Miền Tây, là khu vực thuộc về Tây Bắc Mỹ, được quan tâm chú ý đến trong nửa sau của thế kỷ XIX. Miền Tây được đặc trưng bởi đồng bằng bất tận, núi non hiểm trở, sa mạc rộng lớn, nó đem tới cho con người cảm giác tự do và cả sự cô đơn giữa không gian rộng lớn. Miền Tây, trong con mắt của nghệ sĩ, đó chính là vùng đất của vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí, và đầy thử thách. Quang cảnh rộng lớn của Miền Tây đòi hỏi con người phải có một sức mạnh về thể chất và tính thần để có thể tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt của nó. Nhưng chính nó cũng cho người ta cái cảm giác khoáng đạt, tự do giữa thiên nhiên.

Đặc trưng của miền Viễn Tây là những anh chàng cao bồi, các thị trấn và những con đường mòn. Nó tạo nên nét riêng của miền đất này. Sự hỗn loạn và trật tự đáp ứng là thứ luôn hiện diện. Nói một cách khác, thì đây chính là nơi thể hiện một cách rõ nét sự xung đột giữa văn minh khoa học và thiên nhiên hoang dã.

Được thành lập trong thời kỳ hiện đại, được công nhận là một phần của văn học Phương Tây, Văn học Miền Tây mang tâm trạng hoài cổ, thể hiện những mâu thuẫn gắt gao, sự áp bức, cá nhân, xã hội, chính trị với đặc trưng tiểu biểu là hành động.

Phần lớn sự hấp dẫn đến từ các câu chuyện của Miền Tây truyền thống xuất phát từ những cuộc phiêu lưu và tính chất lãng mạn của tiểu thuyết viễn tưởng. Các cuộc phiêu lưu đầy bí hiểm, hồi hộp với những xúc cảm mạnh mẽ, cao độ, khiến cho người đọc phải tập trung, tham gia vào cốt truyện, đồng thời bị cuốn hút theo những diễn biến chính.

Môi trường địa lý với nhiều bất ổn của Miền Tây đã tạo nên những cảnh quan rộng lớn, đậm chất thần thoại và tâm lý biên giới. Đó là các biên giới phần chia khu vực Phương Tây, sự hoang dã tự do và nền văn mình có trật tự, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tự nhiên. Tư pháp, sự sống còn, mua bán, đổi chác,… trở thành những chủ đề thường trực trong văn học Miền Tây.

Văn học Miền Tây đặc trưng bởi các cốt truyện liên quan đến những xung đột rõ ràng và sự giải quyết minh bạch. Một nhân vật chính của truyện chắc chắn sẽ là một người phải vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, sống trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt, đối đầu với cái ác và chiến thắng nó thông qua việc trả thù cá nhân, hoặc sự trừng phạt hay bảo vệ kẻ yếu. Ngay cả khi nhân vật chính là một chàng trai không tốt, thì anh ta cũng sẽ trở nên hoàn thiện hơn qua các cuộc đối đầu, gian nguy, thử thách.

Nhân vật chính của văn học miền Viễn Tây luôn luôn có khả năng tự cung tự cấp và có năng lực hơn người. Họ là những chàng cao bồi, những cảnh sát trưởng, những người phụ nữ tiên phong. Điểm chung của họ chính là lòng can đảm, sức mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhân vật chính luôn luôn không ngừng theo đuổi công việc trả thù hoặc công lý. Ý chí mạnh mẽ và sự nỗ lực hết mình, họ vượt qua nghịch cảnh, khó khăn, gian nguy, sự mệt mỏi, chán chường để theo đuổi con đường mà họ đã chọn. Bất kể là trong một tình trạng hỗn loạn đến thế nào, cái mà họ lựa chọn bảo vệ luôn là những kẻ yếu thế, danh dự, và lời hứa. Đây cũng chính là đặc trưng đặc biệt của văn học Miền Tây.

Tiểu thuyết đầu tiên của Miền Tây được các học giả xác định là một trong hai tác phẩm của James Fenimore Cooper, Người Mohican cuối cùng (The Last of the Mohicans, 1826), hoặc Thảo Nguyên (The Prairie, 1827). Tiểu thuyết của Cooper miêu tả sự đối đầu phức tạp giữa những người thổ dân Da Đỏ và người da trắng. Đó là mâu thuẫn giữa văn minh và man rợ, truyền thống và cái mới, khám phá sự xung đột giữa xã hội và tự do cá nhân, văn minh hòa bình và bạo lực không kiểm soát được.

Trong năm 1860, Erastus Beadle và Robert Adams, đã tạo ra “tiểu thuyết xu”. Cuối cuộc nội chiến năm 1864, đã có tới 5 triệu cuốn sách được bán với giá một đồng xu một cuốn. Tuy nhiên, nền văn mình in ấn và hiệu suất Phương Tây đã nhanh chóng loại bỏ điều này.

