Lâm Thị Mỹ Dạ từng giương cao Lá cờ trắng đầu hàng thơ giữa độ hồi xuân. Đó là sự thú tội chân thật. Không hiểu tự bao giờ, loài cúc dại đã cắm rễ vào cõi hồn đa mang của nhà thơ hút đến cả nỗi đau. Chính tôi vẫn chưa thể dứt được những câu thơ mang nỗi bâng khuâng tiếc nuối về Tuổi chiều(*): “Có nghe thời tuổi dại/ Nói cười trong chiêm bao/ Có nghe ngoài cửa sổ/ Hồn mùa đi qua chiều”.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

Mỹ Dạ tuổi về chiều, nên làm tuyển tập là lẽ tự nhiên. Thơ được tách ra nhiều phần, gồm thơ tình, chiến tranh, tình mẫu tử, thơ văn thiếu nhi… Tôi thấy bài Trắng trong nằm trong phần Tình mẫu tử – điều này đúng, nhưng lại muốn bỏ qua phần Thiếu nhi. Cũng vì, trong nhiều tác phẩm, sự phân loại giữa tình mẫu tử và thiếu nhi chỉ ở mức tương đối. Ví như truyện Nỗi khát khao làm mẹ ở phần thiếu nhi lại chính nói về mẫu tử: Mèo mẹ sinh được ba con đều chết cả. Thấy ổ chó con, mèo cắp trộm một về nuôi… “Cái vú mèo Mướp thì nhỏ mà cái miệng chó con lại to… Và chắc là sữa của chị mèo cũng ít nên chó con càng nút mạnh. Sau vài lần bú như vậy, cái vú của mèo Mướp bắt đầu mưng mủ… Mèo Mướp cúi gập người lại, đưa cái vú sưng tấy, mưng mủ, kề vào miệng chó con”. Đọc lại từng câu, rõ ràng bài thơ Trắng trong nếu không có nhạc sĩ Phạm Tuyên chắp cánh thì nó vẫn đủ chinh phục độc giả. Trắng trong khiến tôi mường tượng ra Đức Mẹ bồng hài nhi đang ngậm bầu vú. Trong bài thơ có một chữ rất đắt mà Mỹ Dạ đã dùng: nghiêng (Đôi làn môi con/ nghiêng về vú mẹ); và một từ quá rẻ mà Mỹ Dạ tránh không dùng: (Sữa mẹ trắng trong/ con ơi, hãy uống). Cách đảo chữ ở tên bài thơ cũng thật tinh tế. Không cần phân tích, hãy thử gọi bài thơ trên là Trong trắng (thay vì Trắng trong) thì hiệu ứng ra sao.

Hồi nhỏ ở lớp tôi buộc phải thuộc lòng bài thơ Nắng của Mai Văn Hai, đến bây giờ tôi còn nhớ: Nắng “soi cho ông nhặt cỏ/ rồi xuyên qua cửa sổ/ nắng giúp bà xâu kim”. Mỹ Dạ cũng có Nắng. Nắng ở đây dường như còn “nhỏ”, chưa ngoan, chỉ biết tinh nghịch trêu đùa trong khoảnh sân râm mát. Nắng “tỏa tràn xuống đất” và chưa hề nhận diện được bản thân. Cô bé (và sau đó chú mèo) là người phát hiện ra nắng, “đánh thức” nắng dậy thông qua cái bóng của mình. Là sự “trưởng thành” của nắng: “Cái bóng em xinh sao/ Cũng đi như người thật/ Chú mèo vừa thức giấc/ Ngẩn ngơ nhìn bóng mình”.

Chuyện chị chim nhỏ nhắn là một truyện thơ (chứ không thuần túy thơ), hay có thể gọi là hoạt cảnh thơ. Chuyện kể chị Tu hú “đã gửi lại quả trứng” trong tổ của loài chim khác nhỏ hơn. Hai câu thơ này là nền của bài thơ: “Trong cái tổ vàng ươm/ Hắt ánh chiều đỏ lựng”. Trứng nở, hình ảnh chim “mẹ” “mình nhỏ nhắn/ dẫn chim to tập bay” – chính là Tu hú lạc ổ thật ngộ nghĩnh đáng yêu, khiến trẻ nhẹ nhàng nhớ bài học bầu bí chung giàn chứa chan tình thương khác giống.

