TVVHĐ – Năm nay là năm Kỷ niệm lần thứ 130 Ngày sinh của Nhà văn, nhà tư tưởng, nhà cách mạng vĩ đại Lỗ Tấn (25/9/1881 – 19/10/1936).

Ngày 23 tháng 9 năm 2011, Hội Nhà văn Trung Quốc, Viện Văn học hiện đại Trung Quốc và Viện Bảo tàng Lỗ Tấn (Bắc Kinh) đã phối hợp tổ chức Toạ đàm kỷ niệm lần thứ 130 Ngày sinh của đại văn hào Lỗ Tấn, tại Hội trường Đại hội nhân dân.

Lỗ Tấn (25.9.1881 - 19.10.1936)
Lỗ Tấn (25.9.1881 – 19.10.1936)

Ông Lưu Vân Sơn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Tuyên truyền Tung ương đã đến dự và nói chuyện.

Ông Lưu Vân Sơn nói: Lỗ Tấn là nhà văn hoá bậc thầy được trong nước và thế giới vinh danh và ngưỡng mộ, là một tấm bia sừng sững trong lịch sử văn hoá hiện đại Trung Quốc. Ông coi việc thực hiện dân tộc tự lập tự cường là trách nhiệm của mình,     bằng những bài hịch văn chấn động lòng người, khích lệ nhân dân Trung Quốc đứng vững tinh thần; Ông hướng theo ánh sáng của xã hội, lấy trái tim đỏ xả thân báo quốc   phê phán không thương tiếc thế giới cũ, tràn đầy nhiệt tình kêu gọi thế giới mới, xây dựng văn hoá mới; Ông đi theo lý tưởng cao đẹp, trước sau kiên định đứng trên lập trường chính nghĩa, là đồng chí trung thành nhất và chiến hữu thân mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Con đường sống của Lỗ Tấn, đã thể hiện tập trung phẩm chất nhân cách của những người trí thức tiên tiến của Trung Quốc dũng cảm đảm trách, dũng cảm cống hiến trước quốc gia và dân tộc. Tác phẩm, tư tưởng và tinh thần của ông xuyên qua dòng sông dài của lịch sử, ảnh hưởng xã hội lâu dài mới mẻ. Tinh thần Lỗ Tấn là tài sản quý   báu kích thích phát triển tinh thần dân tộc và tinh thần thời đại, là động lực khổng lồ xây dựng nền văn hoá tiên tiến xã hội chủ nghĩa, cần phải nhân thức sâu sắc về ý nghĩa hiện thực và giá trị đương đại của tinh thần Lỗ Tấn, học tập và phát huy tinh thần Lỗ Tấn, kiên quyết bảo vệ văn hoá chính xác, tăng cường tự giác văn hoá và tự tin văn hoá,       dùng văn hoá mới sáng tạo quy tụ sức mạnh to lớn của hàng tỷ nhân dân đoàn kết, phấn đấu tiến lên,

Ông Lưu Vân Sơn nhấn mạnh: Trong điều kiện lịch sử mới, học tập và phát huy tinh thần Lỗ Tấn, cần phải nắm thật chắc phương hướng tiến lên của văn hoá xã hội chủ nghĩa, liên hệ chặt chẽ giữa lý tưởng cá nhân với tiền đồ của Tổ quốc, cất cao lời ca cho thời đại, viết lịch sử huy hoàng cho đất nước, viết truyện anh hùng cho dân tộc. Cần phải kiên quyết bảo vệ yêu cầu giá trị chính xác, từng phút từng giây bảo vệ ý thức trách nhiệm xã hội cao độ, suy nghĩ chín chắn về hiệu quả xã hội của tác phẩm, biểu dương Chân Thiện Mỹ, phê phán Giả Ác Xấu, phấn đấu làm người kỹ sư tâm hồn của loài người. Cần phải kiện định ý chí vững vàng, chuyên tâm cày bừa câu chữ, đã tốt cần tốt hơn, sáng tác càng nhiều tác phẩm xuất sắc thống nhất tính tư tưởng tính nghệ thuật       tính hấp dẫn, chịu đựng được sự kiểm nghiệm của lịch sử và nhân dân. Cần phải kiên trì học rộng biết sâu, kết hợp cũ mới, không quên bản lai, hấp thu ngoại lai, nhìn về tương lại, không ngừng tiến lên phía trước, nâng cao chất lượng, phấn đấu khai phá sáng tạo ra những đỉnh cao mới của văn học Trung Quốc.

