Báo điện tử Hội Nhà văn Trung Quốc (www.chinawriter.com.cn), ngày 12-2-2010, đã đăng bài của nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi Lý Đông Hoa, phân tích về những chuyển hướng của văn học thiếu nhi Trung Quốc năm 2009.


Nữ nhà văn Lý Đông Hoa, sinh năm 1971, tại quê hương Sơn Đông, Hán tộc, Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hội viên Hội Nhà văn Trung Quốc, Thạc sĩ Văn học thiếu nhi. Hiện chuyên hoạt động sáng tác thơ, truyện và nghiên cứu văn học thiếu nhi, Uỷ viên Hội đồng Văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Trung Quốc. Chị đã xuất bản 4 bộ tiểu thuyết văn học thiếu nhi. Chị đã nhiều lần được trao Giải thưởng văn học thiếu nhi Băng Tâm, năm 2006 được trao Giải thưởng văn học Trang Trọng Văn lần thứ 10.

Chúng tôi giới thiệu bài nghiên cứu trên, để bạn đọc tham khảo.

***

Một số tạp chí văn học thiếu nhi “ngã xuống” vào thập niên 90 thế kỷ trước (như tạp chí “Người khổng lồ”) năm nay lại đứng dậy, mà tạp chí “Văn học thiếu nhi” một thương hiệu cũ có lượng phát hành cao, đột phá cửa ải một triệu bản. Sự mở rộng nhanh chóng của trận địa xuất bản và công bố tác phẩm; Chỉ số phát hành toàn tuyến bay lên; Các nhà văn Trịnh Uyên Khiết, Dương Hồng Anh, v.v… đã bước lên Bảng nhà văn phú hào… Đây là bộ mặt (ngoại biểu) văn học thiếu nhi năm 2009 rõ ràng tiếp lửa cho công chúng. Sự nổi trội của thị trường văn học thiếu nhi là kết quả của sự bồi dưỡng giáo dục lâu dài, sau khi tiến vào thế kỷ 21 sáng tác văn học thiếu nhi tiến vào một thời kỳ chuyển đổi mô hình kịch liệt, về các mặt quan niệm sáng tác, đòi hỏi thẩm mỹ và hướng đi tinh thần đều có đặc trưng mới. Trạng thái “giếng phun” của văn học thiếu nhi năm 2009 đã ngưng tụ biết bao mồ hôi nước mắt gian nan của các nhà văn và nhà xuất bản văn học thiếu nhi tìm tòi phá vây, đã tích tụ càng nhiều kinh nghiệm nghệ thuật thành công, đã thu được cảm nhận về phương hướng ngày càng rõ ràng.

Tìm thấy mình: Tiêu chí tham chiếu của văn học thiếu nhi nguyên tác

“Truyện báo chí”, “phân cấp đọc”, đại quy mô dịch tác phẩm nước ngoài và chỉnh lý ôn cố kinh điển bản địa… những hiện tượng này đáng được mọi người quan tâm chú ý đều hiển thị văn học thiếu nhi năm 2009 ở vào một tư thế “nhìn ra bốn phương”, thử tìm hệ tiêu chí tham chiếu khác nhau để xác lập điểm gốc của bản thân mình, nhắm trúng phương hướng phát triển, hấp thụ động năng tiến lên phía trước.

1 – “Nhìn xuống dưới” – Con mắt của nhà văn và người xuất bản văn học thiếu nhi là nhìn xuống quan sát, họ nỗ lực muốn nhận rõ và nắm vững thời đại này mà họ đang đứng chân, khát vọng cắm chắc rễ vào mảnh đất vững chắc ngay dưới chân mình. Báo chí điện tử đang ảnh hưởng và cải biến sâu sắc phương thức truyền bá tác phẩm văn học, sự xuất hiện của tiểu thuyết “toàn cầu hoá” chính là lời đáp ban đầu tích cực của thời đại đọc báo chí điện tử. Năm nay, Nhà xuất bản Công nghiệp nhẹ Trung Quốc đã tung ra cuốn tiểu thuyết động vật “Con chó có nghĩa” của Kim Tăng Hào, bộ tác phẩm này thông qua những hình thức sách in, mạng internet, điện thoại di động đòng bộ phát hành, đã trở thành bộ tiểu thuyết toàn báo chí đầu tiên của hoạt động xuất bản sách thiếu nhi Trung Quốc, sự chào đời của nó có lẽ đánh dấu sự sôi động của trào lưu mới trong xuất bản sách thiếu nhi.

