân phiên trọng âm trong tiếng Anh giữa những danh từ và động từ nào đó, chẳng hạn như giữa COMbine và comBINE. Âm tiết đầu tiên trong hai từ này có một nguyên âm khác biệt, với một âm thay đổi theo sự nổi bật về mặt âm học của âm tiết. Những sự tương tác như vậy có hàm ý quan trọng không chỉ đối với việc tạo ra lời nói mà còn đối với sự lĩnh hội. Một công trình nghiên cứu được Cutler (1984) xem xét lại đã chỉ ra rằng các mô hình trọng âm đóng vai trò quyết định trong nhận thức về các từ của người nghe. Khi những người nói phi bản ngữ không sử dụng một mô hình trọng âm chuẩn của ngôn ngữ đích, thì những phụ âm và nguyên âm có thể biến đổi so với mô hình ngôn ngữ đích, và điều này có thể dẫn đến kết quả người nghe tri giác sai toàn bộ các âm. Bansal (1976) đưa ra lý lẽ rằng, những lỗi sai về trọng âm là nguyên nhân quan trọng của cách phát âm tiếng Anh gây khó hiểu ở người Ấn Độ và cho những ví dụ về sự nhận diện sai của người nghe. Chẳng hạn như, diVIsions đôi lúc được phát âm là Divisions và do đó bị người Anh hiểu sai, tương tự như REgions và talking among themSELVES thỉnh thoảng được phát âm là talking among THEMselves cho nên bị hiểu sai là talking among DAMsels.

Những lỗi sai về trọng âm được Bansal chú ý trên đây không phản ánh sự ảnh hưởng ngôn ngữ bản địa một cách cần thiết. Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu có phần tương tự của Tiffin (1974) đã tìm thấy những điểm khác biệt trong tính dễ hiểu của tiếng Anh của người Nigiêria có liên quan đến cả ngôn ngữ bản địa và những lỗi sai về trọng âm. Theo Tiffin trong một công trình nghiên cứu, người Yoruba có xu hướng phạm nhiều lỗi liên quan đến trọng âm hơn là người Hausa, và kết quả là người Anh gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nhận ra người Yoruba nói gì. Mức độ dễ hiểu lớn hơn trong lời nói của  người Hausa dường như là do sự tương đồng có phần lớn hơn giữa hệ thống siêu đoạn tính của tiếng Hausa và hệ thống siêu đoạn tính của tiếng Anh. Một bằng chứng khác của những ảnh hưởng xuyên ngôn liên quan đến trọng âm được tìm thấy trong công trình nghiên cứu của Andrews (1984). Ví dụ, người Pháp có chiều hướng đánh dấu trọng âm âm tiết ở vị trí cuối hoặc gần cuối của những từ tiếng Anh, mà xu hướng này phù hợp với mô hình trọng âm trong tiếng Pháp và nó chứng tỏ mô hình trọng âm của người Pháp khác với những mô hình trọng âm của người nói ở những ngôn ngữ khác. Một xu hướng như vậy gợi ý rằng những hình thức cùng gốc (motor và moteur) thường không thể nhận biết được khi người nghe (dù là người nói bản ngữ hay phi bản ngữ) không đưa vào bản miêu tả những điểm khác biệt trong mô hình trọng âm.

Một trong những điểm khác biệt về mặt loại hình quan trọng nhất giữa các ngôn ngữ có liên quan đến ngữ điệu và thanh điệu. Trong những ngôn ngữ có thanh điệu, các độ cao có ý nghĩa về mặt âm vị học. Một ví dụ phổ biến về vị thế âm vị học của thanh điệu trong những ngôn ngữ nào đó liên quan đến âm tiết ma trong tiếng Trung-Quan Thoại, cái âm tiết mà trong số những ý nghĩa khác, nó có nghĩa như từ “mother” thì thanh điệu được sử dụng là một thanh cao, và ma với nghĩa như từ “horse” sẽ có một thanh hạ thấp xuống. Một hệ thống sử dụng các độ cao như vậy là khá khác biệt với những gì được bắt gặp trong hầu hết các ngôn ngữ Châu Âu.

Tính dễ dàng của sự thụ đắc âm vị học trong các ngôn ngữ có thanh điệu có thể tuỳ thuộc rất nhiều vào điểm tương đồng về mặt loại hình giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Cuộc nghiên cứu được tiến hành bởi Gandour và Harshman đã gợi ý rằng kiến thức về một ngôn ngữ có thanh điệu (Yoruba) sẽ giúp cho người học nhận diện những đơn vị siêu đoạn tính có ý nghĩa trong một ngôn ngữ có thanh điệu khác (Thai). Do đó, có khả năng rằng những người nói ở một ngôn ngữ như Yoruba sẽ gặp ít khó khăn hơn là những người nói tiếng Anh-ngôn ngữ không có thanh điệu, trong việc nắm vững hệ thống siêu đoạn tính của một ngôn ngữ chẳng hạn như ngôn ngữ Thái. Có bằng chứng cho rằng những người nói tiếng Anh gặp khó khăn lớn trong việc học nhận diện và sử dụng các thanh điệu trong tiếng Quan Thoại (Chiang 1979; Broselow, Hurtig và Ringen 1987). Tuy nhiên, nó cũng hoá ra là sự thật rằng người nói ở các ngôn ngữ có thanh điệu cũng đối mặt với những khó khăn trong việc học một ngôn ngữ có thanh điệu có quan hệ gần gũi khác; Leung (1978) chú ý rằng những người nói tiếng Quảng Đông thường gặp khó khăn khi nói tiếng Quan Thoại và những khó khăn như vậy một phần là do hệ thống thanh điệu của ngôn ngữ bản địa.

