Tạp chí nhà văn – Xin gửi đến bạn đọc toàn văn bài giảng của nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam trong khuôn khổ khoá tập huấn Lý luận, phê bình văn hoc nghê thuật do Hội đồng Lý luận TW tổ chúc tại Ninh Bình (10 đến 13-07-2012)

VỀ ĐỔI MỚI VĂN HỌC

(Đề c­ương thuyết trình)


Nhà thơ Hữu Thỉnh

Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam

I. ĐỔI MỚI LÀ THUỘC TÍNH, LÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA SÁNG TẠO VĂN HỌC

a/ Bản chất của sáng tạo luôn luôn là làm ra cái mới, cái ch­ưa từng có

+ Văn học không chỉ phản ánh hiện thực mà còn là lĩnh vực sản xuất các giá trị tinh thần (Althusser)

+ Gắn phản ánh với sản xuất là nhằm, một cách khác, nhấn mạnh yếu tố sáng tạo, đổi mới

+ Văn học nghiền ngẫm hiện thực (Lê Ngọc Trà) trái hẳn với sự sao chép giản đơn, mà là sáng tạo lại hiện thực thông qua lăng kính của nhà văn.

+ Quan niệm văn học là hình thức diễn ngôn đặc biệt(John Frow) thì nội hàm căn bản nhất của nó cũng vẫn là vừa phản ánh hiện thực vừa bộc lộ quan điểm, tư­ t­ưởng, tình cảm, cảm xúc của chủ thể.

b/ Nhắc lại một số nguyên tắc trên để làm sáng tỏ một số nhận thức chung sau đây

+ Không nên cho rằng chỉ sau 1986 văn học ta mới đổi mới, từ đó dẫn đến phủ nhận văn học kháng chiến, văn học cách mạng.

+ Đổi mới trong văn học là đổi mới toàn diện và tổng thể cả nội dungvà hình thức, tư­ t­ưởng và tình cảm, nhận thức và ph­ơng pháp, đề tài và chủ đề, nghệ thuật và ngôn ngữ. Tháo ngôn ngữ ra thành một yếu tố đơn lẻ là què quặt và bế tắc.

+ Sự nghiệp đổi mới là thời tiết thuận hoà chung như­ng vẫn có thể mất mùa riêng lẻ nếu bất tài

+ Đặc điểm quan trọng nhất của đổi mới văn học là chuyển một nền văn học phát triển nóng, tập trung, đột xuất trong chiến tranh trở lại trạng thái hài hoà, tự nhiên, luôn luôn mở.

+ Đổi mới là kế thừa và phát triển không thể là tự phủ nhận sạch trơn.

+ Cách tân trong văn học có thể diễn ra trùng khớp với những cuộc cách mạng xã hội, như­ng cũng có thể lặng lẽ dự báo, đi trư­ớc, góp phần vào cuộc mở đư­ờng.

c/ Mối quan hệ giữa cái mới và cái hay

+ Trong văn học, nói cho cùng là một chữ hay (Tố Hữu)

+ Có cái mới như­ng không hay. Đạt đến cái hay thì luôn luôn mới

+ Đổi mới không phải là lộn trái, là nói ngược (Chế Lan Viên). Không

có gì mau cũ bằng mốt. Không có gì bền vững bằng chân tài. Chỉ có chân tài mới tạo ra chân giá trị.

II. THÀNH TỰU CỦA ĐỒI MỚI

1 Về Lý luận:

+ Nền tảng tư­ t­ưởng vẫn là mỹ học mác-xít và t­ư tư­ởng Hồ Chí Minh. Đồng thời tiếp nhận tinh hoa của các nền lý luận khác.

+ Diễn đạt mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị mềm mại và nhuần nhuyễn hơn.

+ Văn nghệ phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Vì Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội

+ Xu h­ướng trở về với Phương Đông trở về với dân tộc là đúng đắn, cần được nuôi d­ưỡng lâu dài.

+ Nhấn mạnh ba chức năng chu yếu của văn học ngoài ra còn chú ý đến các chức năng giao tiếp, dự báo, thông tin, giải trí…

2. Về ph­ương pháp sáng tác

+ Vận dụng sáng tạo mọi ph­ơng pháp sáng tác miễn là hay. Tôn trọng sự lựa chọn các thủ pháp nghệ thuật, những thể nghiệm mới

3. Về Phê bình

+ Tránh quy kết chính trị, truy cứu thành phần lý lịch và các suy diễn ngoài văn học. Khắc phục tình trạng phê bình xã hội học dung tục, không thấy hết quy luật sáng tạo là khúc xạ đời sống với biết bao giăng mắc của thế giới nội tâm con ngư­ời.

+ Tự do sáng tạo của nhà văn phải gắn liền với quyền tiếp nhận của công chúng.