2 – “Nhìn ra ngoài”“So sánh với tình hình vô cùng sôi động của văn học thiếu nhi nguyên tác mà tác phẩm dịch chỉ ở vào địa vị thứ yếu trong giai đoạn trước và sau thập niên 80 của thế kỷ 20, tác phẩm dịch văn học thiếu nhi hôm nay trên một trình độ nào đó đang sắm vai trò thời đại quan trọng.” (Phương Vệ Bình, “Giới thiệu văn học dịch thiếu nhi nước ngoài mấy năm gần đây”). Giới thiệu, dịch và nhập khẩu văn học thiếu nhi năm 2009 không ngoài hai loại lớn sách kinh điển và sách bán chạy, so với một số năm trước toàn diện hơn, mới mẻ hơn, phạm vị rộng hơn. Như trong “Sêri tiểu thuyết được giải quốc tế” của Nhà xuất bản Tân Lôi và “Tủ sách kinh điển văn học thiếu nhi toàn cầu” của Nhà xuất bản thiếu nhi Hồ Bắc đại bộ phận tác phẩm đều thuộc về loại lần đầu tiên nhập khẩu. Tốc độ sách bán chạy nhập khẩu đến tay bạn đọc Trung Quốc cơ hồ xuất bản đồng bộ với nước ngoài. Nhà xuất bản nhập về tiểu thuyết bán chạy “Thành phố ánh chiều tà” (Stevene Mer) tuyên bố như thế này: “Để bạn tiếp cận vô hạn tiền duyên đọc sách lưu hành toàn cầu.” Giới lý luận văn học thiếu nhi Trung Quốc năm nay còn đầu tiên (sau năm 1949) giới thiệu một cách hệ thống thành quả nghiên cứu của nước ngoài “Tủ sách dịch lý luận văn học thiếu nhi đương đại ngoại quốc” (Phương Vệ Bình chủ biên) và “Tủ sách dịch lý luận mới về văn học thiếu nhi phương Tây đương đại” (Vương Tuyền Căn chủ biên). Thông qua những tác phẩm văn học thiếu nhi phương Tây mang tính kinh điển mới nhất để nắm vững hướng đi của văn học thiếu nhi thế giới, đồng thời từ trong đó thu hoạch lấy tài nguyên tinh thần và chất bổ nghệ thuật, từ đó mà đề cao phẩm cách nghệ thuật của văn học thiếu nhi nguyên tác của Trung Quốc, tìm điểm sinh trưởng nghệ thuật mới, cuối cùng có thể chiếm một mảnh chiếu đầu trên văn đàn thiếu nhi thế giới, là nguyện vọng bức thiết của giới văn học thiếu nhi hiện nay.

3 – “Nhìn về sau” – Năm 2009 đúng vào năm kỷ niệm 60 năm thành lập nước Trung Quốc mới, vì thế, hồi tưởng và chúc mừng sáng tác văn học thiếu nhi bản địa trong thời gian 60 năm trở thành một cảnh quan trọng. Tương đối quan trọng là những cuốn sách “Kho văn học được giải vàng của văn học thiếu nhi nước Cộng Hoà” của Nhà xuất bản thiếu nhi Trung Quốc, “Điển tàng 60 năm văn học thiếu nhi Trung Quốc” của Nhà xuất bản Nghiên cứu đối ngoài, “Huy hoàng thịnh thế – Tủ sách tinh phẩm nhất được giải thưởng lớn văn học Trung Quốc” của Nhà xuất bản Nắng ban mai, v.v…Hồi tưởng và chỉnh lý tác phẩm kinh điển bản địa với quy mô lớn là công việc làm vui vẻ không mệt mỏi của giới xuất bản văn học thiếu nhi trong mấy năm qua, nó phản ánh trong tình thế sáng tác đa nguyên khiến mọi người loá mắt, nhà văn và người xuất bản văn học thiếu nhi muốn nắm lấy một nguyên tắc nghệ thuật và tiêu chuẩn cùng nhận thức được hình thành kinh qua thời gian và kiểm nghiệm của người đọc, nhìn nhận nhiều lần thực ra là nhằm nhìn rõ và kiên định lối đi trong tương lai.