Ông Dương Dương, Giám đốc Viện Bảo tàng Lỗ Tấn (Bắc Kinh); Ông Tôn Úc, Viện trưởng Viện Văn học Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc; Ông Hứa Cát An, Hiệu trưởng Trường Trung học Lỗ Tấn (Thiệu Hưng); Anh Mai Thánh Bảo, đại biểu sinh viên Trường Đại học Phúc Đán; Ông Trương Hoằng, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Lỗ Tấn Trường Đại học Đồng Tế; Ông Chu Lệnh Phi, đại biểu gia tộc của Lỗ Tấn tiên sinh, v.v… đã lần lượt phát biểu trong cuộc toạ đàm.

Nữ nhà văn Thiết Ngưng, Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc; Người thân gia       tộc của Lỗ Tấn tiên sinh cùng trên 130 người thay mặt cho các nhà văn, học giả, giới xã hội các địa phương trong cả nước đã tham dự cuộc toạ đàm.

Nhà văn Lý Băng, Bí thư Đảng đoàn, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc chủ trì cuộc toạ đàm.


Lỗ Tấn đại toàn tập

(trọn bộ 33 quyển)

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 130 Ngày sinh của Đại văn hào Lỗ Tấn (25/9/1881- 19/10/1936), tháng 9 năm 2011, Nhà xuất bản Văn nghệ Trường Giang (Trường Giang  Văn nghệ xuất bản xã) đã xuất bản phát hành bộ sách khổng lồ “Lỗ Tấn đại toàn tập”, trọn bộ gồm 33 quyển, với dung lượng 150 triệu chữ Hán.

Chủ biên Chu Hải Anh, con trai duy nhất của Lỗ Tấn.

Tác giả của bộ đại toàn tập là đại văn hào Lỗ Tấn, với hai chủ biên là Lý Tân Vũ và Chu Hải Anh.

(Chu Hải Anh, 27/9/1929 – 7/4/2011, người Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, sinh tại Thưởng Hải; Con trai duy nhất của Đại văn hào Lỗ Tấn và phu nhân Hứa Quảng       Bình; Đã xuất bản tác phẩm “70 năm Lỗ Tấn và tôi”; Là Uỷ viên Mặt trận dân tộc toàn Trung Quốc liên tục nhiều khoá cho đến khi qua đời – ND).

Những bộ toàn tập của Lỗ Tấn trước đây, đều biên tập theo thể biên niên, phương pháp biên tập nói chung là thống nhất biên tập theo ngày tháng năm của toàn bộ tác phẩm. Cách làm của họ là đem những tác phẩm nhật ký, thư tín, tạp văn, tản văn, phiên dịch, học thuật và cổ tịch, bia khắc, v.v…của Lỗ Tấn đều biên tập hỗn hợp theo thời gian, sẽ đem lại nhiều bất tiện cho độc giả, nhất là những người làm nghiên cứu.

Cho nên, những người biên tập “Lỗ Tấn đại toàn tập” áp dụng phương pháp phân loại biên niên, phân chia toàn bộ tác phẩm thành bốn phần biên niên lớn “Sáng       tác”, “Phiên dịch”, “Học thuật”, “Mỹ thuật”. Phương pháp biên tập này, gọi là “kết hợp Biên  niên thể – Phân loại biên niên – Đại biên niên, tiểu văn thể”, hiệu quả là biên tập toàn diện đầy đủ mà không hỗn loạn, thể hiện rõ quá trình phát triển về tư tưởng và  sáng tác của Lỗ Tấn.

So với toàn tập trước đây, đại toàn tập lần này tăng thêm gần 100 văn bản, tăng  thêm trên 20 ghi chép những cuộc diễn giảng của Lỗ Tấn và những hồi ức của những người đương thời về Lỗ Tấn. Đặc biệt, tăng thêm mấy chục trang bìa ba tác phẩm của Lỗ Tấn có bút tích của Lỗ Tấn đề tặng phu nhân Hứa Quảng Bình.

Ngày 15 tháng 9 năm 2011, Uỷ ban dân tộc toàn Trung Quốc và Hội Nhà văn Trung Quốc đã tổ chức Toạ đàm về bộ sách khổng lồ “Lỗ Tấn đại toàn tập”, tại Bắc Kinh, với sự tham gia của nhiều nhà văn, học giả nổi tiếng trong và ngoài nước.

Ảnh: Trọn bộ “Lỗ Tấn đại toàn tập” và ảnh chủ biên Chu Hải Anh.

Vũ Phong Tạo lược dịch

(Theo www.chinawriter.com.cn, 23-9-2011)

Exit mobile version