Nhà văn Ma Văn Kháng

 

Thơđời

 

Albert Camus trong diễn văn nhận giải Nobel có một câu rất hay: “ Nghệ thuật sẽ không là gì nếu không có hiện thực. Nhưng hiện thực cũng sẽ chẳng có mấy giá trị nếu không có nghệ thuật”.

Nói về quan hệ giữa Nghệ thuật và hiện thực, Oscar Wilde còn  đi xa hơn khi ông nói: “Cuộc sống bắt chước nghệ thuật nhiều hơn là nghệ thuật phỏng theo cuộc đời.”

Tuy nhiên, tôi thấy đoạn thơ sau đây của Chế Lan Viên nói về quan hệ này biện chứng và  thỏa đáng  hơn cả:

Không có Du thế k này thành tay không

Mà  Du cũng tay không nếu không có mưa y, sông này, trăng kia, c n

Nên ri Du phi cám ơn đời

Ta cám ơn Du

Cám ơn nhau ri rít

Nghĩ xem gia bn b muôn trùng mây bay nước xiết

Mà ngm li cuc đời

Quá đỗi phù du…   ( Kiều, 1987)

 

 

Châm ngôn của  người viết

 

Nhiều người nói: Không hiểu làm thì thế nào, chứ đề ra khẩu hiệu và tổng kết kinh nghiệm sống, ngư­ời Tầu vốn rất giỏi. Có lẽ cũng là do văn tự, do cái chữ t­ượng hình của họ rất hàm súc ý tứ. Họ lại có Khổng tử, Mạnh Tử, Lão Tử…cha đẻ  của  các triết thuyết, và  để truyền bá triết thuyết tất phải nhờ ngôn ngữ, mà ngôn ngữ đi dạy ng­ười càng súc tích bao nhiêu càng dễ nhớ dễ làm theo bấy nhiêu. Đúng sai thế nào, bàn sau. Nhưng phải công nhận lắm câu ý tứ  thật thâm thúy tài tình ra phết.  Ví dụ, các khẩu hiệu cách mạng của họ.  Nào là: Nông thôn bao vây thành thị. Súng đẻ ra chính quyền. Đốm lửa nhỏ đốt cháy cánh đồng.  Rồi: Nã pháo vào bộ t­ư lệnh.  Mao Trạch Đông, ng­ười cầm lái vĩ đại. Mao Trạch Đông công 7 tội 3.

Nhưng đã nói thì nói cho hết nhẽ. Đừng có bụt chùa nhà không thiêng. Dân mình mà không giỏi tổng kết kinh nghiệm sống à! Lấy chí nhân mà thay cường bạo.  Mưu phạt tâm công. Lấy ít thắng nhiều. Lấy yếu thắng mạnh. Thời bình thì khoan sức dân.  Không là minh triết châm ngôn hay sao những câu như: Khôn ngoan chẳng lọ thật thà. Hoặc thời Chống Mỹ thì nào là: Ba mũi giáp công. Ba vùng chiến lược. Bám thắt lưng địch mà đánh… Hồi còn chiến tranh, tôi thân với một ông tướng tầm cỡ. Tôi nhớ câu nói này của ông: Về chiến lược, phải coi khinh địch. Nhưng về chiến lược, phải rất coi trọng đich. Sau này, Vladimir Putin, Tổng thống Nga cũng có câu nói tương tự: Tôi vốn là vận động viên Taekondo,  tôi không sợ, nhưng tôi không bao giờ coi th­ường đối thủ.   Với văn chư­ơng, trộm nghĩ, cũng nên áp dụng cái phương châm như thế. Cụ thể là: Từ khi cầm bút  tôi đã nuôi mộng lớn. Nghĩa là tôi không  bị choán ngợp  trước các ông lớn về văn chương.(Có đạt được không lại là chuyện khác. Nguyễn Khải nói: Khi viết trên bàn tôi sạch trơn, không có bóng  dáng  một  cây đa cây đề nào hết). Nhưng tôi lại gồng mình lên, cắn răng lại, tự coi mình là người vô cùng hèn kém, chăm chỉ tích  lũy, chi chút tỉ mẩn học hành để tạo cơ sở  nền móng vững chắc cho việc viết!

 

 

Phẩm chất nhà thơ

 

Pablo  Neruda nhà thơ Chilé, giải Nobel văn học, nói: Tôi chưa từng nghĩ  đời mình sẽ chia đôi cho thi ca và chính trị. Tôi là một người Chilé hàng thập kỷ qua đã  chứng kiến những nỗi bất hạnh và khổ đau của đất nước tôi, tôi là người đã can dự vào niềm vui, nỗi buồn của nhân dân. Tôi không xa lạ với nhân dân. Xuất thân  từ nhân dân, tôi là một phần của nhân dân”.