Trong khi những ngôn ngữ có thanh điệu như Trung Quốc và Yoruba được tìm thấy trong nhiều khu vực trên thế giới thì những ngôn ngữ có ngữ điệu như tiếng Anh cũng khá phổ biến. Âm vực trong tiếng Anh không báo hiệu những điểm khác biệt về mặt âm vị học như trong tiếng Trung Quốc, nhưng nó truyền đạt những thông tin quan trọng về thái độ người nói và các trạng thái cảm xúc. Theo cách hiểu thông thường thì âm vực và những đặc trưng siêu đoạn khác, bao gồm có trọng âm, nhịp điệu và độ lớn đóng một vai trò quan trọng trong diễn ngôn giống với vai trò của điệu bộ cử chỉ và những tín hiệu cận ngôn ngữ khác. Một đề tài nghiên cứu được tiến hành bởi Rintell (1984) đã gợi ra rằng người nói tiếng Trung Quốc đặc biệt khó khăn trong việc nhận ra những trạng thái cảm xúc của người nói tiếng Anh, trong sự tương phản với những người nói tiếng Ả Rập và tiếng Tây Ban Nha, những đánh giá về thanh điệu có cảm xúc trong các cuộc hội thoại của người nói tiếng Trung Quốc thường xa rời với những đánh giá của những người nói tiếng Anh bản ngữ. Trong khi ngữ điệu có thể chỉ là một trong những nhân tố giải thích cho sự khác biệt giữa người nói tiếng Trung Quốc và những học viên ESL khác trong đề tài nghiên cứu của Rintell, thì điều dường như có ý nghĩa rằng, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập cũng giống như tiếng Anh là những ngôn ngữ có ngữ điệu, trong khi tiếng Trung Quốc thì không.

Các tín hiệu về ngữ điệu có những chức năng khác bên cạnh việc đề xuất những cảm xúc và thái độ của người nói, chúng cũng giúp ích cho cấu trúc hội thoại bằng cách cung cấp các tín hiệu cho phần mở đầu và kết thúc hội thoại, cho việc điều khiển các lượt lời và hoặc là cho những chức năng khác (Brazil, Coulthard và Johns 1980). Ngoài ra, ngữ điệu thường tương tác với diễn ngôn và các cấu trúc cú pháp. Dường như có một số khuynh hướng phổ quát về mặt chức năng mà những đơn vị siêu đoạn có được trong các ngữ đoạn và mệnh đề. Ví dụ, Bolinger (1978) quan sát thấy rằng một ngữ điệu đi lên là đặc điểm của dạng câu hỏi Có-Không trong nhiều ngôn ngữ ( “Are you coming?” có thể là một câu trả lời khẳng định hoặc phủ định). Tuy thế, có một sự biến đổi xuyên ngôn đáng kể trong các hệ thống siêu đoạn và những ảnh hưởng của các đặc điểm tương đồng và khác biệt ở các hệ thống là bằng chứng cho sự thụ đắc ngôn ngữ thứ hai.

Một điểm tương đồng trong các mô hình siêu đoạn của hai ngôn ngữ có thể cho người học những lợi thế quan trọng trong việc học cú pháp của ngôn ngữ đích theo như đề tài nghiên cứu được tiến hành bởi Keller-Cohen (1979). Trong một so sánh về sự thụ đắc tiếng Anh ở những đứa trẻ nói tiếng Nhật, tiếng Phần Lan và tiếng Đức, Keller-Cohen nhận ra rằng điểm giống nhau giữa các kiểu ngữ điệu câu hỏi trong tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Nhật đã giúp cho người nói ở những ngôn ngữ này tiếp thu được cú pháp của các câu hỏi trong tiếng Anh. Trái lại, sự vắng mặt của ngữ điệu đi lên trong các câu hỏi Có-Không ở tiếng Phần Lan xem ra lại làm trở ngại sự thụ đắc các kiểu câu hỏi tiếng Anh.

Sự giống nhau hoặc không giống nhau giữa các mô hình ngữ điệu của ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích cũng có thể tác động đến sự sản sinh theo những cách khác. Adams (1979) cho nhiều sự phân kỳ trong nhịp điệu lời nói của người nói ESL là do hệ thống nhịp điệu trong ngôn ngữ bản địa của họ (trong nghiên cứu của bà là tiếng Việt, tiếng Campuchia và những ngôn ngữ khác). Các công trình nghiên cứu đối chiếu về ngữ điệu trong tiếng Đức, Hà Lan, tiếng Anh và những ngôn ngữ khác cũng chỉ ra được cái ảnh hưởng của ngôn ngữ bản địa (Purschel 1975; Willems 1982; Van Els và De Bot 1987); thật sự thì một trong những đầu mối chắc chắn nhất cho đặc trưng “trọng âm tiếng nước ngoài” của một cá nhân có vẻ là ấn tượng chung về đặc điểm nhịp điệu của câu và độ cao trong ngôn ngữ bản địa.