Ngoài thơ, nhạc (sáng tác giai đoạn sau này), Mỹ Dạ viết văn chỉ dành cho thiếu nhi. Truyện Sự tích các dãy núi cũng dễ dàn dựng theo từng tiểu cảnh để có một hoạt cảnh lôi cuốn. Những chàng Sóng chán ngán suốt ngày nô đùa trên biển đã bảo với nàng Mùa Xuân: “Ở biển đơn điệu lắm. Giá nàng biết chúng tôi buồn chán đến thế nào!” Biển kiện Ngọc Hoàng. Là chỗ thân tình, Ngọc Hoàng sai Mùa Thu làm cho cây cối “bỗng nhiên tàn úa, lá rụng đầy như những giọt nước mắt lã chã rơi”; sai Mùa Hạ mang “gió nóng phả vào rừng cây, đồi cỏ làm muôn cây khô héo, xác xơ. Những con suối cạn dòng nghẹn ngào, bầy chim rũ cánh kêu khát gục lã đi”; sai Mùa Đông “tuyết phủ trắng xóa. Những cơn gió mang theo giá rét kêu rít lên. Muông thú chết cóng trông buồn thảm lạ lùng”; mục đích để cho dãy núi (những chàng Sóng biến thành) từ bỏ lời hẹn với Mùa Xuân. Dãy núi bên nhau chống chọi sự khắc nghiệt của các mùa, dẫu cho vết thương khắp mình, đoàn kết “chắn gió và chắn bão, cho mặt đất đẹp xinh”.

Trở lại với thơ, Mỹ Dạ có nhiều hình ảnh rất hồn nhiên, như là những nụ hoa nở tự nhiên mà đến người trồng hoa cũng phải ngạc nhiên:

“Bé xòe – Tay ra – Giọt mưa – Làm nhụy – Tay bé – Thành hoa

Từ trời – Xuống đất – Mưa nối – Hai đầu – Hạt mưa – Bé tí – Đo được – Trời cao!”

Sau phút cảm phục trước vẻ đẹp tinh khôi, người trồng hoa chợt hơi nhíu mày bởi hoa đã nở sớm… Đến ngày mai, ngày cần sự hiện diện của hoa biết đâu hoa còn đẹp? Nên khi Mỹ Dạ viết thêm khổ này thì như là… thừa: “Bạn ơi, – Có thấy – Trong tay – Bé đây – Có con – Đường dài – Từ trời – Xuống đất!”; bởi khổ kết đã hay như thế này:

“Bạn ơi – Có thấy – Nhỏ như – Giọt sao – Trong lòng – Tay bé – Hạt mưa – Rung nhẹ – Như còn – Nhớ ai”.

Với sự ngây thơ của tâm hồn người phụ nữ nhạy cảm, Mỹ Dạ đã truyền vẻ đẹp cho tuổi nhỏ. Nếu hỏi các bậc phụ huynh biết dạy con mong mỏi gì ở trẻ trước hết, hẳn họ trả lời đấy là tình thương. Câu chuyện về Đen Tuyền và Trắng Muốt được một bà mẹ tóc như mây trời nuôi nấng sẽ góp phần bồi đắp điều đó. Trong không gian chật hẹp, đôi bạn cứ tập bay và đến một ngày đã sải cánh vào bầu trời cao rộng. Trong chuyến khởi hành chúng gặp một trận bão lớn, Đen Tuyền bị lạc. Cùng với Cuộc phiêu lưu của phượng hoàng, đây là truyện dài dành cho thiếu nhi, được phân đoạn gắn với những nội dung cụ thể: Giận dỗi – Đi xa – Con tàu của chị gió – Bão – Việc tốt đầu tiên – Cây chết và tổ chim sẻ – Sa bẫy – Bình minh và tự do – Gặp gỡ. Truyện với nhiều hình ảnh có thể dẫn làm mẫu về phép so sánh cho học sinh hành văn. Đàn gà mới nở, tác giả nhìn “như những cục tơ lăn tròn theo chị gà mái” rất dễ thương. Cái mào của bác ngan cồ thì Trắng Muốt bảo “nóng như lửa”. Để chạm vào một buổi sáng tinh khiết đầy hương cỏ cây, Mỹ Dạ ví như “cái trứng bắt đầu tách vỏ”. Tiếp đó là “Ánh trăng ban ngày (…) như chiếc bánh đã bay hết màu sắc”. Còn Đen Tuyền lúc đang mãi tìm bạn thì nghe dưới chân buồn buồn. Hóa ra “một chú ngựa trời đang lấy gươm chém vào chân”; thật ngộ tựa cái râu ngúng nguẩy của Dế mèn. Và bất ngờ với hình ảnh rất thường tình sau đây: “Con chim ở dưới sông vụt biến mất. Trước mắt tôi là một cánh đồng cỏ non xanh biếc. Tôi chợt hiểu con chim vừa biến mất là cái bóng của mình”. Mỹ Dạ còn gọi tên nhiều nhân vật mới, đáng yêu: Cô Hương Thơm (“chào chúng tôi”, “Tôi tắm trong hương lúa thanh khiết”); Mạ Non – “Họ đến những cánh đồng nước cấy đời mình xuống đó để đến mùa nắng nôi, nẩy lên những bông lúa trĩu hạt”. Cô Búp Non là đáng thương nhất. Cô sinh ra từ một gốc cây khẳng khiu. Cô là hy vọng cuối cùng của cây. Nhưng rồi một sáng cô cũng rũ mình héo hắt khi mảnh bom chặt đứt rễ cây còn lại. Và “gió đã đưa cô ấy đi về nơi xa xôi”. Truyện còn chi tiết cảm động về tình “nhân ái” như lúc Đen Tuyền ghé vào xin trú tạm ở nhà chim sẻ, được ăn, được nghiêng đầu vào tổ để giữ ấm. Tội hơn là chuyện Đen Tuyền cứu con (mồi) châu chấu đã bị dây thắt chặt vào cổ.