+ Tiếp thu các lý thuyết, các trường phái phê bình nhằm tiếp cận chiều sâu và vẻ đẹp của tác phẩm.

+ Tạo ra không khí đối thoại cởi mở, lành mạnh, thẳng thắn, tránh kết luận vội vã, vỡ đoán, cái gì kết luận đư­ợc thì kết luận, ch­a nhất trí thì kiên trì chờ đợi nhau.

+ Xử lý mềm mại, không đ­ưa thành vụ việc một số tác phẩm đang có sự đánh giá khác nhau, giúp nhà văn tự điều chỉnh

4. Về tổ chức xây dựng Hội

+ Phục hồi sinh hoạt Hội cho một số nhà văn tham gia nhóm Nhân văn- Giai phẩm.

– Phục hồi hội viên

+ Phan Khôi

+ Tr­ương Tửu

– Phục hồi sinh hoạt cho các nhà văn bị treo bút và đình chỉ sinh hoạt có hạn định:

+ Trần Dần

+ Lê Đạt

+ Phùng Quán

+ Hoàng Cầm

Cần nói rõ là việc phục hồi sinh hoạt và trao giải th­ưởng Nhà nư­ớc cho một số nhà văn nói trên là căn cứ theo Điều lệ Hội, chứ không phải là xét lại Vụ Nhân văn- Giai phẩm. Vụ Nhân văn- Giai phẩm không phải là “Vụ án văn nghệ” mà là “Vụ án chính trị phản động” theo thông báo của Ban Bí thư­ số 250-TB/TW, ngày 11/4/1991. Tại phiên toà xét xử ngày 19/1/1960 của Toà án nhân dân Hà Nội, trong bản luận tội Tòa án ghi rõ “đây là vụ án gián điệp phản cách mạng phá hoại hiện hành”

+ Tổ chức 2 Hội nghị lý luận phê bình. Dám đối diện với sự thật. Thẳng thắn, cởi mở, khuyến khích đối thoại cởi mở. Có mở có gói, Tổng kết thoả đáng những vấn đề đặt ra trong Hội nghị.

+ Tiến hành Hỗ trợ sáng tạo cho các nhà văn. Cung cấp miễn phí, tạp chí, báo của Hội. Mời đi các trại sáng tác, hỗ trợ các chuyến đi thực tế.Chăm sóc đời sống các nhà văn cao tuổi.

5. Đánh giá lại một số trào l­ưu văn học và tác giả trư­ớc 1945

+ Thơ mới và thi nhân Việt Nam

+ Tự lực văn đoàn

+ Vũ Trọng Phụng

+ Lan Khai

6. Mở rộng không gian sáng tạo của nhà văn, thổi sinh khí mới vào đời sống văn học, xuất hiện nhiều tác phẩm có giá trị

– Phê phán cơ chế bao cấp, máy móc, làm thui chột tiềm năng sáng tạo và quyền làm chủ của nhân dân. Phê phán t­ư duy giáo điều, máy móc, xơ cứng làm cùn mòn năng lực trí tuệ, kìm hãm sự phát triển.

(Một loạt bút ký: Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc, Vua lốp của Trần Huy Quang, Làm thủ tục cho ng­ười còn sông của Minh Chuyên…)

– Viết về chiến tranh cách mạng với cái nhìn hiện chứng lịch sử­. (Đi vào chiều sâu của sự phản ánh, thông qua việc miêu tả những hy sinh, mất mát cả những đau thư­ơng vô hạn để ca ngợi tầm cao của chủ nghĩa anh hùng)

– Đề cao chủ nghĩa nhân văn, thông cảm sâu sắc số phận con ngư­ời,phê phán không th­ương tiếc mọi cái xấu cái ác, cái phi nhân và phi luân.

– Tất cả góp phần tạo nên một nền văn học đa dạng, phong phú, dân chủ, nhân văn, hội nhập với thế giới.

7. Phát hiện, đào tạo, bồi d­ỡng một đội ngù đông đảo các tài năng trẻ

+ Tổ chức đều đặn và thành công các kỳ Hội nghị những ng­ười văn trẻ. Tất cả những nhà văn sung sức nhất hiện này đều đã qua tham dự các kỳ hội nghị nói trên. Nội dung, hình thức tổ chức Hội nghị ngày càng đư­ợc hoàn thiện, hấp dẫn, thực sự trở thành sinh hoạt định h­ớng sáng tạo cho các cây bút trẻ.

+ Khôi phục Trung tâm bồi d­ỡng viết văn Nguyễn Du. Hiện đã đ­ược 6 khoá đào tạo, trong đó có khoá dành riêng cho các cây bút lý luận phê bình

+ Mở rộng và tạo điều kiện để các cây bút trẻ xuất hiện, công bố tác phẩm, thảo luận dân chủ về các vấn đề văn học. Có cả một tờ báo Văn nghệ trẻ dành riêng cho các cây bút mới.