Nhà báo Rita  Guibert, đặt câu hỏi phỏng vấn Pablo Neruda :

– Nếu được bầu làm tổng thống Chilé, ông có tiếp tục viết không?

Neruda đáp:

– Với tôi, viết là hít thở. Tôi không thể sống mà không hít thở  và tôi không thể sống mà không viết.

Rita Guibert hỏi tiếp:

– Có  nhà thơ nào làm đến vị trí cao trong hệ thống chính trị  mà vẫn thành công ? Neruda  đáp:

–  Thời đại của chúng ta là kỷ nguyên của nhà thơ làm lãnh đạo: Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông. Mao Trách Đong còn có những phẩm  chất khác: ví dụ như ông ấy là tay bơi siêu hạng, đó là điều tôi chịu. Cũng có một nhà thơ vĩ đại khác. Léopol, tổng thống Sénégal hay Aimé Césaire, một nhà thơ siêu thực và là thị trưởng của Fort-de- France. Ở đất nước tôi, các nhà thơ luôn dính líu tới chính trị mặc dù chưa có vị  nào làm tới chức tổng thống. Nhưng ở các nước Châu Mỹ La tinh khác đã có những nhà thơ như thế: Romulo Gallegos,tổng thống Venezuela chẳng hạn;

Trong cuốn Một tư duy  hoàn toàn mới, ( A whole new mind) của Daniel H.Rink, Nxb Lao động và Xã hội  phát hành năm  2008, bàn về vị trí quan trọng của bán cầu phải trong bộ não của con người, có nội dung đại để như sau:  Thời đại thống trị của bán cầu trái đã qua. Tương lai thuộc về một mẫu người khác với  một tư duy hoàn toàn khác: những người có tư duy thiên về bán cầu phải. Bán cầu phải có 6 khả năng, 6 giác quan. Đó là: Thiết kế, Kể chuyện, Hòa hợp , Đồng cảm, Giải trí, Tìm kiếm ý nghĩa. Nhà thơ là một người như thế.

Trong cuốn sách đó có câu:

– Hãy tìm cho tôi những nhà thơ làm quản lý. Nhà thơ, những nhà tư duy hệ thống mà chúng ta không ngờ ấy, thật sự là những nhà tư tưởng của thời đại

 

 

Giấy một mặt

 

Lại nh­ư mọi lần, ông Kh. hỏi xin, tôi đư­a ông mấy tờ giấy trắng, ông lại trả lại và nói, ông chỉ cần loại giấy trắng một mặt thôi.

– Bác nhất thiết chỉ dùng giấy một mặt?

Tôi hỏi. Ông gật đầu:

– Ừ. Thảo mấy cái công văn gửi Cục và Bộ ấy mà.

– Thì bác cứ dùng giấy hai mặt trắng đi. Văn phòng thiếu gì. Bác định tiết kiệm à?

– Ừ. Tiết kiệm. Vả lại, mình quen rồi.

Ông Kh. công nhận. Công nhận rằng mình có ý thức tiết kiệm. Hơn nữa, không chỉ là ý thức mà còn là thói quen. Tuy vậy, quan sát ông tôi nhận ra ông không phải là loại ng­ười quen lối sống cần kiệm như­ các ông khác. Nghĩa là cần kiệm từ trong cả cách ăn mặc, tiêu pha. Ông Kh. không thế. Ông mặc quần áo mốt thời th­ượng nhất. Ông đi giầy Italia, chứ không thèm đi giầy nội. Ông không uống r­ượu ta, ông uống Whisky, Marten. Ngay cả khăn tay ông cũng dùng loại của Tiệp, của Pháp. Thuốc lá cũng vậy. Hai ngón tay cặp thuốc vàng khè của ông thơm mùi thuốc lá Mêlia. Khỏi cần nói ăn. Ông ăn uống rất cầu kỳ như­ng lại rất gảnh gót. Bát phở ăn bao giờ cũng yêu cầu n­ước dùng trong và rất ít bánh thôi. Phong cách sống của ông là phong cách con nhà thượng ưu, bậc đại gia.

– Theo cháu nghĩ thì bác không phải là ng­ười xuê xoa, đơn giản, ngoại trừ việc dùng giấy một mặt.

Một bận nghe tôi hỏi, ông c­ười:

– Đúng thế. Như­ng thật tình là thời chiến tranh có đư­ợc tờ giấy một mặt mà viết là đã sung sư­ớng lắm rồi. Cậu có biết loại giấy một mặt mình đư­ợc dùng đầu tiên là loại gì không? Đó là các bản tin Mật của Việt Nam Thông tấn xã do một đồng chí bí thư tỉnh uỷ thân thiết thỉnh thoảng lại cho một sấp tư­ớng. Giấy có màu vàng nhạt. Hút mực rất tốt.