Cuộc đi tìm bạn của Đen Tuyền, như vòng tròn có một múi hở. Như đôi bạn chim tập bay vòng đầu tiêu trong đời rồi cùng sà xuống đậu chung cành gió mong manh. Và rất nhiều câu chuyện lý thú tiếp tục mở ra trong khu vườn cổ tích. Ở đấy vạn vật muôn loài được vun vén bằng sự hòa hợp, nhiều niềm vui. Một chút buồn ganh tị cũng… dễ thương: Ai là Danh ca của đất trong ếch phệ, ếch gù, ếch béo. Từ thầy Bói Cá cho tới thầy Quạ đều không thể chọn ra khôi nguyên. Chính do tác giả “muốn thế”, để đi đến cả ba bị viêm họng, không kêu báo hiệu được mưa lớn, nước dâng. Truyện có sức hút liền mạch, nhưng dựng phần kết như vậy thì uổng. (Bài thơ Nếu mẹ là cũng có khổ kết trung bình, kéo bài thơ từ hay xuống khá). Với lại, Danh ca của đất – nghe thanh thoát du dương như tiếng hót của loài chim Họa Mi (mà Mỹ Dạ đã làm nhân vật chính trong nhiều truyện) lại gắn cho ếch, phải chăng tác giả đã không chọn đúng đối tượng nhân vật ngay từ đầu? Tuy nhiên, sự chỉ nhầm này đôi khi lại làm rõ nền ý tưởng. Chuyện cổ tích của chú quạ con là dẫn chứng sáng rõ. Loài Quạ lông đen thường được ví với sự đen tối xấu xa, còn loài Cò là trong trắng chăm chỉ. Nhưng trong truyện thì ngược lại. Từ sự tích bịa về loài quạ: Quạ hằng ngày chăm chỉ kiếm mồi mang về cho mẹ đã thức tỉnh chú Cò con mới chỉ biết kiếm tôm tép nuốt ngay tắp lự, truyện là lời giáo dục nhẹ nhàng với trẻ.

Một số truyện thiếu nhi của Mỹ Dạ khá khác biệt, trội ngay từ những dòng đầu tiên. Ở Chuyện trong vườn, cách vào đề khá hiện đại: “Trong gió chiều, hình như tất cả cây trong vườn đều nói được. Thật đấy mà. Bạn hãy lắng nghe mà xem. Đấy là tiếng của cô lá vàng, bạn có nhận ra không? Cô lá vàng nói rằng: Ở trong vườn này cô là người đẹp nhất”. Hay, lạ và rất nghề, “lời đề từ” sau đây khiến không khí truyện người lớn mà vẫn thuộc về tuổi nhỏ: “Bà kể rằng ngày xưa ông và bà cùng ở một xóm. Khi ông còn bé bằng Thi bây giờ, ông đã trồng cây bưởi này. Còn bà khi ấy chỉ nhỏ bằng bé Ni thôi. Ôi chao! Bà mà cũng có lúc nhỏ như bé Ni, thật ngộ quá!” (Chuyện cây bưởi). Cánh buồn ngũ sắc cũng vậy: “Bầu trời ấy bây giờ ở đâu. Trong cuộc đời có một ngày có một bầu trời như thế. Một thôn làng như thế. Bầu trời và làng quê ấy bây giờ ở đâu. Và người đã nhìn thấy nó. Đã khắc lại nó, bây giờ ở đâu rồi”. Hai truyện với cách mở đó đều thấm đẫm dòng suy tư về những lát cắt tươi rói vốn bị thời gian phủ bụi.