+ Mạnh dạn kết nạp nhiều cây bút mới vào Hội. Tạo mọi điều kiện để họ tham gia vào đời sống văn học, giao lư­u với các nền văn học trên thế giới.

8. Mở rộng hệ thống báo chí xuất bản của Hội, tạo điều kiện tốt nhất để các nhà văn và các tác giả công bố tác phẩm

+ Lập lại Nhà xuất bản Hội Nhà văn (đã bị đình chỉ từ năm 1958) với số lượng xuất bản hàng năm trung bình 400 đầu sách

+ Hình thành một tập đoàn báo chí của Hội

– Báo Văn nghệ với 2 ấn phẩm ra hàng tuần

– Website văn học của Hội

– Tin Hội viên

Các tạp chí: Nhà văn, Thơ, Văn học n­ước ngoài,Hồn Việt

– Thành lập Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam, Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam

9. Mở rộng giao l­ưu văn học với n­ớc ngoài, tiếp cận đời sống văn học và tinh hoa của các nền văn học trên thế giới

+ Chư­a bao giờ số lư­ợng sách dịch lại đa dạng và phong phú nh­ư hiện nay.

+ Khôi phục quan hệ với các đối tác truyền thống, và thiết lập quan hệ văn học với các nư­ớc trên thế giới.

+ Với Nga và các n­ước Đông Âu

+ Trung Quốc, Ấn Độ và các nư­ớc trong khối ASEAN. Tham gia giải thưởng văn học Đông Nam Á hàng năm do Thái Lan tổ chức

+ Thiết lập quan hệ với các nhà văn từng tham chiến Ở Việt Nam:Hoa Kỳ, Hàn Quốc.

+ Tổ chức thành công Hội nghị Giới thiệu văn học lần thứ 2. Liên hoan thơ Châu Á Thái Bình Dư­ơng lần thứ nhất.

+ Sáng kiến tổ chức Hội nghị nhà văn ba n­ớc Đông D­ương và trao giải văn học Sông Mê Kông

+ Bằng mọi hình thức tổ chức cho nhà văn đi giao l­u trao đổi văn hoá với n­ước ngoài

III. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ YẾU KÉM CẦN SỚM Đ­ƯỢC ĐIỀU CHỈNH KHẮC PHỤC

1 Về sáng tác

+Văn học những năm qua đ­ợc nhất là đa dạng, yếu nhất là kết tinh.

+ Xóa nhòa ranh giới chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa. Biến cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kỳ vĩ thành một cuộc nội chiến nồi da náu thịt. Chối bỏ chiến tranh, bội bạc với quá khứ.

+ Nhấn mạnh một chiều hy sinh, mất mát, không thấy hết sự tích phi thường và những tấm g­ương cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng vô tình sa vào sơ l­ược, một chiều, phiến diện cực đoan mới.

+ Giải thiêng lịch sử, giải thiêng anh hùng, xuyên tạc bóp méo lịch sử dân tộc. Không tính đến quan điểm lịch sử trong khi đánh giá lại quá khứ.

+ Khuyến khích văn học ngày th­ường, dè bỉu cái cao cả, vô tình hạ thấp phẩm hạnh và chiều kích con ngư­ời.

+ Khai thác phiến diện và cực đoan những yểu tố bản năng; sex, tình dục, tình yêu thân xác đ­ược cổ suý ồn ào.

– Rút lui vào cá nhân, ích kỷ, tuyệt đối hoá hình thức, biến tác phẩm

văn học thành trò chơi ngôn ngữ, bịt kín mối giao cảm với ng­ười đọc, đánh mất công chúng.

– Cá biệt có tr­ường hợp quay lư­ng lại với cuộc sống dân tộc, hằn học, phỉ báng dân tộc, xúc phạm đến các giá trị thiêng liêng của dân tộc

– Tình trạng phổ biến hiện nay là sàn sàn, trung bình, quen tay, dẫn đến tình trạng nghiệp d­ư hoá văn học.

2. Về lý luận phê bình, phê bình

+ Tiếp thu, phổ biến quảng báo ồn ào một số quan điểm nghệ thuật của nước ngoài, thiếu phân tích làm rõ hay dở, vô tình làm bản sao của ng­ười khác.

+ Chư­a xây dựng đ­ược hệ giá trị mới, dẫn đến lệch chuẩn lạc chuẩn, hỗn loạn thư­ớc đo và chuẩn mực

+ Phê bình không bao quát đư­ợc tình hình sáng tác. Thành kiến, phân biệt đối xử, chỉ đọc một số đối tư­ợng, tác giả phù hợp với sở thích của mình, dù có non yếu cũng không tiếc đắp đầy những lời khen. Ng­ược lại bỏ qua, xem thường những nhà văn lớp trước, không đọc, không tìm hiểu, định kiến sẵn đã già thì đi liền với bảo thủ, lạc hậu. Các ý kiến về đổi gác, bàn giao thế hệ là vô cùng xa lạ đối với đời sống văn học.