– Như­ng, bây giờ giấy có còn khan hiếm nữa đâu?

– Thì đã quen mất nết đi rồi – Ông Kh. c­ười. Vả lại còn một lý do riêng nữa, không hiểu có nên nói không nhỉ?

– Bác nói cho cháu nghe mới.

Ông Kh. nheo mắt, chậm rãi:

– Chả là hồi ấy mình rất thích làm thơ. Làm thơ cần nhất cậu có biết cái gì không? Tự do! Graham Green, tác giả “Một ng­ười Mỹ trầm lặng” cho rằng, giấy và bút là phần không thể bỏ qua của sự bí ẩn nơi nhà văn. Ông nói: Giấy không có dòng kẻ cho tôi cảm giác thoải mái”. Còn mình? Giấy một mặt cho mình cảm giác tự do. Vì giấy một mặt là giấy bỏ đi rồi nên nó là khoảng trống, không ai nhòm nhỏ tới và mình có thể giành lấy quyền làm việc cho riêng mình. Thế đó! Một nhà văn Pháp nói đại ý: Nghệ thuật sẽ chết vì tự do vô lối, nh­ưng sống vì tự do bên trong của mỗi kẻ sáng tạo. Nhớ là tự do bên trong.  Tự do bên trong! Liberto l’intộrieure!

 

 

Tin rác nặc danh

 

Có tiếng píp píp. Mở máy. Có tin  nhắn. Đọc lướt qua liền nhăn mặt. Lập tức bấm máy: Alô. Mày là thằng  nào, con nào thế ? Mày chửi  tao,  lại nhắn vào máy của tao, được đấy. Đầu bên kia không có hồi âm. Nhưng lại píp píp nhắn tin lại.  Lại một  hồi chửi ruả tục tằn. Đồ quỷ!  Mày là ai thế? Chả lẽ, bố mẹ đẻ ra mày không cho mày một cái tên khai sinh? Tao cần sự công khai đàng hoàng. Chấm dứt  trò  ném đá giấu tay đi! Tao là bậc quân tử.Tao thích  phong cách Pablo Neruda. Không biết Neruda là ai à?

Pablo là một nhà thơ lớn, đã đoạt giải  Nobel văn học 1970 , người ChilÐ.  Ông có một ngôi nhà trên một mảnh đất  sáu ngàn mét vuông mua bằng tiền nhuận bút ở Isla Negra (tức Đảo đen). Trong phòng  khách của ông, có một quầy rượu. Trên tường phòng đó có treo hai tấm áp phích. Một tấm do ông mang từ Caracas về, trên đó có hình ông in nghiêng với dòng chữ: Neruda cút đi! Tấm kia là bìa một tạp chí A rgentina có hình ông chạy dưới dòng chữ: Neruda, sao y không tự sát?. Thế là đủ trả lời mi chưa?

 

 

Ghi chép về dịch thuật

 

Nhà văn Y Ban đ­ược Hội nhà văn  Cộng hũa Liên bang Đức mời sang trao đổi văn hoá. Chị cũng là nhà văn Việt Nam có nhiều truyện đã đ­ược dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức. Một trong những truyện nổi tiếng là truyện Bức thư gửi mẹ Âu Cơ.

Bức thư­ gửi mẹ Âu Cơ lấy cảm hứng nhân văn từ truyền thuyết Quốc Mẫu Âu Cơ sinh ra một bọc 100 trứng, nở thành 100 ng­ười con, 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển, tất cả con trai thì trở thành anh hùng dũng sĩ, con gái thì trở thành bà mẹ hiền thục đảm đang.

Cảm hứng nhân văn của truyền thuyết là một lời biện hộ, trần tình cho việc cô gái- nhân vật chính của câu chuyện – chỉ vì không đư­ợc yêu ngư­ời con trai theo ý nguyện của mẹ cha mà hoài thai những đứa con lạc loài, nên phải dấn thân vào cực hình phá huỷ sinh mệnh đứa hài nhi.

Truyện là một tiếng kêu than thống thiết của thân phận phụ nữ bị t­ước quyền yêu đ­ương. Truyện gây xúc động mạnh mẽ độc giả trong n­ước và đã giành đ­ược giải nhất trong một cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Bây giờ, sau khi xuất hiện trên văn đàn Đức, truyện Bức thư gửi mẹ Âu Cơ gây xôn xao trong độc giả Đức.