4 – “Nhìn vào trong” – Nhà văn và người xuất bản văn học thiếu nhi mấy năm gần đây sử dụng tinh thần và sức lực khá lớn để nghiên cứu thế giới nội tâm của thiếu niên nhi đồng, nắm bắt tâm lý đọc và mong đợi thẩm mỹ của các em; Tham gia tích cực những hoạt động mở rộng phong trào đọc là một hình thức mà họ khá coi trọng. Một số nhà xuất bản và những người hoạt động thúc đẩy phong trào đọc bắt đầu thử nghiệm “Phân cấp đọc”. Phân cấp đọc khởi nguồn từ các quốc gia phát triển, tại các khu vực Hồng Công, Đài Loan đã phát triển mười mấy năm. Trong những thời kỳ trưởng thành khác nhau, tính chất đọc và năng lực đọc của thiếu niên nhi đồng hoàn toàn khác nhau, phân cấp đọc chính là phải căn cứ vào trình độ phát dục năng lực và tâm lý trong từng giai đoạn khác nhau của thiếu niên nhi đồng mà cung cấp cho thiếu nhi kế hoạch đọc có khoa học. Điều này dự báo các nhà văn chuyên sáng tác văn học thiếu nhi trong sáng tác từ nay về sau càng tinh tế hơn, cung cấp những tác phẩm mang tính trúng đích cho mỗi cộng đồng người, trong một khái niệm rộng thoàng “thiếu nhi” này.

Thâm canh tinh tế: Đặc trưng sáng tác của văn học thiếu nghi nguyên tác

Đặc trưng đột xuất nhất của văn học thiếu nhi nguyên tác năm 2009 là tinh tế, là đòi hỏi “chiều sâu”. So với đề tài “nhà trường” khá thịnh hành những năm trước, năm nay hơi nghiêng về “Truyện động vật”, “Truyện mạo hiểm”, cách điệu nghệ thuật cũng từ hài hước, nhẹ nhàng, hoạt kê, gây cười trong đề tài nhà trường chuyển sang cứng cỏi, cứng rắn, thâm trầm và kinh hiểm.

1) Gắn bó gần gũi hơn với trạng thái sinh tồn và thế giới nội tâm của trẻ em hiện nay, quan tâm đến quá trình trưởng thành tâm linh của các em. Tào Văn Hiên nhất quán đưa ánh mắt của mình dọi chiếu đến quá khứ xa xưa và nông thôn xa xôi, năm nay lại thu ánh mắt lại, trong sêri tiểu thuyết “Pêca con trai của tôi”, nhà văn đã dùng ngôn ngữ nhẹ nhàng, khôi hài viết ra quá trình trưởng thành của một bé trai thành thị. Truyện vừa “Còng còng” của Trương Chi Lộ cũng viết về một bé gái láng giềng sống chung quanh chúng ta. Tiểu thuyết “Vân Thường” của Tần Văn Quân, “Tiểu anh hùng và Công chúa Ba lê” trong “Sêri Mã Tiểu Khiên tinh nghịch” của Dương Hồng Anh đều quan tâm chú ý đến các em bé ở trong vùng bị động đất Vấn Xuyên. Tiểu thuyết “Đoá hoa lưu động” của Từ Linh và tiểu thuyết “Khi lá bay” của Lục Mai thì miêu tả khắc hoạ trạng thái sinh tồn của con em những người lao công nông dân. Những bộ tiểu thuyết loại này đều trở về với hiện trường cuộc sống ngày thường, tràn đầy không khí và hơi thở cuộc sống nồng đậm.