Hình tượng hóa về Những con chữ, tạo dựng cho chúng một đời sống, có buồn vui, tàn lụi, nhà thơ đã có được truyện ngắn hay nhất trong các truyện viết cho thiếu nhi. Bây giờ kỹ thuật hiện đại, mỗi bản thảo vi tính có thể nhân lên bao nhiêu bản tùy thích, gửi vào bao nhiêu computer tùy thích, hay gửi trên mạng toàn cầu. Còn ngày trước, thơ thì chẳng khó nhọc lắm song một cuốn sách hàng mấy trăm trang thì thường độc bản. Bản thảo đối với nhà văn quý như một phần cơ thể. Chính vậy mà nhà văn trong truyện do xui xẻo đã phải nhận sự thật đắng cay: “Ông sững sờ nhìn đống mối trắng như màu khăn tang đang lúc nhúc chen lấn nhau (…) Ông khóc nức nở, nghẹn ngào như ngày cha mẹ ông qua đời”. Từ đoạn văn trên, ngỡ Mỹ Dạ đã thấm thía nỗi thảm thiết của bạn văn gần gũi là Phùng Quán khi cuốn truyện của ông bị mối xông đến con chữ cuối cùng? Hay đó cũng là trường hợp tương tự của Hoàng Phủ Ngọc Tường mất tập bản thảo tiểu thuyết duy nhất trong đời. Qua đây cũng có một thông điệp: những con chữ vốn hiển nhiên tồn tại như một dạng năng lượng có ở khắp không gian, nếu ai biết sử dụng thì sẽ trở thành “kiến thức, lương tâm, chân lý của con người”; còn ngược lại thì cũng chỉ là thức ăn làm no bụng lũ mối, và lũ mối đó cũng giải quyết cho gà có được một bữa no mà thôi.

Thêm một thông điệp nữa ở Nai con và dòng suối. Nai ham vui, tắm, vuốt ve bóng mình giữa dòng suối. Khi nước trôi đi (suối cạn) cái bóng mất, nai tức giận đòi lại thì suối rất tinh nghịch trả lời: “Ồ, bạn tắm lâu quá nên nước trôi mất bóng đấy”. Lời nhắc nhở không chỉ với trẻ nít: đừng nên coi trọng hình thức thái quá. Hình thức khác gì bóng mình dưới suối, trong gương. Hình tượng bóng này cũng được tác giả nhấn mạnh ở trong Khúc nhạc mừng ánh sáng. Nhân vật Đồng Thảo lần đầu tiên thấy mặt trời, sợ hãi chạy trốn, gặp chim sẻ thì đòi mượn thân để núp. Chim sẻ nói: “Tôi chưa từng thấy ai nấp dưới bóng ai mà sống được”. Ai cũng có cơ may được hưởng ánh sáng mặt trời. Mặt trời bao dung phân ánh sáng tới tất cả vạn vật cây cỏ không phân biệt tốt xấu. Đó là lượng từ bi của mặt trời. Núp dưới bóng, khuất lấp ánh sáng sớm muộn rồi cũng trở thành kẻ tăm tối, yếu hèn và bệnh tật. Nhờ có Mặt trời, “Hoa phong lan nở được trên những cơn gió và những cơn mưa. Hoa phong lan sống trên cây gỗ mục và cây gỗ mục nhờ đó mà hồi sinh lại tuổi trẻ của mình”.

*

Hiển nhiên: truyện hay thơ viết cho thiếu nhi mà người lớn vẫn thích, đó là thành công lớn. Điển hình phải kể đến Không gia đình của Hector Malot hay Dế Mèn phiêu lưu ký của cụ Tô Hoài. Lâm Thị Mỹ Dạ viết về tình mẫu tử (người lớn) có sự hài hòa với tâm hồn trẻ thơ. Thơ: Trắng trong, Gửi Bê Lim, Hồn đầy hoa cúc dại, Nếu mẹ là… Chuyện cổ nước mình như một vệt nối giữa con sông với chân trời đã xa. Giữa đời cha ông với đời chúng ta sẽ là một khoảng trống vô hồn nếu thiếu câu chuyện cổ. Những đứa trẻ nếu được nghe chuyện cổ nước mình khi vừa bước chân đến trường, tâm hồn chúng sẽ trong mát như con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi. Và những thầm thì tiếng xưa ấy, dư âm của còn mãi trong lương tâm mỗi con người khi đã lớn. Mỹ Dạ viết nhiều truyện thiếu nhi hợp cả với người lớn: Những con chữ, Chuyện cây bưởi, Nai con và dòng suối… Tuy một số ít từ hơi lớn với trẻ. Có thể dẫn ra: “Con sâu đã được hóa kiếp, và đoạn tả về cái chết của ông bố Phượng Hoàng trong Cuộc phiêu lưu của phượng hoàng: “Đống mối trắng như màu khăn tang” (Những con chữ); “Con tàu của chị gió được kiến trúc như hình một đám mây” (Cuộc đi tìm bạn của Đen Tuyền). Hoặc như đoạn thơ sau đây trong bài Một tuổi cho con: “Trái cấm địa đàng/ Con ơi, chỉ ngắm/ Đừng như Eva/ Vội vàng môi cắn”…

Ai người lớn cũng từng đi qua tuổi thơ, và tuổi thơ luôn được lưu giữ, chiếm một phần trang trọng nơi ký ức. Sợ Tuổi chiều xóa nhòa ký ức, Lâm Thị Mỹ Dạ sớm gửi tuổi thơ của mình vào Những con chữ. Với tôi, vài trang chữ này chính là muốn sao lại những gì đồng điệu với tuổi thơ mình.