Những tác động của sự chuyển di siêu đoạn thường tương đối không quan trọng. Khi nói tiếng Anh, một người Đức có thể sẽ “phát ra tiếng Đức” và một người Hàn Quốc sẽ “phát ra tiếng Hàn”, nhưng họ vẫn có thể thành công trong việc giao tiếp một cách duyên dáng, lưu loát và chính xác về mọi mặt. Tuy thế, những người nói phi bản ngữ đôi khi liều lĩnh đưa ra một lối tấn công đơn giản từ cách sử dụng các kiểu ngữ điệu báo hiệu một trạng thái cảm xúc trong ngôn ngữ bản địa và một trạng thái cảm xúc khác trong ngôn ngữ đích (cf. Kasper 1981; Loveday 1982b).

3. Cách phát âm, hệ thống các loại hình và phổ niệm ngôn ngữ

Tần số xuất hiện xuyên ngôn của các âm vị

Mặc dù ngôn ngữ bản địa có ảnh hưởng lớn đến các mô hình âm vị học và ngữ âm học hiển nhiên trong sự thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, nhưng cuộc nghiên cứu trong thập niên vừa qua hoặc đại loại như vậy đã nêu lên những câu hỏi quan trọng về tính độc lập của sự ảnh hưởng ngôn ngữ bản địa từ các nhân tố khác. Một nhân tố mà nhiều sự phân tích đối chiếu tiếc là đã không đưa vào bản miêu tả là tần số xuất hiện xuyên ngôn của các âm đang được đối chiếu. Các ngôn ngữ đều hướng tới có một sự pha trộn của các âm, giữa một số âm được tìm thấy trong nhiều ngôn ngữ và một số âm thường không được tìm thấy. Trong khi không có một âm vị phụ âm hoặc nguyên âm đặc biệt được tìm thấy ở mọi ngôn ngữ trên thế giới thì một số âm lại cực kỳ phổ biến. Chẳng hạn như, trong một mẫu gồm 317 ngôn ngữ được khảo sát, những nguyên âm /i/, /u/ và /a/ đều xuất hiện trong những bản tóm tắt âm vị học của hơn 250 ngôn ngữ; tương tự như vậy là âm mũi hai môi /m/ xuất hiện trong hầu hết 300 ngôn ngữ và âm tắc hai môi hữu thanh /b/ trong hầu hết 200 ngôn ngữ (Maddieson 1984). Trái lại, một số âm theo sự khảo sát của Maddeson có phần hiếm hơn, ví dụ, cái âm tiếng Đức /x/ xuất hiện trong 76 ngôn ngữ và âm tiếng Đức /ts/ có trong 46 ngôn ngữ. Còn có một số âm hiếm hơn. Một ví dụ như vậy là một âm xát yết hầu vô thanh /h/ trong tiếng Kurdish chỉ xuất hiện trong 12 ngôn ngữ khác theo sự khảo sát của Maddieson.

Ý nghĩa của những thực tế xuyên ngôn như vậy đối với sự thụ đắc ngôn ngữ thứ hai  dường như có một thế tương liên thô giữa tần số xuất hiện của một âm và khó khăn của nó đối với những người lớn học một ngôn ngữ thứ hai. Ví dụ, một đề tài nghiên cứu được tiến hành bởi Briere (1968) đã gợi dẫn rằng những sinh viên người Mỹ sẽ gặp nhiều rắc rối hơn khi học những âm hiếm thấy: chẳng hạn như /h/ trái với /x/. Ý nghĩa của những kết quả thực nghiệm như vậy trong phân tích đối chiếu là vô cùng to lớn. Ví dụ, một sự so sánh giữa tiếng Kurdish và tiếng Anh biểu lộ rằng cái ngôn ngữ phía trước có cả âm /h/ và âm /x/, trong khi ngôn ngữ phía sau không có cả hai âm này. Bất kỳ một sự phân tích đối chiếu nào cũng có thể tiên đoán rằng cả hai âm sẽ gây khó khăn cho những người Kurdish học nói tiếng Anh, nhưng những sự thật về tần số xuất hiện xuyên ngôn đã gợi ra rằng âm /h/ sẽ còn gây nhiều khó khăn hơn.