2) Chủ đề và phong cách nghệ thuật ngày càng phong phú, sâu sắc. Rất nhiều nhà văn sáng tác văn học thiếu nhi không bị thị trường hoá chi phối, chuyên tâm sáng tác trên lĩnh vực sở trường của mình, đã hình thành phong cách đặc biệt độc đáo của mình, đồng thời cùng tạo thành cục diện nghệ thuật đa phong cách đa mầu sắc đẹp. Sách tranh vốn là sản phẩm nhập ngoại, tại Trung Quốc dẫn đến chú ý quan tâm vốn là sự việc trong mấy năm gần đây, có thể nói là còn ở thời kỳ khởi thảo, song thành quả lại vô cùng phong phú được mùa. Bộ sách tranh “Một vườn cải xanh thành tinh” của Hùng Lượng xuất bản năm nay và “Sêri tình cảm Trung Quốc” của anh giới thiệu mấy năm trước, rõ ràng là những tác phẩm có phẩm cách kinh điển, anh dũng cảm và thành công truyền đạt hoài bão Trung Quốc, lưu giữ lại dấu ấn dân tộc đậm nét ngây thơ. Tập ca dao nhi đồng “Lá ngô đồng biết viết chữ” của Cao Hồng Ba do Nhà xuất bản thiếu nhi Hồ Bắc xuất bản có vẻ đẹp ấu trĩ mà ngây thơ chân thành; Tiểu thuyết “Gan lỳ và Nhát gan” của Đổng Hồng Dậu u mua, khôi hài; Tập đồng thoại mẫu giáo của Trương Thu Sinh “Giọt mưa có mùi vị thịt” tinh xảo, tinh tế, ý thơ nồng đậm; Truyện động vật của Thẩm Thạc Khê “Báo tuyết cũng có bố dượng”, khiến chúng ta lĩnh hội được sức hấp dẫn của anh với mệnh danh là “Vua truyện động vật”; Tập thơ của Vương Nghi Chấn “Thơ tiên phong nhà trường thế kỷ 21” thì đưa kỹ xảo thi ca “siêu thực” vào trong sáng tác thơ nhi đồng. Tiểu thuyết “Mãn Sơn đả quỷ” của Tiết Đào và “Thiếu niên Hạ Chi Thu năm 1937” của Ân Kiện Linh hồi tưởng lại tuổi thơ trong chiến tranh kháng Nhật và chiến tranh bằng góc nhìn mới; Tiểu thuyết của Tam Tam “Bí mật tuổi thơ tôi” tiến hành khai quật chiều sâu một cách dửng dưng; Đồng thoại mẫu giáo của An Vũ Lâm “Sóc đào và các bạn của nó”ngây thơ đến bái phục; Đồng thoại của Thang Tố Lan “Vườn hoa kỳ tích” trí tưởng tượng phong phú; Đồng thoại “Hoa tuyết xanh” của Kim Ba ấm áp, xinh xẻo; Đồng thoại “Thế giới chưa hoàn thành” của Lã Lệ Na thử nghiệm suy tư những vấn đề sâu sắc thông qua văn tự và câu chuyện đơn giản thuần khiết; Truyện viễn tưởng ngắn của Du Du “Isaben đi cùng tôi” cấu tứ xảo diệu, ….Được mùa về thơ thiếu nhi thì có những tập thơ hay nhất do Nhà xuất bản Ngày Mai ấn hành: “Lễ Canavan, Nữ hoàng một tuổi” của Tiêu Bình, “Cùng chuột đồng về nhà” của Trương Hiểu Nam, “Viết thư cho Vườn rau cải già” của Vương Lập Xuân. Ngoài ra, còn có Bạch Băng, Cát Băng, Từ Lỗ, Trình Vĩ, Bành Ý, Lý Quốc Vĩ, Tạ Sảnh Nghê, Lý Chí Vĩ, Ngũ Mỹ Trân, Úc Vũ Quân, Tiêu Nhu, Lý San, Hách Đông Quân, Bành Tự Lạc, Thang Bình, Dư Lỗ, Mao Lư Lư, Trương Hoài Tồn, Tây Ly, v.v.. đều có tác phẩm mới chào đời, đây là danh sách lõm bõm xem ra chưa có hồi kết, tiếng nói của mỗi người cất lên đều hội nhập vào trong bản hợp xướng nghệ thuật khác nhau này.