Lâm Thị Mỹ Dạ từng giương cao Lá cờ trắng đầu hàng thơ giữa độ hồi xuân. Đó là sự thú tội chân thật. Không hiểu tự bao giờ, loài cúc dại đã cắm rễ vào cõi hồn đa mang của nhà thơ hút đến cả nỗi đau. Chính tôi vẫn chưa thể dứt được những câu thơ mang nỗi bâng khuâng tiếc nuối về Tuổi chiều(*): “Có nghe thời tuổi dại/ Nói cười trong chiêm bao/ Có nghe ngoài cửa sổ/ Hồn mùa đi qua chiều”.

Mỹ Dạ tuổi về chiều, nên làm tuyển tập là lẽ tự nhiên. Thơ được tách ra nhiều phần, gồm thơ tình, chiến tranh, tình mẫu tử, thơ văn thiếu nhi… Tôi thấy bài Trắng trong nằm trong phần Tình mẫu tử – điều này đúng, nhưng lại muốn bỏ qua phần Thiếu nhi. Cũng vì, trong nhiều tác phẩm, sự phân loại giữa tình mẫu tử và thiếu nhi chỉ ở mức tương đối. Ví như truyện Nỗi khát khao làm mẹ ở phần thiếu nhi lại chính nói về mẫu tử: Mèo mẹ sinh được ba con đều chết cả. Thấy ổ chó con, mèo cắp trộm một về nuôi… “Cái vú mèo Mướp thì nhỏ mà cái miệng chó con lại to… Và chắc là sữa của chị mèo cũng ít nên chó con càng nút mạnh. Sau vài lần bú như vậy, cái vú của mèo Mướp bắt đầu mưng mủ… Mèo Mướp cúi gập người lại, đưa cái vú sưng tấy, mưng mủ, kề vào miệng chó con”. Đọc lại từng câu, rõ ràng bài thơ Trắng trong nếu không có nhạc sĩ Phạm Tuyên chắp cánh thì nó vẫn đủ chinh phục độc giả. Trắng trong khiến tôi mường tượng ra Đức Mẹ bồng hài nhi đang ngậm bầu vú. Trong bài thơ có một chữ rất đắt mà Mỹ Dạ đã dùng: nghiêng (Đôi làn môi con/ nghiêng về vú mẹ); và một từ quá rẻ mà Mỹ Dạ tránh không dùng: (Sữa mẹ trắng trong/ con ơi, hãy uống). Cách đảo chữ ở tên bài thơ cũng thật tinh tế. Không cần phân tích, hãy thử gọi bài thơ trên là Trong trắng (thay vì Trắng trong) thì hiệu ứng ra sao.

Hồi nhỏ ở lớp tôi buộc phải thuộc lòng bài thơ Nắng của Mai Văn Hai, đến bây giờ tôi còn nhớ: Nắng “soi cho ông nhặt cỏ/ rồi xuyên qua cửa sổ/ nắng giúp bà xâu kim”. Mỹ Dạ cũng có Nắng. Nắng ở đây dường như còn “nhỏ”, chưa ngoan, chỉ biết tinh nghịch trêu đùa trong khoảnh sân râm mát. Nắng “tỏa tràn xuống đất” và chưa hề nhận diện được bản thân. Cô bé (và sau đó chú mèo) là người phát hiện ra nắng, “đánh thức” nắng dậy thông qua cái bóng của mình. Là sự “trưởng thành” của nắng: “Cái bóng em xinh sao/ Cũng đi như người thật/ Chú mèo vừa thức giấc/ Ngẩn ngơ nhìn bóng mình”.

Chuyện chị chim nhỏ nhắn là một truyện thơ (chứ không thuần túy thơ), hay có thể gọi là hoạt cảnh thơ. Chuyện kể chị Tu hú “đã gửi lại quả trứng” trong tổ của loài chim khác nhỏ hơn. Hai câu thơ này là nền của bài thơ: “Trong cái tổ vàng ươm/ Hắt ánh chiều đỏ lựng”. Trứng nở, hình ảnh chim “mẹ” “mình nhỏ nhắn/ dẫn chim to tập bay” – chính là Tu hú lạc ổ thật ngộ nghĩnh đáng yêu, khiến trẻ nhẹ nhàng nhớ bài học bầu bí chung giàn chứa chan tình thương khác giống.

