TVVHĐ – Báo điện tử “Văn học đương đại Trung Quốc” (www, ddwenxue.com), ngày 31-10-2010, và Báo điện tử của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Trung Quốc (www.cflac.org.cn), ngày 13-5-2011, đã đưa tin và đăng bài phát biểu của nhà văn Trung Quốc Hàn Thiếu Công, trong lễ trao Giải thưởng Văn học Hoa văn Newman (Mỹ) lần thứ hai.

Chúng tôi giới thiệu tóm lược về giải thưởng này và giới thiệu toàn văn Bài phát biểu của Nhà văn Hàn Thiếu Công, với tiêu đề khá ấn tượng “Văn học có một bộ mặt đa nghi!”, để đồng nghiệp và bạn đọc tham khảo.

***

Giải thưởng văn học Hoa văn Newman lần thứ hai đã công bố ngày 8-10-2010, người được trao giải là Nhà văn Trung Quốc Đại lục Hàn Thiếu Công.

Giải thưởng Newman do Sở Nghiên cứu quan hệ Mỹ-Trung của Trường Đại học Oklahoma (Mỹ) sáng lập, cứ hai năm trao thưởng một lần, nhằm mục đích biểu dương    tác phẩm văn học và tác giả viết tác phẩm ấy bằng Hoa ngữ, có cống hiến kiệt xuất.

Giải thưởng Newman lấy giá trị văn học là tiêu chuẩn đánh giá duy nhất, bất luận nhà văn kỳ cựu hay mới xuất hiện, mọi tác giả kiên trì sáng tác bằng tiếng Hoa còn sống đều có tư cách được đề cử.

Hội đồng bình xét quốc tế gồm những chuyên gia kiệt xuất, thông qua trình tự bỏ phiếu minh bạch đề cử ứng viên và tuyển chọn ra người được giải.

Ông Hàn Thiếu Công sẽ nhận được 10.000 USD và một Bằng chứng nhận, đồng thời mùa xuân năm sau được mời đến Trường Đại học Oklahoma, tham gia Lễ trao thưởng và Hội nghị học thuật do Giám đốc Sở Nghiên cứu quan hệ Mỹ-Trung Cát Tiểu Vĩ chủ trì.

Giám đốc Cát Tiểu Vĩ nói :

“Hàn Thiếu Công được nhận Giải thưởng Văn học Hoa văn Newman lần thứ hai  là một sự kiện vô cùng xúc động lòng người. Tôi biết rõ tại vì sao Hội đồng bình chọn  gồm năm vị chuyên gia quốc tế về văn học Hoa ngữ lại chọn lựa Hàn Thiếu Công và tác phẩm “Từ điển cầu ngựa” của ông. Bộ sách này có sáng tạo mới mẻ, từ nghi ngờ lục vấn chuyện cụ thể nhỏ nhặt của địa phương sở tại mà nắm bắt tái hiện cái phổ biến. Vì thế,  nó phù hợp với mục tiêu của Giải thưởng Văn học Newman: “Là tác phẩm tản văn hoặc  thi ca kiệt xuất mổ xẻ giải mã tốt nhất điều kiện sinh tồn của nhân loại.

Giải thưởng Newman và Sở Nghiên cứu quan hệ Mỹ-Trung được sự tài trợ khảng khái của  vợ chồng ông bà Newman, nhân đây xin được chân thành cảm ơn.

Trường Đại học Oklahoma cũng là đại bản doanh của tạp chí “Văn học thế giới ngày nay”, tạp chí “Văn học Trung Quốc ngày nay” và Cơ quan thường trực Giải thưởng Văn học quốc tế Newman (Mỹ). Mùa thu sang năm tạp chí “Văn học thế giới ngày nay” sẽ mở chuyên mục giới thiệu tác phẩm của Hàn Thiếu Công.”

Những nhà văn và tác phẩm của họ được đề cử bình xét Giải thưởng Newman lần thứ hai, có: Hàn Thiếu Công “Từ điển cầu ngựa” (1996), Cách Phi “Người mặt hoa   đào” (2004), Lý Ngang “Vườn mê” (1991), Dư Hoa “Hứa Tam Quan bán máu” (1996)   và Tô Đồng “Bờ sông” (2008).

Những nhà văn được đề cử đều có thành tựu rất cao trong giới văn học Đại lục và Đài Loan (Trung Quốc). Về chủ đề, những tác phẩm được đề cử này đều viết về những vấn đề nóng bỏng thời sự của lịch sử và hiện đại.