3) Hình tượng nhân vật cứng rắn, tái hiện tinh thần anh hùng. Khác với những hình tượng thiếu nhi khá “mềm mại” như “Quỷ làm trò cười”, “Bong bóng tinh nghịch” thịnh hành mấy năm trước, hình tượng nghệ thuật trong văn học thiếu nhi nguyên tác năm 2009 thường tương đối cứng rắn, những bộ tiểu thuyết này đa số lấy “trưởng thành” làm chủ đề, như “Vua vật thiếu niên” của Lạp Bình và truyện ngắn “Cây câm” của Tăng Tiểu Xuân, biểu dương chủ nghĩa anh hùng và chủ nghĩa lý tưởng. Mà bản thân đề tài của truyện động vật đã quyết định vẻ thô khoáng và hoang dã của phong cách nhịp điệu nghệ thuật của nó. Truyện động vật “Vua rừng hoang”“Thần giữ rừng” của Mục Linh, v.v…đều tràn đầy vẻ đẹp cứng rắn ngang tàng.

4) Thu hoạch mới của lý luận văn học thiếu nhi. Năm 2009 cũng là một năm được mùa của lý luận văn học thiếu nhi. Những tác phẩm nổi trội về bình luận lý luận văn học thiếu nhi xuất bản năm 2009, có “Cổ vũ và hô hào cho văn học thiếu nhi” của Thúc Bái Đức, “Quan sát mới về văn học thiếu nhi thế kỷ mới” của Vương Tuyền Căn, “Tái hiện tuổi thơ và xây dựng lại văn học thiếu nhi” của Đàm Vưu Đông, “Giọt nước thâm trầm” của Lý Học Bân, v.v…Ngoài ra, bộ sách “60 năm (1949-2009) văn học thiếu nhi Trung Quốc” của Nhà xuất bản thiếu nhi Hồ Bắc chỉnh lý và nghiên cứu toàn diện, nhiều chiều toàn bộ nền văn học thiếu nhi trong 60 năm thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. “Giáo trình văn học thiếu nhi” do Vương Tuyền Căn chủ biên đã tiến hành cách tân và thiết kế hoàn toàn mới về vấn đề phân loại văn học thiếu nhi. So sánh với cách phân loại truyền thống thường thường xuất hiện trùng lặp và khiếm khuyết lộn xộn hàm hồ, bộ giáo trình này có tính khoa học hơn, tính hợp lý hơn về phân loại văn học thiếu nhi, và có thể thể hiện đầy đủ hơn tính phong phú và tính giao thoa của thể loại văn học thiếu nhi trong thế kỷ mới.

Bùn cát đều có: Nỗi lo về sự phát triển của văn học thiếu nhi

Văn học thiếu nhi năm 2009 thu được thành tích thị trường đáng tự hào, song đây không phải là nói có thể yên tâm, văn học thiếu nhi vẫn càn phải trầm tư về lý tính và trầm tích về nghệ thuật. Truyện dài xuất bản với số lượng rất nhiều, song tác phẩm chất lượng cao vẫn quá hiếm, quá thiếu. Vô luận là về phương diện tìm tòi về nội dung và hình thức truyện dài đều không bằng truyện ngắn, một số truyện dài hiện nay vừa không thể cống hiến tư tưởng, cũng không thể cống hiến kỹ xảo và cuộc sống, có tác phẩm truyện dài danh không xứng thực, và so sánh với truyện dài thập niên 90 của thế kỷ trước, sáng tác truyện dài vẫn hiện rõ trạng thái sườn núi sàn sàn, thiếu những đỉnh cao.

Trước sự cám dỗ của đồng tiền, những tác phẩm cực kỳ đặc biệt đã đột phá được tuyến đáy của “thông tục” mà rơi xuống “thấp kém”, như tình tiết nhảm nhí trong một số sách tranh vui, mà vẫn trưng lên dòng chữ “sêri tinh phẩm văn hoá tranh vui”, những tác phẩm như thế tuy cực kỳ thiểu số, song đặc biệt cần phải cảnh giác, bởi vì nếu như coi tuổi thơ và trẻ em là công cụ kiếm tiền, vậy thì đại hoạ.

Vì thế, đề xướng cung cấp cho trẻ em không gian đọc sạch sẽ (mầu xanh) là trách nhiệm không thể từ chối của mỗi nhà văn và của mỗi người làm xuất bản văn học thiếu nhi.

VŨ PHONG TẠO dịch

(Theo www.chinawriter.com.cn, 12-2-2010)

 

Exit mobile version