Những quy tắc âm vị học phổ biến

Cũng như với tần số xuất hiện xuyên ngôn của các âm đặc biệt, tần số xuất hiện của các quy tắc âm vị học có thể là một đầu mối quan trọng để tìm ra cái điều gì sẽ là dễ hoặc khó trong sự thụ đắc. Một quy tắc chứng tỏ cái điều đặc biệt thú vị là có liên quan đến sự vô thanh hoá phụ âm; trong một số ngôn ngữ, những phụ âm nào đó đứng ở vị trí cuối từ sẽ trở nên vô thanh. Chẳng hạn như trong tiếng Đức, phụ âm ở cuối từ “Rad” (“wheel”) được phát âm giống như cái phụ âm ở cuối từ Rat (“advice”), mặc dù hình thức số nhiều của từ Rad, cái gọi là Rader, có một phụ âm hữu thanh (/d/). Các nhà ngôn ngữ thường giải thích cái phụ âm vô thanh trong những từ này như từ Rad” như là bằng chứng của quy tắc vô thanh hoá và bằng quy tắc này một phụ âm hữu thanh sẽ trở thành âm vô thanh vào bất cứ khi nào nó xuất hiện ở vị trí cuối từ. Trong cái nghĩa rằng, những quy tắc giống nhau xuất hiện ở nhiều ngôn ngữ khác, cái quy tắc này của tiếng Đức là một quy tắc rất tự nhiên, và tính tự nhiên này dẫn đến những tiên đoán hơi khác với những tiên đoán của ngôn ngữ đối chiếu truyền thống (Eckman 1977). Dù cho tiếng Anh không có một quy tắc vô thanh hoá như vậy thì người nói tiếng Anh vẫn ít có khó khăn theo như Moulton (1962b) trong việc học phát âm Rad và Rat y hệt nhau, bất chấp sự thật rằng ở hình thức số nhiều của Rad có một phụ âm hữu thanh. Trái lại, Moulton quả quyết rằng những người nói tiếng Đức học tiếng Anh sẽ có khó khăn đáng kể khi loại bỏ quy tắc vô thanh hoá của ngôn ngữ bản địa, và do đó sẽ nhận thấy thật khó để tránh phát âm những từ như nod theo cái cách giống như từ not. Sự hiện hữu của quy tắc vô thanh hoá trong tiếng Đức và sự vắng mặt của nó trong tiếng Anh vì thế không ngụ ý rằng những người học tiếng Anh và những người học tiếng Đức sẽ gặp một khó khăn có thể so sánh được trong việc tiếp thu quy tắc và mặt khác là loại bỏ quy tắc này trong ngôn ngữ khác. Có khả năng lớn là những tương phản xuyên ngôn thường xuyên gây ra những kiểu khó khăn phi đối xứng như vậy.

Sự mất đi cái khó khăn tương đối của quy tắc vô thanh hoá đối với người học tiếng Anh dường như có liên quan đến tần số xuất hiện xuyên ngôn của quy tắc, đó là quy tắc được tìm thấy trong nhiều ngôn ngữ. Có một bằng chứng khác về tính tự nhiên của quy luật. Eckman (1981a, 1981b) đã chứng mình bằng tài liệu trường hợp của những người nói tiếng Quảng Đông và người nói tiếng Tây Ban Nha vô thanh hoá những âm tắc cuối từ trong tiếng Anh ngay cho dù một quy tắc như vậy không tồn tại trong ngôn ngữ nguồn hoặc là ngôn ngữ đích. Ví dụ, những người nói tiếng Quảng Đông có khả năng sẽ phát âm từ pig giống như từ pick mặc dù tiếng Quảng Đông không có một quy tắc vô thanh hoá giống âm đó trong tiếng Đức (Eckman 1981a). Do vậy, trong một số ngữ cảnh thụ đắc, quy tắc vô thanh hoá có sự tồn tại hơi độc lập với cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích (Eckman 1984).

Cấu trúc âm tiết

Tính độc lập tương đối của quy tắc vô thanh hoá với cấu trúc của ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích có thể gợi ý rằng sự chuyển di không phải là một nhân tố trong, chẳng hạn như, cách phát âm từ pig và pick của người nói tiếng Quảng Đông. Tuy thế, những quy tắc âm vị học trong ngôn ngữ nguồn có vẻ như tương tác với các quy tắc chẳng hạn như quy tắc vô thanh hoá. Những lỗi phát âm của người nói tiếng Quảng Đông được mô tả bởi Eckman (1981a) khác biệt một cách đáng kể với những lỗi phát âm của người nói tiếng Nhật trong cùng một công trình nghiên cứu. Những người nói tiếng Nhật không bao giờ vô thanh hoá được các phụ âm cuối; do đó, những từ như từ pig không được phát âm giống từ pick nhưng thay vào đó nó thường có một nguyên âm được thêm vào để tạo nên một âm tiết thứ hai như trong [pigə]. Eckman đã quy những lỗi như vậy cho loại hình học cấu trúc âm tiết – tiếng Nhật là một trong nhiều ngôn ngữ có rất ít những phụ âm xuất hiện ở cuối từ. Sự thêm vào một nguyên âm để thành các từ như pig vì vậy dường như là một hệ quả của ưu thế về mặt loại hình học trong tiếng Nhật dành cho các âm tiết mở, những âm tiết không kết thúc bằng các phụ âm, như trong sự phối hợp phụ âm-nguyên âm ở từ pa. Dù cho quy tắc lồng ghép nguyên âm được Eckman thừa nhận đã không tồn tại trong tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, nhưng nó phản ánh một cái ảnh hưởng có thể có của cấu trúc âm tiết trong ngôn ngữ bản địa.(Anderson 1987).

Theo như phân tích của Eckman, cái ưu thế mà những người nói tiếng Nhật dành cho các âm tiết mở nảy sinh từ ảnh hưởng của ngôn ngữ bản địa. Tuy nhiên, có khả năng rằng sự ưu tiên này có liên quan đến những phổ niệm ngôn ngữ. Tarone (1980) so sánh những lỗi sai trong cách phát âm tiếng Anh của những người nói bản địa của tiếng Quảng Đông, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Hàn Quốc và nhận thấy rằng trong khi nhiều lỗi sai có thể được quy cho sự chuyển di ngôn ngữ thì không phải tất cả các lỗi sai đều như thế. Nhiều lỗi sai, theo Tarone, gợi ra một ưu thế phổ quát cho những âm tiết mở của loại cấu trúc CV. Ví dụ, dù cho trong tiếng Hàn Quốc có cho phép những phụ âm mũi như âm /n/ xuất hiện ở cuối các từ, thì những người nói tiếng Hàn Quốc không phải bao giờ cũng phát âm phụ âm đó ở cuối những từ tiếng Anh chẳng hạn như từ then và thus sản sinh ra những từ có cấu trúc âm tiết CV. Dưới ánh sáng của sự quan sát được tiến hành bởi Hyman (1975) và những nhà nghiên cứu khác thì cấu trúc CV là loại cấu trúc âm tiết phổ biến nhất, những lỗi sai mà Tarone đã dùng tài liệu để chứng minh gợi ra rằng những người nói ở tất cả các ngôn ngữ có thể được dẫn dắt để sử dụng những âm tiết CV trong một ngôn ngữ thứ hai (Greenberg 1983).