Các thành viên Hội đồng bình xét đã được ôn lại: Lịch sử thời kỳ cuối triều Thanh và cách mạng Tân Hợi; Những tự thuật đau lòng trong thời gian Cách mạng văn hoá; Những vết thương chính trị phức tạp của Đài Loan dưới ách thống trị Quốc Dân đảng; Và những bất an của thời kỳ quá độ ở Trung Quốc thế kỷ 20, thông qua miêu tả về một bản làng bé nhỏ bị quên lãng và những câu phương ngôn nhiều người không biết đến của tỉnh Hồ Nam.

Hội đồng bình xét Giải thưởng Newman làn thứ hai gồm năm vị chuyên gia nổi tiếng của Đại lục, Đài Loan và Hồng Công (Trung Quốc). Các vị ấy là: Ann Huss (Đại học Trung văn Hồng Công), Lưu Lượng Nhã (Đại học quốc lập Đài Loan), Tom Moran (Học viện Middlebury), Quý Tiến (Đại học Tô Châu), Julia Lovell (Đại học Luân Đôn).

Hội đồng bình xét do Cát Tiểu Vĩ (Đại học Oklahoma) và Cát Hạo Văn (Đại học Đức Bà – University of Notre Dame) cùng chủ trì và điều hành.

Bề rộng và thực lực của 5 vị ứng viên và tác phẩm của họ là một thách thức rất lớn trong quá trình bình chọn. Nhưng, sau trình tự bốn vòng bỏ phiếu “tích cực” sàng lọc, các thành viên Hội đồng bình chọn đã nhất trí đề cử Hàn Thiếu Công là nhà văn ưu tú nhất thế giới Hoa ngữ hiện nay.

Nhà văn Hàn Thiếu Công (ảnh bên) sinh năm 1953 tại tỉnh Hồ Nam (miền nam Trung Quốc), trong cuộc đời nghề nghiệp phi phàm của mình, ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm văn học huy hoàng. Trong thời gian Cách mạng văn hoá, ông đã cấy lúa và trồng chè 6 năm tại miền nam tỉnh Hồ Nam. Cuối năm 1970, ông bắt đầu làm nghề nghiệp thứ hai của mình – Nhà văn. Năm 1980, ông đã trở thành người lãnh dạo chủ yếu của “phong trào tìm về nguồn cội” (tầm căn vận động) – một nhóm nhà văn của tập đoàn tiên phong cố gắng tìm tòi cội nguồn gốc rễ kỳ lạ của văn hoá Trung Hoa, đồng thời sáng tạo ra cuốn tiểu thuyết hiện đại đen tối, miêu tả những việc làm áp đặt chuyên chính của tư tưởng Mao Trạch Đông. Mười năm sau, cùng với tai nạn chính trị ở miền Nam Trung Quốc và thế kỷ 20, ma lực của Hàn (một nguyên mẫu trong đời thực được chuyển hoá thành nhân vật trong  tác phẩm văn học-ND) đã được thể hiện trong tác phẩm nặng ký của ông “Từ điển cầu ngựa” (1996): Một truyện hư cấu về một người tên Hàn trong thời gian cách mạng văn hoá đã bị đưa đến một bản làng hẻo lánh.

Nhà văn Hàn Thiếu Công do nhà phiên dịch, học giả Julia Lovell đề cử. Bà cũng là người dịch “Từ điển cầu ngựa” bản tiếng Anh, được Nhà xuất bản Đại học Cambridge ấn hành năm 2003.

Học giả Julia Lovell bình luận:

“Hàn Thiếu Công là một nhà văn Trung Quốc đã kết hợp tuyệt vời giữa tính nghệ thuật với tính sáng tạo độc đáo, kết hợp tuyệt vời quan điểm nhân tính của bản địa với toàn cầu. Cuộc đời nghề nghiệp của ông đã thể hiện rõ  quá trình cách mạng mang tính sáng tạo đã nẩy sinh tại địa phương ông miêu tả từ năm 1976 đến nay. Tác phẩm “Từ điển cầu ngựa” hỗn hợp các thể loại tiểu thuyết, hồi ký, và tản văn, là một cuốn sách không bình thường: Nó đã kết hợp hài hước châm biếm với cá tính hoá trong kể chuyện; Nó tự thuật một cách lạnh lùng cuộc sống của nông dân nghèo khó; Nó sử dụng kỹ năng nhẹ nhàng khéo léo thuật lại những bi kịch của Trung Quốc hiện đại; Nó chứa đựng hình thức thực nghiệm và những kiến giải phức tạp của tác giả đối với văn hoá, ngôn ngữ Trung Hoa và toàn bộ xã hội”.