Ngoài thơ, nhạc (sáng tác giai đoạn sau này), Mỹ Dạ viết văn chỉ dành cho thiếu nhi. Truyện Sự tích các dãy núi cũng dễ dàn dựng theo từng tiểu cảnh để có một hoạt cảnh lôi cuốn. Những chàng Sóng chán ngán suốt ngày nô đùa trên biển đã bảo với nàng Mùa Xuân: “Ở biển đơn điệu lắm. Giá nàng biết chúng tôi buồn chán đến thế nào!” Biển kiện Ngọc Hoàng. Là chỗ thân tình, Ngọc Hoàng sai Mùa Thu làm cho cây cối “bỗng nhiên tàn úa, lá rụng đầy như những giọt nước mắt lã chã rơi”; sai Mùa Hạ mang “gió nóng phả vào rừng cây, đồi cỏ làm muôn cây khô héo, xác xơ. Những con suối cạn dòng nghẹn ngào, bầy chim rũ cánh kêu khát gục lã đi”; sai Mùa Đông “tuyết phủ trắng xóa. Những cơn gió mang theo giá rét kêu rít lên. Muông thú chết cóng trông buồn thảm lạ lùng”; mục đích để cho dãy núi (những chàng Sóng biến thành) từ bỏ lời hẹn với Mùa Xuân. Dãy núi bên nhau chống chọi sự khắc nghiệt của các mùa, dẫu cho vết thương khắp mình, đoàn kết “chắn gió và chắn bão, cho mặt đất đẹp xinh”.

Trở lại với thơ, Mỹ Dạ có nhiều hình ảnh rất hồn nhiên, như là những nụ hoa nở tự nhiên mà đến người trồng hoa cũng phải ngạc nhiên:

“Bé xòe – Tay ra – Giọt mưa – Làm nhụy – Tay bé – Thành hoa

Từ trời – Xuống đất – Mưa nối – Hai đầu – Hạt mưa – Bé tí – Đo được – Trời cao!”

Sau phút cảm phục trước vẻ đẹp tinh khôi, người trồng hoa chợt hơi nhíu mày bởi hoa đã nở sớm… Đến ngày mai, ngày cần sự hiện diện của hoa biết đâu hoa còn đẹp? Nên khi Mỹ Dạ viết thêm khổ này thì như là… thừa: “Bạn ơi, – Có thấy – Trong tay – Bé đây – Có con – Đường dài – Từ trời – Xuống đất!”; bởi khổ kết đã hay như thế này:

“Bạn ơi – Có thấy – Nhỏ như – Giọt sao – Trong lòng – Tay bé – Hạt mưa – Rung nhẹ – Như còn – Nhớ ai”.

Với sự ngây thơ của tâm hồn người phụ nữ nhạy cảm, Mỹ Dạ đã truyền vẻ đẹp cho tuổi nhỏ. Nếu hỏi các bậc phụ huynh biết dạy con mong mỏi gì ở trẻ trước hết, hẳn họ trả lời đấy là tình thương. Câu chuyện về Đen Tuyền và Trắng Muốt được một bà mẹ tóc như mây trời nuôi nấng sẽ góp phần bồi đắp điều đó. Trong không gian chật hẹp, đôi bạn cứ tập bay và đến một ngày đã sải cánh vào bầu trời cao rộng. Trong chuyến khởi hành chúng gặp một trận bão lớn, Đen Tuyền bị lạc. Cùng với Cuộc phiêu lưu của phượng hoàng, đây là truyện dài dành cho thiếu nhi, được phân đoạn gắn với những nội dung cụ thể: Giận dỗi – Đi xa – Con tàu của chị gió – Bão – Việc tốt đầu tiên – Cây chết và tổ chim sẻ – Sa bẫy – Bình minh và tự do – Gặp gỡ. Truyện với nhiều hình ảnh có thể dẫn làm mẫu về phép so sánh cho học sinh hành văn. Đàn gà mới nở, tác giả nhìn “như những cục tơ lăn tròn theo chị gà mái” rất dễ thương. Cái mào của bác ngan cồ thì Trắng Muốt bảo “nóng như lửa”. Để chạm vào một buổi sáng tinh khiết đầy hương cỏ cây, Mỹ Dạ ví như “cái trứng bắt đầu tách vỏ”. Tiếp đó là “Ánh trăng ban ngày (…) như chiếc bánh đã bay hết màu sắc”. Còn Đen Tuyền lúc đang mãi tìm bạn thì nghe dưới chân buồn buồn. Hóa ra “một chú ngựa trời đang lấy gươm chém vào chân”; thật ngộ tựa cái râu ngúng nguẩy của Dế mèn. Và bất ngờ với hình ảnh rất thường tình sau đây: “Con chim ở dưới sông vụt biến mất. Trước mắt tôi là một cánh đồng cỏ non xanh biếc. Tôi chợt hiểu con chim vừa biến mất là cái bóng của mình”. Mỹ Dạ còn gọi tên nhiều nhân vật mới, đáng yêu: Cô Hương Thơm (“chào chúng tôi”, “Tôi tắm trong hương lúa thanh khiết”); Mạ Non – “Họ đến những cánh đồng nước cấy đời mình xuống đó để đến mùa nắng nôi, nẩy lên những bông lúa trĩu hạt”. Cô Búp Non là đáng thương nhất. Cô sinh ra từ một gốc cây khẳng khiu. Cô là hy vọng cuối cùng của cây. Nhưng rồi một sáng cô cũng rũ mình héo hắt khi mảnh bom chặt đứt rễ cây còn lại. Và “gió đã đưa cô ấy đi về nơi xa xôi”. Truyện còn chi tiết cảm động về tình “nhân ái” như lúc Đen Tuyền ghé vào xin trú tạm ở nhà chim sẻ, được ăn, được nghiêng đầu vào tổ để giữ ấm. Tội hơn là chuyện Đen Tuyền cứu con (mồi) châu chấu đã bị dây thắt chặt vào cổ.