Tuy nhiên, nếu có một khuynh hướng thiên về như vậy thì nó sẽ tương tác với những nhân tố khác. Những người nói tiếng Quảng Đông theo nghiên cứu của Eckman thì họ thường tạo ra những âm tiết có một phụ âm cuối, và việc sử dụng thường xuyên các âm tiết CV cũng là hiển nhiên trong những dữ liệu thu được từ cuộc nghiên cứu những người nói tiếng Tây Ban Nha (Eckman 1981b). Ngoài ra, Sato (1984) đã đưa ra lý lẽ rằng những người nói tiếng Việt thích những âm tiết CVC hơn là CV. Ví dụ, những người nói tiếng Việt có vẻ ít có khả năng phát âm từ next (/nekst/) giống như [ne] hơn là như [ne?], ở cái từ mà phụ âm cuối là một âm tắc thanh hầu. Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu khác về cách phát âm của những người nói tiêng Việt lại gợi dẫn rằng một số nhân tố phổ quát là đang hoạt động. Benson (1986) đã có thể sử dụng sự phân tích có hàm ý của Greenberg (1965) để dự đoán những loại âm tiết gì mà người nói tiếng Việt sẽ nhận ra là khó khăn nhất. Chẳng hạn như, sự phân tích của Greenberg đã cho thấy, những ngôn ngữ đó có nhiều khả năng có những âm tiết kết thúc bằng hai phụ âm vô thanh (/-ps/ như trong từ tops) hơn là có những âm tiết kết thúc bằng hai phụ âm hữu thanh (/-bd/ như trong từ rubbed). Những phát hiện của Benson đã chỉ ra rất rõ ràng rằng người Việt Nam thật sự đã có quá nhiều khó khăn khi phát âm những tổ hợp phụ âm như /-bd/.

Sự chuyển di và những nhân tố phát triển

Cái bằng chứng được trình bày đến đây trong mục này đã gợi ý rằng những nghiên cứu về các phổ niệm ngôn ngữ và loại hình ngôn ngữ học có liên quan đến công trình nghiên cứu cách phát âm ngôn ngữ thứ hai theo một số phương pháp, bao gồm có tần số xuất hiện xuyên ngôn của các âm vị, tính tự nhiên của những quy tắc âm vị học, và những ưu thế đối với các loại cấu trúc âm tiết nào đó. Trong tất cả những phần này, bằng chứng chỉ ra những ảnh hưởng đối với sự thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, là những ảnh hưởng không chỉ do những kiểu phát âm ngôn ngữ bản địa.  Như trong trường hợp của các mô hình cú pháp chẳng hạn như câu phủ định, sự thụ đắc các kiểu âm có vẻ có liên quan đến những nhân tố phát triển cả trong việc học ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai. Một ví dụ rất chắc chắn về ảnh hưởng của nhân tố phát triển là quy tắc vô thanh hoá phụ âm được nghiên cứu tỉ mỉ bởi Eckman và các nhà nghiên cứu khác. Như đã lưu ý, sự vô thanh hoá của những phụ âm ở vị trí cuối từ có thể xảy ra trong cách phát âm ESL không chỉ của người nói những ngôn ngữ trong đó quy tắc này hoạt động, mà còn của người nói những ngôn ngữ trong đó quy tắc này không hoạt động. Một số bằng chứng từ sự thụ đắc ngôn ngữ của trẻ em cũng cho thấy rằng sự vô thanh hoá phụ âm là một quy tắc phát triển. Edwards (1979) nhận ra rằng những đứa trẻ tiếp thu tiếng Anh cũng như ngôn ngữ bản địa của chúng đều có xu hướng vô thanh hoá các phụ âm cuối từ chẳng hạn như âm /z/ trong từ shoes.

Tầm quan trọng tương đối của sự chuyển di và của những tiến trình phát triển như sự vô thanh hoá phụ âm chính là đối tượng của một số cuộc nghiên cứu. Trong một đề tài nghiên cứu về một đứa trẻ ở Iceland-nước Mỹ, Hecht và Mulford (1987) đã cung cấp cái bằng chứng thú vị rằng sự chuyển di và các nhân tố phát triển có thể ảnh hưởng đến cách phát âm của người học theo những cách khác nhau. Họ nhận thấy rằng những lỗi sai liên quan đến nhân tố phát triển đặc biệt phổ biến với những âm xát (e.g, /v/), trong khi đó những lỗi sai về chuyển di lại phổ biến hơn với những loại phụ âm khác và với những nguyên âm. Major (1986, 1987) đưa ra giả thuyết rằng những lỗi sai chuyển di sẽ hiển nhiên hơn trong những giai đoạn đầu của sự thụ đắc và rằng những lỗi sai liên quan đến nhân tố phát triển sẽ không còn phổ biến cho đến khi người học có tiến bộ đáng kể; giả thuyết của ông giống với những giả thuyết khác được lập nên về những lỗi sai cú pháp. Trong lúc những phân tích như vậy có tính khiêu khích và được ủng hộ bởi một số chứng cứ, thì mối quan hệ giữa chuyển di và các nhân tố phát triển chắc chắn là phức tạp trong âm vị học cũng như trong các lĩnh vực khác.