Dưới đây là Phát biểu của Nhà văn Hàn Thiếu Công, trong Lễ trao Giải thưởng  Văn học Hoa ngữ quốc tế Newman lần thứ hai, vào tháng 3 năm 2011:

Văn học có bộ mặt đa nghi

Tôi vô cùng vinh hạnh đứng tại đây, tiếp thụ sự cỗ vũ khích lệ của các vị trong Hội đồng Bình chọn, nhận Giải thưởng Văn học Hoa ngữ quốc tế lần thứ hai.

Tôi biết, những nhà văn có tư cách nhận được vinh dự đặc biệt này không chỉ có một mình tôi, vìthế, giải thưởng này đã bất ngờ rơi trúng vào tôi, đó là điều khẳng định của tôi.

Tôi nghĩ rằng đây là sự quan tâm và ủng hộ của người tài trợ, người tổ chức tiêu biểu của giải này và đông đảo bạn đọc toàn cầu đã quan tâm đến văn học Hoa ngữ.

Xin cảm ơn các vị!

Xin lỗi, tại đây tôi chỉ có thể dùng Hán ngữ bày tỏ lòng cảm kích của mình. Mặc dầu vậy, tôi vẫn hy vọng sẽ có một ngày nào đó, tôi cũng có thể dùng tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Arập, v.v…và những ngôn ngữ khác biểu đạt  tình cảm của mình và giao lưu với mấy người bạn, một cách tự do, thoải mái. Nhưng, đương nhiên là quá khó. Trên năm ngàn loại ngôn ngữ trên toàn thế giới làm cho bất cứ một vị thiên tài ngôn ngữ nào đều chỉ có thể ngắm nhìn biển rộng mà thở vắn than dài!

Kỳ thực, bất cứ người nào, cũng không có cách nào hiểu tận cùng tiếng mẹ đẻ của mình. Số đơn từ của tiếng Anh nghe nói đã gần 50 vạn, hơn nữa mỗi ngày còn đang gia tăng mấy ngàn từ mới. Trong bộ “Khang Hy tự điển”, đã thu thập được 457 ngàn chữ Hán, số từ do những chữ ấy cấu tạo nên càng biến hoá đa đoan vô cùng vô tận. Chúng ta đâu có sợ đi học đại học suốt một đời, thậm chí suốt cả ba đời, kỳ thực đều chỉ có thể am hiểu một bộ phần rất nhỏ của tiếng mẹ đẻ.

Càng quan trọng hơn là, trong thực tiễn sinh tồn vô cùng phức tạp phong phú của loài người, mỗi loại ngôn ngữ vừa có tính chung, lại có tính riêng, đến mức không ít từ thường dùng trong một ngữ cảnh cụ thể vẫn có vô vàn ý nghĩa khác nhau. Một đứa trẻ sơ sinh vừa lọt lòng mẹ và một người thành niên đối với từ “kết hôn” cũng thiếu sự thể nghiệm chung, không có thể có thể hiểu biết ý của từ giống nhau.

Lẽ đời cũng giống như vậy, dân cư sống ở hàn đới và nhiệt đới đối với một từ “mặt trời” có cảm thụ giống nhau không? Người suốt đời định cư ở một chỗ và người di chuyển nơi ở nhiều lần, có liên tưởng giống nhau với một từ “quê hương” không? Hiện thực toàn cầu hoá hiện nay, người giàu làm ăn phát tài không có biên giới quốc gia, người nghèo làm thuê có biên giới quốc gia; Người giàu trên toàn thế giới giàu lên cơ hồ giống nhau, người nghèo trên toàn thế giới nghèo đến mức vô cùng khác nhau – Thế thì “toàn cầu  hoá” mà chúng ta nói đến là câu chuyện nhân sinh của những người nào đây? Phức số “toàn cầu hoá” ngàn hình vạn vẻ, có thể nhờ một quyển từ điển mà thu được một định nghĩa thống nhất không?