Cuộc đi tìm bạn của Đen Tuyền, như vòng tròn có một múi hở. Như đôi bạn chim tập bay vòng đầu tiêu trong đời rồi cùng sà xuống đậu chung cành gió mong manh. Và rất nhiều câu chuyện lý thú tiếp tục mở ra trong khu vườn cổ tích. Ở đấy vạn vật muôn loài được vun vén bằng sự hòa hợp, nhiều niềm vui. Một chút buồn ganh tị cũng… dễ thương: Ai là Danh ca của đất trong ếch phệ, ếch gù, ếch béo. Từ thầy Bói Cá cho tới thầy Quạ đều không thể chọn ra khôi nguyên. Chính do tác giả “muốn thế”, để đi đến cả ba bị viêm họng, không kêu báo hiệu được mưa lớn, nước dâng. Truyện có sức hút liền mạch, nhưng dựng phần kết như vậy thì uổng. (Bài thơ Nếu mẹ là cũng có khổ kết trung bình, kéo bài thơ từ hay xuống khá). Với lại, Danh ca của đất – nghe thanh thoát du dương như tiếng hót của loài chim Họa Mi (mà Mỹ Dạ đã làm nhân vật chính trong nhiều truyện) lại gắn cho ếch, phải chăng tác giả đã không chọn đúng đối tượng nhân vật ngay từ đầu? Tuy nhiên, sự chỉ nhầm này đôi khi lại làm rõ nền ý tưởng. Chuyện cổ tích của chú quạ con là dẫn chứng sáng rõ. Loài Quạ lông đen thường được ví với sự đen tối xấu xa, còn loài Cò là trong trắng chăm chỉ. Nhưng trong truyện thì ngược lại. Từ sự tích bịa về loài quạ: Quạ hằng ngày chăm chỉ kiếm mồi mang về cho mẹ đã thức tỉnh chú Cò con mới chỉ biết kiếm tôm tép nuốt ngay tắp lự, truyện là lời giáo dục nhẹ nhàng với trẻ.

Một số truyện thiếu nhi của Mỹ Dạ khá khác biệt, trội ngay từ những dòng đầu tiên. Ở Chuyện trong vườn, cách vào đề khá hiện đại: “Trong gió chiều, hình như tất cả cây trong vườn đều nói được. Thật đấy mà. Bạn hãy lắng nghe mà xem. Đấy là tiếng của cô lá vàng, bạn có nhận ra không? Cô lá vàng nói rằng: Ở trong vườn này cô là người đẹp nhất”. Hay, lạ và rất nghề, “lời đề từ” sau đây khiến không khí truyện người lớn mà vẫn thuộc về tuổi nhỏ: “Bà kể rằng ngày xưa ông và bà cùng ở một xóm. Khi ông còn bé bằng Thi bây giờ, ông đã trồng cây bưởi này. Còn bà khi ấy chỉ nhỏ bằng bé Ni thôi. Ôi chao! Bà mà cũng có lúc nhỏ như bé Ni, thật ngộ quá!” (Chuyện cây bưởi). Cánh buồn ngũ sắc cũng vậy: “Bầu trời ấy bây giờ ở đâu. Trong cuộc đời có một ngày có một bầu trời như thế. Một thôn làng như thế. Bầu trời và làng quê ấy bây giờ ở đâu. Và người đã nhìn thấy nó. Đã khắc lại nó, bây giờ ở đâu rồi”. Hai truyện với cách mở đó đều thấm đẫm dòng suy tư về những lát cắt tươi rói vốn bị thời gian phủ bụi.