4. Các hệ thống chữ viết

Trái với những mặt có hệ thống khác của ngôn ngữ, chẳng hạn như âm vị học và cú pháp học, hệ thống chữ viết là duy nhất. Bởi vì các hệ thống chữ viết không tồn tại trong mọi ngôn ngữ nên những so sánh xuyên ngôn của các hệ thống này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Hơn nữa, trong trường hợp nơi mà các hệ thống chữ viết tồn tại trong cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích, thì những phân tích đối chiếu của những hệ thống đó sẽ không thích hợp với sự thi hành của người học, những người không bao giờ học hệ thống chữ viết của ngôn ngữ đích hoặc những người không học hệ thống chữ viết trong chính ngôn ngữ của họ. Tuy nhiên, nhiều ngữ cảnh tiếp thu  có liên quan đến những trường hợp của người học, những người biết chữ trong một ngôn ngữ và những người cố gắng để trở nên biết chữ ở một ngôn ngữ khác. Trong phần này, trọng tâm sẽ là những trường hợp như vậy bởi vì chúng có tính đơn nhất phù hợp cho những phân tích đối chiếu các hệ thống chữ viết và bởi vì sự chuyển di liên quan đến những hệ thống như vậy có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thụ đắc.

Những tương phản trong các hệ thống chữ viết

Bất kỳ sự cân nhắc nào về chuyển di liên quan đến các hệ thống chữ viết đều phải đưa vào bản miêu tả mối quan hệ thường xuyên tồn tại giữa cách phát âm và chữ viết. Như đã đề xuất ở phần mở đầu của chương này, các hệ thống chữ viết thường phản ánh các kiểu âm trong một ngôn ngữ, và vì vậy mà một sự phân tích đối chiếu của các hệ thống chữ viết thường bao hàm một số hiểu biết rõ ràng về ngữ âm học và âm vị học của các ngôn ngữ được so sánh. Nhiều sự chuyển di tiêu cực biểu hiện rành rành trong các lỗi chính tả đều có căn nguyên của nó, không phải trong chính tả ngôn ngữ bản địa mà là trong cách phát âm của ngôn ngữ bản địa (như đã bàn luận sau đó). Do vậy, thậm chí trong những trường hợp mà người học không đọc hoặc viết bất kỳ một ngôn ngữ nào ngoại trừ cái ngôn ngữ đích thì ở đó có thể có những ảnh hưởng của ngôn ngữ bản địa lên sự biết chữ của người học ở ngôn ngữ thứ hai.

Không có nghi vấn gì rằng sự biết chữ đòi hỏi nhiều hơn là chỉ dừng lại ở cái khả năng lập mã và giải mã các ký hiệu được sử dụng trong một hệ thống chữ viết. Đến với những thuật ngữ có ý nghĩa quấn quyện vào nhau trong các mô hình cú pháp học, từ vựng học và tu từ học chắc chắn sẽ tạo ra nhiều thử thách trong việc học đọc và viết một ngôn ngữ mới. Tuy nhiên, khả năng viết và đọc thành công cũng bao hàm một sự thành thạo nhất định về các kỹ năng lập mã và giải mã. Những kỹ năng như vậy có liên quan đến không chỉ những ký hiệu riêng lẻ mà còn liên quan đến hệ thống các ký hiệu. Để trở nên biết chữ ở một hệ thống chữ cái, một người nào đó phải đi đến chỗ nhận thức được sự tương ứng giữa các âm vị và các chữ cái. Để trở nên biết chữ ở một hệ thống âm tiết tính chẳng hạn như văn tự Vai được sử dụng ở Tây Phi, một người nào đó phải nhận ra được những sự tương ứng giữa các ký hiệu được viết và các âm tiết (Scribner và Cole 1981). Và để trở nên biết chữ ở trong cái gọi là một hệ thống ghi ý chẳng hạn như chữ Hán, một người nào đó phải nhận thức được những sự tương ứng giữa các ký hiệu được viết và các hình vị (Coulmas 1983). Các bảng chính tả phổ biến nhất hành chức một cách riêng biệt dựa trên nguyên tắc sắp xếp bảng chữ cái hoặc nguyên tắc âm tiết tính hoặc là nguyên tắc ghi ý, dù cho một số ngôn ngữ chẳng hạn như tiếng Nhật, làm nên một cách dùng quan trọng của hơn một nguyên tắc (Gelb 1963; Sampson 1985).