Mười mấy năm trước, tôi đang ở một bản làng hẻo lánh tại miền nam Trung Quốc, đầu óc tôi đã bắt đầu quay cuồng suy ngẫm về chuyện này, từ đó mà thu nạp được động lực đầu tiên để sáng tác “Từ điển cầu ngựa”. Ngôn ngữ là cánh cửa của cuộc sống. “Cầu ngựa” phía sau mỗi lớp cửa là một không gian chiều sâu vô hạn, đòi hỏi chúng ta cẩn thận thâm nhập vào trong tung thâm, một cách mạo hiểm.

Hôm nay, câu chuyện Trung Quốc do hàng ngàn hàng vạn chiếc “cầu ngựa” tạo thành những vấn đề tranh luận không ngừng nghỉ, những thứ lý luận hiện hữu tựa hồ đều không đủ miêu tả hiện thực khổng lồ mà lại không có tên này, không đủ để thẩm định  phán đoán ra muôn trùng khó khăn và sức sống bừng bừng của nó mà không thể suy nghĩ tranh luận được.

Trước tình hình như vậy, chúng ta nên lược bỏ bớt loại hiện thực này, hay là nên giữ thái độ cảnh giác nhiều hơn nữa đối với tính cục bộ của chúng ta, trong khi chúng ta vừa có ngôn ngữ, lại vừa có sản phẩm của các loại ngôn ngữ không?

Cuốn sách nhỏ được trao giải thưởng này đương nhiên không phải là “Từ điển” chân chính  – Tuy rất nhiều nhân viên hiệu sách đã từng xếp nó vào tủ sách công cụ, thậm chí cho rằng “Cầu ngựa” là thương hiệu vàng có thể sánh duyên và sánh vai với “Oxford”. Quyển sách này chỉ là một quyển tiểu thuyết, đồng thời không hứa hẹn giải   thích một cách quyền uy vĩnh hằng và thích hợp một cách phổ biến, bất ý vô tình mạo nhận là sách lý luận, sử học, công cụ. Giống như mọi tác phẩm văn học khác, nó lưu giữ những hiện trường, với những chi tiết: Khác nhau – cá biệt – khác loại – đậm tính mơ hồ trong cuộc sống.

Có lẽ tác phẩm văn học này chỉ  xin lại, đòi lại quyền lợi hoài nghi, khiến cho định kiến của mọi người được mở rộng cửa về tính nhiều khả năng hơn của chân tướng sự vật.

Xét về ý nghĩa này, văn học nói chung  có một bộ mặt đa nghi, hoặc nói văn học nói chung là dùng phương thức phi công cộng để tái tạo tính công cộng, rồi lại dùng những mảnh vụn mới để tạo thành hợp chất mới, dùng những điều mơ hồ mới để đem lại điều rõ ràng mới. Quá trình này đại khái vĩnh viễn khó có thể kết thúc hoàn hảo – Vì vậy, đây cũng là những dự cáo mặc dầu đã nhiều lần nghe thấy là “văn học sẽ phải diệt vong”, kỳ thực cũng là một trong những lý do không nên quá lo lắng về văn học.

Xin chân thành cảm ơn!

Vũ Phong Tạo dịch và giới thiệu

___________________________

(** Bài này là Lời đáp từ của tác giả trong Dạ hội trao Giải thưởng Văn học Newman Hoa ngữ quốc tế, vào tháng 3 năm 2011, tác phẩm được trao giải là “Từ điển Cầu ngựa” (bản kỷ niệm) do NXB Nhà văn, Trung Quốc xuất bản)


Người dịch muốn cung cấp thêm:

Cách thức mà Cơ quan thường trực Giải thưởng Văn học Hoa văn quốc tế Newman đã làm để tăng cường tính công khai, tính minh bạch, tính xã hôi của giải thưởng.

Sau khi công bố giải thưởng trên các phương tiện thông tin đại chúng, họ còn ghi chú thêm như thế này:

Muốn biết tình hình chi tiết mời đăng nhập trang web Giải thưởng Newman (www.ou.edu/newman), đồng thời hoan nghênh gặp gỡ phỏng vấn những người sau:

– Cát Tiểu Vĩ (Trường Đại học Oklahoma-Mỹ), 405/325-1962 (thời gian miền Trung nước Mỹ), gríe@ou.edu

– Julia Lovell (Đại học Luân Đôn), 0044-1223-328829 (Thời gian Anh quốc), j.lovell@bbk.ac.uk

– Cát Hạo Văn (Đại học Đức Bà – Mỹ), 574/289-7442 (thời gian miền Đông nước Mỹ), gehaowen@aol.com

Exit mobile version