Hình tượng hóa về Những con chữ, tạo dựng cho chúng một đời sống, có buồn vui, tàn lụi, nhà thơ đã có được truyện ngắn hay nhất trong các truyện viết cho thiếu nhi. Bây giờ kỹ thuật hiện đại, mỗi bản thảo vi tính có thể nhân lên bao nhiêu bản tùy thích, gửi vào bao nhiêu computer tùy thích, hay gửi trên mạng toàn cầu. Còn ngày trước, thơ thì chẳng khó nhọc lắm song một cuốn sách hàng mấy trăm trang thì thường độc bản. Bản thảo đối với nhà văn quý như một phần cơ thể. Chính vậy mà nhà văn trong truyện do xui xẻo đã phải nhận sự thật đắng cay: “Ông sững sờ nhìn đống mối trắng như màu khăn tang đang lúc nhúc chen lấn nhau (…) Ông khóc nức nở, nghẹn ngào như ngày cha mẹ ông qua đời”. Từ đoạn văn trên, ngỡ Mỹ Dạ đã thấm thía nỗi thảm thiết của bạn văn gần gũi là Phùng Quán khi cuốn truyện của ông bị mối xông đến con chữ cuối cùng? Hay đó cũng là trường hợp tương tự của Hoàng Phủ Ngọc Tường mất tập bản thảo tiểu thuyết duy nhất trong đời. Qua đây cũng có một thông điệp: những con chữ vốn hiển nhiên tồn tại như một dạng năng lượng có ở khắp không gian, nếu ai biết sử dụng thì sẽ trở thành “kiến thức, lương tâm, chân lý của con người”; còn ngược lại thì cũng chỉ là thức ăn làm no bụng lũ mối, và lũ mối đó cũng giải quyết cho gà có đượcmột bữa no mà thôi.

Thêm một thông điệp nữa ở Nai con và dòng suối. Nai ham vui, tắm, vuốt ve bóng mình giữa dòng suối. Khi nước trôi đi (suối cạn) cái bóng mất, nai tức giận đòi lại thì suối rất tinh nghịch trả lời: “Ồ, bạn tắm lâu quá nên nước trôi mất bóng đấy”. Lời nhắc nhở không chỉ với trẻ nít: đừng nên coi trọng hình thức thái quá. Hình thức khác gì bóng mình dưới suối, trong gương. Hình tượng bóng này cũng được tác giả nhấn mạnh ở trong Khúc nhạc mừng ánh sáng. Nhân vật Đồng Thảo lần đầu tiên thấy mặt trời, sợ hãi chạy trốn, gặp chim sẻ thì đòi mượn thân để núp. Chim sẻ nói: “Tôi chưa từng thấy ai nấp dưới bóng ai mà sống được”. Ai cũng có cơ may được hưởng ánh sáng mặt trời. Mặt trời bao dung phân ánh sáng tới tất cả vạn vật cây cỏ không phân biệt tốt xấu. Đó là lượng từ bi của mặt trời. Núp dưới bóng, khuất lấp ánh sáng sớm muộn rồi cũng trở thành kẻ tăm tối, yếu hèn và bệnh tật. Nhờ có Mặt trời, “Hoa phong lan nở được trên những cơn gió và những cơn mưa. Hoa phong lan sống trên cây gỗ mục và cây gỗ mục nhờ đó mà hồi sinh lại tuổi trẻ của mình”.

*

Hiển nhiên: truyện hay thơ viết cho thiếu nhi mà người lớn vẫn thích, đó là thành công lớn. Điển hình phải kể đến Không gia đình của Hector Malot hay Dế Mèn phiêu lưu ký của cụ Tô Hoài. Lâm Thị Mỹ Dạ viết về tình mẫu tử (người lớn) có sự hài hòa với tâm hồn trẻ thơ. Thơ: Trắng trong, Gửi Bê Lim, Hồn đầy hoa cúc dại, Nếu mẹ là… Chuyện cổ nước mình như một vệt nối giữa con sông với chân trời đã xa. Giữa đời cha ông với đời chúng ta sẽ là một khoảng trống vô hồn nếu thiếu câu chuyện cổ. Những đứa trẻ nếu được nghe chuyện cổ nước mình khi vừa bước chân đến trường, tâm hồn chúng sẽ trong mát như con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi. Và những thầm thì tiếng xưa ấy, dư âm của còn mãi trong lương tâm mỗi con người khi đã lớn. Mỹ Dạ viết nhiều truyện thiếu nhi hợp cả với người lớn: Những con chữ, Chuyện cây bưởi, Nai con và dòng suối… Tuy một số ít từ hơi lớn với trẻ. Có thể dẫn ra: “Con sâu đã được hóa kiếp, và đoạn tả về cái chết của ông bố Phượng Hoàng trong Cuộc phiêu lưu của phượng hoàng: “Đống mối trắng như màu khăn tang” (Những con chữ); “Con tàu của chị gió được kiến trúc như hình một đám mây” (Cuộc đi tìm bạn của Đen Tuyền). Hoặc như đoạn thơ sau đây trong bài Một tuổi cho con: “Trái cấm địa đàng/ Con ơi, chỉ ngắm/ Đừng như Eva/ Vội vàng môi cắn”…

Ai người lớn cũng từng đi qua tuổi thơ, và tuổi thơ luôn được lưu giữ, chiếm một phần trang trọng nơi ký ức. Sợ Tuổi chiều xóa nhòa ký ức, Lâm Thị Mỹ Dạ sớm gửi tuổi thơ của mình vào Những con chữ. Với tôi, vài trang chữ này chính là muốn sao lại những gì đồng điệu với tuổi thơ mình.

Nguồn: Tổ quốc