Thực tiễn giáo dục phản ánh sự thật rằng các hệ thống chữ viết của hai ngôn ngữ càng giống nhau thì người học càng cần ít thời gian để phát triển các kỹ năng lập mã và giải mã cơ bản. Ví dụ, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh có hệ thống chữ viết cực kỳ giống nhau, ngược lại tiếng Trung Quốc và tiếng Anh thì không. Những cuốn sách giáo khoa giới thiệu tiếng Tây Ban Nha cho những người nói tiếng Anh vì thế không cần và thường không dành nhiều khoảng trống cho hệ thống chữ viết của ngôn ngữ đích, trong khi đó những trang viết mở đầu về tiếng Trung Quốc được viết cho những người nói tiếng Anh rõ ràng phải dành một khoảng trống lớn cho hệ thống chữ ghi ý. Hệ thống chữ viết Tây Ban Nha biểu lộ một số điểm khác biệt so với tiếng Anh trong những quy ước về cách viết và tự dạng, nhưng những khác biệt gì mới là những điểm khác biệt  giữa các hệ thống chữ cái. Trong lúc những điểm khác biệt như vậy có thể là nguyên nhân của những khó khăn trong cách viết, thì những điểm tương đồng nảy sinh từ hai ngôn ngữ về cơ bản có bảng chữ cái giống nhau là rất lớn, như để giảm đi một cách đáng kể thời gian cần thiết để biết chữ trong ngôn ngữ đích.

Sự chồng chéo giữa các hệ thống chữ cái không phải bao giờ cũng lớn như trong trường hợp của tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh. Ví dụ, bảng chữ cái Cyrillic của tiếng Nga có một số chữ chung cho tiếng Anh (e.g những chữ cái được viết hoa M và T), nhưng nhiều chữ cái sẽ không quen thuộc với người đọc tiếng Anh ngay cả khi chúng đại diện cho những âm vị tương đương về mặt chức năng trong tiếng Nga và tiếng Anh. Cái hành động theo kinh nghiệm trong quá trình đọc các bảng chữ cái Cyrillic và Roman của người đọc được sử dụng ở Nam Tư gợi dẫn rằng, khi các sinh viên học một bảng chữ cái có những sự tương ứng với một bảng chữ cái mà họ đã nắm vững rồi, họ sẽ tiến hành các thao tác nhận diện ngôn ngữ trung gian của các chữ cái quen thuộc và do đó khởi đầu cho khả năng tinh thông của họ về một bảng chữ cái mới dựa trên cơ sở những đặc điểm tương đồng của hai hệ thống chữ viết (Lukatela 1978). Với một số bảng chữ cái thì có ít hoặc không có sự chồng chéo nào trong các hệ thống chữ viết của hai ngôn ngữ, ngoại trừ chính nguyên tắc sắp xếp bảng chữ cái. Ví dụ, bảng chữ cái tiếng Anh và tiếng Ba Tư là gần như không có các chữ cái chung và chúng sử dụng các nguyên tắc định hướng đối lập, đó là, bảng chữ cái Ba Tư được viết từ phải qua trái và bảng chữ cái tiếng Anh được viết từ trái qua phải. Bởi hai ngôn ngữ chỉ chia sẻ với nhau nguyên tắc sắp xếp bảng chữ cái, cho nên có ít dù là bất kỳ sự chuyển di tích cực nào đó trợ giúp cho sự thụ đắc tiếng Anh của người Ba Tư hoặc là sự thụ đắc tiếng Ba Tư của người Anh, dù cho chắc chắn là có một số thuận lợi nảy sinh từ việc đã học qua cách lập mã và giải mã ngôn ngữ viết.

Những vấn đề về cách viết

Không còn nghi ngờ gì nữa, một sự tương đồng trong các hệ thống chữ viết có thể giảm đi lượng thời gian cần thiết để học cách lập mã và giải mã những ký hiệu được viết trong một ngôn ngữ thứ hai. Tuy nhiên, như trong những trường hợp khác của sự tương đồng ngôn ngữ học, ở đó có thể nảy sinh những khó khăn do một bộ phận chứ không phải toàn bộ sự chồng chéo trong những quy ước về chữ viết. Ví dụ, Oller và Ziahosseiny (1970) đã viện dẫn những ví dụ về các lỗi chính tả mà chúng rõ ràng là do tình trạng cùng họ hàng của các từ trong tiếng Anh mà ở trong đề tài nghiên cứu của họ tiếng Anh là ngôn ngữ đích, và các từ vựng trong ngôn ngữ bản địa của sinh viên. Vì thế, những người nói tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý và tiếng Bồ Đào Nha đều viết comfort như confort (hình thức cùng gốc trong cả ba ngôn ngữ sử dụng “n” thay cho “m”).

Ngay cả trong những từ không có cùng họ hàng, ở đó có khả năng có những lỗi chính tả do sự ảnh hưởng của các quy ước về cách viết trong ngôn ngữ bản địa, như trong trường hợp của từ “traied”, cách viết từ “tried” được dùng bởi người Tây Ban Nha (Oller và Ziahosseiny 1970). Một ảnh hưởng quan trọng khác bên cạnh những quy ước về chính tả có thể là cách phát âm. Ví dụ, người Anh làm nên một sự khác biệt về mặt âm vị giữa âm /p/ và âm /b/, nhưng người Ả Rập thì không, và Ibrahim (1978) đã quy những lỗi sai về chính tả ESL sau đây của những sinh viên Gioocdani – blaying, bicture, và bombous – là do cái ảnh hưởng về âm vị học từ tiếng Ả Rập.