Cuối thế kỷ thứ XIX, E. Z. C. Judson đã cho xuất bản 400 truyện ngắn và tiểu thuyết dưới bút danh Ned Buntline. Truyện của Judson mang tính chất huyền thoại. Ngoài truyện ra, Judson còn viết cả kịch, và bài báo. Và hầu hết tác phẩm của ông đều liên quan tới Buffalo Bill, một nhân vật huyền thoại của lính Mỹ, được quân đội Hoa Kỳ tặng Huân chương Danh dự vào năm 1872.

Owen Wister thì thành lập nên một mô hình Miền Tây trong tiểu thuyết Virginian (The Virginian, 1902), đánh dấu sự quay trở lại của những câu chuyện phức tạp với mức độ nghiêm trọng. Owen Wister hình dung Miền Tây như là một nơi tái sinh luân lý, và lấy danh dự cá nhân làm cốt lõi cho các đặc tính và sử dụng nó như một động lực để thúc đẩy câu chuyện phát triển.

Zane Grey, người đã cho xuất bản hơn 80 tiểu thuyết, vẫn tiếp tục viết trong những năm 1930, là người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mô hình của Owen Wister. Zane Grey tiếp tục cấu trúc cơ bản của Wister, xây dựng các câu chuyện xung quanh mô hình bạo lực gia tăng không ngừng, căng thẳng leo thang, và đỉnh điểm của cuộc đối đầu gay gắt giữa anh hùng và nhân vật phản diện.

Tác phẩm của Zane Grey thường lấy nhân vật là một người hùng xa lạ và bí ẩn, lớn tuổi và cô đơn, nhưng luôn tồn tại khát khao trở thành một phần của xã hội. Điều đáng chú ý nhất trong tiểu thuyết của Zane Grey chính là, ông đã đem cảnh quan Miền Tây vào cuộc sống, lấy Miền Tây làm trung tâm, sử dụng nó như một điều kiện khắc nghiệt để thử nghiệm sức mạnh và ý chí của con người.

Ngoài Zane Grey ra, cũng còn có một số nhà văn khác chịu ảnh hưởng bởi mô hình mà Owen Wister đã lập ra. Đó là Ernest Haycox, W. M. Raine, và B. M. Bower, nữ nhà văn Miền Tây đầu tiên trong lịch sử văn học miền Viễn Tây.

Công chúng say mê văn học Miền Tây từ các thể loại in ấn đến những bộ phim đầu tiên trong những năm 1900. S. Porter’ đã cho ra đời bộ phim câm đầu tiên vào năm 1903, Vua cứu hỏa (The Great Train Robbery, 1903), bộ phim nói về cuộc sống của một lính cứu hỏa người Mỹ. Đây là một trong những câu chuyện vô cùng phổ biến ở Miền Tây nước Mỹ, pha trộn giữa hành động, tình cảm lãng mạn và đời sống anh hùng. Tác phẩm Nhà hiền triết (Riders of the Purple Sage, 1912) của Grey cũng được lên màn hình vào năm 1918.

Các anh hùng trong văn học Miền Tây trước năm 1920 thường là những nhân vật được phóng đại một chút trên màn ảnh. Tuy nhiên, về cách ăn mặc, hành động, và cảnh quan thì lại khá bình thường. Sau năm 1920, chủ nghĩa hiện thực này đã bị thay đổi bởi các quan niệm lãng mạn. Các nhân vật trong phim được chỉnh trang đẹp đẽ, cá tính hơn, và hành động cũng đẹp mắt hơn rất nhiều. Trong đó nổi bật nhất là hai tác phẩm của A. B. Guthrie. . Đó là Bầu trời rộng lớn (Big Sky, 1947), và Con đường phía Tây (The Way West). Tác phẩm Con đường phía Tây đã nhận được giải thưởng Pulitzer vào năm 1950.

Khoảng giữa thế kỷ XX, Louis L’Amour đã gia nhập cùng với Zane Grey và trở thành một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của Mỹ. Đề tài mà L’Amour hay đề cập tới là những anh hùng vô danh, những người đàn ông bình thường, và ca tụng đức tính tốt đẹp cũng như thể chất mạnh mẽ của họ. L’Amour đã tạo nên cho nhân vật của mình những thế giới phức tạp cả bên ngoài lẫn nội tâm. Ông đã trở thành một nhà văn bậc thầy với 89 tiểu thuyết, 14 tuyển tập truyện ngắn, 2 truyện dài, và 16 tác phẩm đã được chuyển thể thành phim điện ảnh.