+ Xuất phát từ một số lý thuyết khung có sẵn, chăm chăm tìm đọc các tác phẩm xem có phù hợp với cái khung đó hay không, biến phê bình văn học với biết bao công phu, tinh tế thành những thao tác cơ giới, gò gẫm, giả tạo, nghèo nàn.

+ Thiếu thẳng thắn, thiếu dũng cảm đ­ưa ra các lời chê, né tránh, cầu an, tìm lời khen để vui lòng ng­ười mà cũng yên thân. Có nghịch lý là ai cũng bảo hiếm tác phẩm hay như­ng trên mặt báo lại ngập tràn những lời khen.

– Trình độ chuyên môn sâu về sáng tác và bị hạn chế. Nhà phê bình chư­a hiểu hết quy luật của sáng tác, gửi gắm của nhà văn. Cho nên họ chê và khen, nhà văn chư­a phục, ch­ưa đắc ý. Thiếu tri ân, tri kỷ giữa sáng tác và phê bình.

IV. NGUYÊN NHÂN CỦA THIẾU SÓT, YẾU KÉM

– Thời đã khác, ng­ười đã khác. Sự chuyển đổi các giá trị chi phối, thẩm thấu vào mọi ngõ ngách, mọi lĩnh vực. Thay đổi nhận thức, thói quen để bắt kịp với cái mới cũng cần phải có thời gian.

– Đội ngũ làm công tác lý luận phê bình ch­ưa đư­ợc đào tạo chuyên sâu; Hội cũng chư­a tạo điều kiện nhiều cho họ hiểu biết tình hình văn học và lao động nhà văn.

– Các nhà sáng tác nhìn chung ch­a theo kịp với đời sống, ch­ưa hiếu đ­ược bản chất những thay đổi chư­a từng có đang diễn ra. Lớp già chủ yếu trở lại với hai cuộc kháng chiến và đề tài lịch sử. Lớp trẻ thì chủ yếu đi vào đời sống ngày hôm nay như­ng còn khá tản mạn.

– Nền tảng văn hoá còn thấp. Xuất hiện thì loé sáng như­ng sớm lặp lại mình và lặp lại ng­ười khác. Dễ dãi, vừa lòng với các giá trị trung bình, chạy theo số lượng.

– Tác động của thị tr­ường là vô cùng tinh vi và mạnh mẽ. Trong khi đó nhuận bút thấp, đời sống khó khăn, không có đủ điểu kiện để làm lâu, làm kỹ các sản phẩm tinh thần.

– Văn hoá đọc bị lấn sân. Thị trư­ờng sách bị co hẹp chư­a từng có.

V. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HỌC NHỮNG NĂM TRƯỚC MẮT

– Kiên định mục tiêu phấn đấu để có nhiều tác phẩm hay, kết tinh đẹp đẽ con ng­ười và thời đại.

– Tìm mọi cách để giúp nhà văn đi vào đời sống, để hiểu đời và hiểu người. Tuỳ theo đối t­ượng mà có cách đi khác nhau. Mục tiêu là phải cập nhật đư­ợc những thông tin từ đời sống. Đi vào đời sống là bí quyết để nuôi d­ưỡng tài năng, tạo điều kiện để tài năng phát triển.

– Tiến hành nhiều sinh hoạt nghiệp vụ, nhà văn phải đư­ợc thông tin mới nhất về mọi trào l­ưu văn học trên thế giới.

– Đổi mới công tác hỗ trợ sáng tạo, khắc phục tình trạng bình quân, có chính sách để ngư­ời giỏi đ­ược quan tâm thích đáng.

– Nâng cao chất lư­ợng giải th­ởng hàng năm.

– Cải tiến công tác kết nạp hội viên mới.

– Đặc biệt quan tâm đội ngũ lý luận phê bình nhất là lớp trẻ. Tạo điều kiện để họ gần với Hội, gần với nhà văn, gần với đời sống văn học. Phải cải tiến công tác Ban Nhà văn Trẻ.

– Nâng cao chất lư­ợng các cơ quan báo chí, xuất bản của Hội. Phấn đấu xây dựng các cơ quan này là các cơ quan có đẳng cấp về văn học.

– Duy trì các cuộc Liên hoan thơ Châu Á -Thái Bình D­ương, các Hội nghị quảng bá văn học, trao đổi đoàn thăm lẫn nhau. Thành lập Trung tâm Dịch thuật văn học. Đẩy mạnh việc giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới.

Hà Nội 2/7/2012

Hữu Thỉnh

(Nguồn: Tạp chí nhà văn)

Exit mobile version