Như với những lỗi sai có tính hệ thống khác, không phải tất cả các vấn đề về chính tả đều có thể được quy cho ảnh hưởng của ngôn ngữ bản địa. Mặc dù những sự phân loại khác với kết quả của các cuộc khảo sát đã làm rõ rằng những nguồn như siêu khái quát hoá cũng giải thích cho nhiều lỗi sai (Kamratowski và Schneider 1969; Oller và Ziahosseiny 1970; Ibrahim 1978; Beboe 1985). Trong trường hợp các ngôn ngữ như tiếng Anh, là thứ tiếng có luật chính tả khét tiếng là khó đối với những người nói bản ngữ và phi bản ngữ, sự đa dạng của các lỗi sai phản ánh trên diện rộng những đặc tính của hệ thống; do đó, những lỗi sai của sinh viên ESL thường giống hệt với những lỗi sai của người bản địa, như trong từ tought (thay vì là taught) và sleaping (thay vì là sleeping) (Ibrahim 1978).

Những khó khăn của hệ thống chính tả tiếng Anh cung cấp chứng cứ xa hơn rằng bất cứ điều gì chứng tỏ là khó đối với người nói bản ngữ thì cũng có thể chứng tỏ là khó đối với người nói phi bản ngữ. Thực tế này là cốt yếu cho việc hiểu tính phi đối xứng của các hệ thống ngôn ngữ học, cái điều mà bất kỳ một sự phân tích đối chiếu triệt để nào cũng phải đưa vào bảng miêu tả. Chẳng hạn như, những điểm khác biệt giữa các hệ thống chính tả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha không có khả năng dẫn đến những kiểu khó khăn có tính đối xứng. Sự tương ứng giữa một chữ cái – một âm vị trong tiếng Tây Ban Nha thì thẳng thừng hơn là những tương ứng này trong tiếng Anh, và nó dường như không chắc chắn rằng chính tả trong tiếng Tây Ban Nha chứng tỏ sẽ khó đối với người nói tiếng Anh cũng như chính tả trong tiếng Anh đối với người nói tiếng Tây Ban Nha. Trong trường hợp của tiếng Trung Quốc, một ngôn ngữ với một hệ thống chữ viết phức tạp hơn nhiều so với hệ thống chữ viết tiếng Anh, những kết quả cho sự thụ đắc thậm chí là hiển nhiên hơn: hầu hết những quyển sách tiếng Anh gồm có những kết hợp khác nhau của chỉ 26 chữ cái, trong khi đó những quyển sách tiếng Trung Quốc lại gồm có những kết hợp của hàng trăm và thường là hàng ngàn các ký tự khác nhau (cf Ong 1982). Những người nói tiếng Trung Quốc nhận thấy hệ thống chữ viết của họ thật là khó và những người nói tiếng Anh có khả năng là sẽ nhận thấy hệ thống chữ viết tiếng Trung Quốc thậm chí còn khó hơn.

5. Tóm tắt và kết luận

Cái ảnh hưởng ngôn ngữ bản địa là một nhân tố quan trọng trong sự thụ đắc âm vị học và ngữ âm học trong ngôn ngữ đích. Tầm quan trọng của sự chuyển di là hiển nhiên trong các công trình nghiên cứu về những tương phản trong cách phát âm cụ thể và cũng trong công trình nghiên cứu so sánh độ chính xác về cách phát âm toàn thể của người nói ở những ngôn ngữ bản địa khác nhau. Cũng như với cú pháp và các hệ thống phụ khác của ngôn ngữ, sự chuyển di không phải là nhân tố duy nhất tác động đến sự dễ dàng hay khó khăn trong việc mô phỏng các âm trong ngôn ngữ đích. Những nhân tố phổ quát bên ngoài và những nhân tố loại hình học đôi lúc hoạt động độc lập với sự chuyển di và đôi lúc lại hoạt động cùng với sự chuyển di này. Do vậy, sự nghiên cứu các mô hình phát triển là quan trọng trong các cuộc khảo sát cách phát âm ngôn ngữ thứ hai cũng như trong việc khảo sát các hệ thống phụ khác. Những điểm tương đồng và khác biệt trong các hệ thống chữ viết có thể dẫn đến sự chuyển di tiêu cực hoặc tích cực. Người học có những thuận lợi to lớn trong việc học một ngôn ngữ với một hệ thống chữ viết giống với hệ thống chữ viết trong ngôn ngữ bản địa của họ. Cũng như với cách phát âm, sự chuyển di không phải là nhân tố duy nhất phải được cân nhắc trong việc nghiên cứu cách lập mã và giải mã những ký hiệu được viết trong một ngôn ngữ thứ hai.

Ở chương này và ba chương trước đều xem xét điều nghi vấn về sự chuyển di trong những hệ thống phụ cụ thể. Trong khi cái bằng chứng có ở trong cả bốn chương tranh luận cho tầm quan trọng của những ảnh hưởng xuyên ngôn, thì vấn đề của sự chuyển di không thể được hiểu chỉ thông qua việc xem xét các nhân tố bên trong hệ thống. Về khả năng có thể xảy ra (hay không xảy ra) của sự chuyển di trong những ngữ cảnh đặc biệt, những người học là ai và môi trường sống của họ là gì có thể chỉ quan trọng như những ngôn ngữ mà họ nói. Vì thế, ở chương 8, người ta sẽ xem xét những nhân tố thường không được thảo luận trong ngôn ngữ đối chiếu.

Terence Odlin

Đoàn Quý Ngọc – Ngô Hương Giang dịch

(Chuyển ngữ từ: Terence Odlin (2000), Language Transfer, “phonetics, phonology, and writing systems”, Cambridge university press , United Kingdom, p. 112 -128.)

Theo vanvn.net.