Đầu những năm 1950, có một sự kết hợp tự nhiên giữa trẻ em và truyền hình miền Tây, và cũng xuất hiện thêm những anh hùng phi truyền thống. Đó là người ngao du, tay săn tiền thưởng,… Truyền hình Miền Tây đã đạt đến đỉnh cao vào năm 1959, với gần 50 chương trình truyền hình được phát sóng.

Năm 1975, văn học Miền Tây đã trở thành một lĩnh vực đa dạng, bao gồm cả truyện tranh, truyện cho trẻ em, tạp chí “Playboy” cho người lớn, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết văn hóa, phim truyện,… Chúng phát triển mạnh mẽ và dành được nhiều thành tựu đáng kể. Don Coldsmith thu hút người đọc bởi 27 tiểu thuyết kể lại một cách chính xác và tỉ mỉ văn hóa của người thổ dân Da Đỏ trong những năm 1980, Larry McMurtry giành giởi thưởng Pulitzer vào năm 1985, và hàng loạt những phim truyền hình ngắn nhận được sự ủng hộ của đông đảo khán giả.

Thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX là những năm Miền Tây thể hiện sức mạnh hồi sinh mạnh mẽ nhất. Phong cảnh Viễn Tây trở nên phổ biến với hầu hết các tác giả trong giai đoạn này. Những nhà văn bí ẩn, bảo gồm cả J. A. Jance, Tony Hillerman, và Robert O. Greer, đều đặt nhân vật của họ trong khung cảnh Miền Tây hiện đại. Còn Sherman Alexie, Louise Erdrich, Ivan Doig, Barbara Kingsolver, và Larry McMurtry thì thông qua quan cảnh của Miền Tây mà dựng nền cho nhân vật của mình. Thể loại truyện cũng trở nên phong phú hơn, bao gồm: bí ẩn, trinh thám, khoa học viễn tưởng, phiêu lưu, lãng mạn,… Có thể nói rằng, đây chính là thời điểm nổi bật nhất của văn học Miền Tây. Hàng loạt các tên tuổi đã xuất hiện và chiếm lĩnh văn đàn. Elmer Kelton, Loren Estleman, Richard S. Wheeler,… chính họ đã mở rộng các đề tài văn học và làm nên cái gọi tên là “Văn học Miền Tây”.

Hơn 20 bộ phim lớn của Miền Tây đã được thực hiện trong thập kỷ này. Trong đó có Khiêu vũ với đàn sói (Dances with Wolves, 1990), Không thể tha thứ (Unforgiven, 1992), Đường mòn Crossfire (Crossfire Trail, 2001), …

Với sự phong phú này, người đọc hoàn toàn có thể tìm được một kho tàng kinh nghiệm tuyệt vời nhờ vào việc đọc. Các nhà văn Miền Tây có một ý định rất rõ ràng, đó là tiếp cận với nhu cầu giải trí của người đọc. Chính điều này đã tạo cho văn học Miền Tây những motif quen thuộc, các nhân vật điển hình và sự kết thúc trong dự đoán. Tiểu thuyết gia Miền Tây không ôm cái tham vọng trở thành một tác gia vĩ đại. Cái họ đem đến cho người đọc là tính giả trí cao. Họ thường nhấn mạnh vào những câu chuyện tốt, có chiều sâu, mô tả đặc tính hoặc chi tiết lịch sử.

Hội nhà văn Miền Tây được thành lập vào năm 1953, nhằm mục đích liên kết công thức văn học Miền Tây với văn học chính thống. Rất nhiều người trong hội đã đạt được những giải thưởng văn học lớn và trở nên quen thuộc với công chúng. Zane Grey, Judy Alter, Frederick Glidden, Louis L’Amour, Elmer Kelton, Ernest Haycox, Loren Estleman, Terry Johnston, Richard S. Wheeler, Don Coldsmith, Cynthia Haseloff, Will Henry, David Anthony Durham, Charles Goodman, Hiram King,… Các tác giả Miền Tây kêu gọi độc giả tham gia vào việc đánh giá, bình luận tác phẩm của mình, đồng thời đánh giá cao những sáng tạo mới. Tuy nhiên, họ vẫn giữ những đặc trưng truyền thống của văn học Miền Tây, đó là kiểu nhận dạng anh hùng và kết thúc đáp ứng.

Tiểu thuyết Miền Tây phần lớn là văn chương hư cấu, có dung lượng lớn, thường được đặc trung bởi các văn bản phúc tạp, tinh xảo, nhiều lớp,… Nhưng, họ có khuynh hướng xây dựng tình tiết và giải quyết mâu thuẫn một cách rõ ràng, minh bạch, tuy rằng cái kết thúc hạnh phúc mang tính đáp ứng đó không thực tế chút nào.

Thái Lương (Lược dịch theo essayempire.com)

Nguồn: Vannghetre.