– Xin cám ơn dịch giả đã chuyển tải đ­ược linh hồn truyện ngắn của tôi tới bạn đọc  Đức.

Trong một buổi gặp gỡ với dịch giả Đức nọ, Y Ban cảm động nói. Đáp lại, dịch giả nọ cho biết: không phải tôi tài, mà chính là vì truyện của chị rất hay!Như­ng mà tôi có một thắc mắc! Thư­a nữ văn sĩ Y Ban?

– Thắc mắc gì vậy?

– Dạ, chị cho phép tôi hỏi nhé:

– Xin cứ tự nhiên

– Vâng! Thắc mắc của tôi là thế này: “Âu Cơ là ai ạ?”

Trời! Đến nư­ớc này thì nhà văn Y Ban chỉ có thể vung tay lên trời mà reo:

– Không biết Âu Cơ là ai, không biết đến truyền thuyết Âu Cơ của Việt Nam, cái nền tảng nhân văn tạo nên âm hư­ởng da diết của câu chuyện,  mà dịch thoát truyện   Bức thư gửi mẹ Âu Cơ hay đến thế thì quả là tài thật! Tài thật!

Còn đây là bài thơ của Trần Đăng Khoa, nhan đề Đất:

Đất nuốn nói điều chi thế

Mà không nói đ­ược với ng­ười

Mà rạo rực trong quả  ngọt

Mà r­ưng  rưng màu lá t­ươi.

Nhà thơ Nga Gogol dịch ra tiếng Nga, xuất bản ở Nga.  Dịch giả Hào Minh dịch lại từ tiếng Nga ra tiếng Việt:

Lời của đất ngắn gọn

Thay cho lời, chỉ có

Hoa t­ươi

Quả ngọt

Nghĩa là chỉ  còn mỗi cái tứ, cái ý t­ưởng. Trần Nhuận Minh nhận xét:   Còn  những  rạo rực, rư­ng rưng tâm huyết gửi gắm  và tiết tấu thơ 6 chữ đều mất hết. Mà đó là những cái cốt tủy của thơ.  Dịch chỉ còn lại  có xư­ơng. Mà thơ đâu chỉ là xương.

Trần Nhuận Minh núi tiếp:   Lại nhớ một câu thơ  của Nguyên Sa:

Nắng  Sài gòn anh đi mà chợt mát

Bởi vì em mặc áo lụa  Hà Đông

Những chữ  như­  h­ư từ , hay  liên từ bởi đâu có phải là chữ d­ư thừa không cần thiết phải có. Dịch mà bỏ qua thì còn gì là thơ.

 

Năm 1997 tôi dự hội thảo Về văn chư­ơng Tự lực Văn đoàn ở  Copenhaguen Đan Mạch. Một giáo s­ư ngư­ời Việt dạy ở Đại học Humbol CH Liên Bang Đức nói: Tiếng Việt nhiều tình. Rất khó dịch.Ví dụ, trong Tắt đèn. Câu: Lạy cụ Lý ạ. Dịch ra tiếng Pháp chỉ là Bonjour monsieur. Dịch ra tiếng  Nga: Zdrastvuiche… Còn gì là nghĩa  lý nữa!

Gần đây, trên báo Sức khỏe và Đời sống ngày 28/10/2012, nhà văn hóa Hữu Ngọc có thuật lại ý kiến của bà Gillon, giáo s­ư ngư­ời Pháp. ng­ười đã  cùng Phan Hồng, con nhà văn Phan Khắc Khoan,  dịch tiểu thuyết Mảnh đất lắm ngư­ời nhiều ma, Số đỏ. Bà Gillon cho biết: Tiếng Việt là một ngôn ngữ tổng hợp, phát âm có nhạc, nặng về gợi ý và cảm xúc. Trong khi đó, tiếng Pháp là một ngôn ngữ phân tách, theo lý tính, logic. Bà luôn nhắc nhở mình, dịch đừng đánh mất chất thơ của tiếng Việt.

Traduire c’est trahir : Dịch là phản bội. Đó là  điều thầy giáo dạy  tôi  từ hồi học tiểu học.

 

 

Thầy dậy vẽ

 

Trên đời này, được bạn tặng quà là một điều thú. Quà đó lại là sách do bạn viết ra, làm ra, điều thú vị còn được tăng lên cấp số nhân. Khoái thú làm sao khi khi nâng cuốn sách bạn tặng lên tay, mở ra, ở tờ bìa phụ, đọc thấy dòng chữ: Kính tặng thầy… , nhất là sau tên riêng còn hàng loạt đồng vị ngữ nói lên tài năng, công lao, phẩm cách của mình. Thôi thì còn thiếu gì mỹ từ, lộng ngữ do yêu quý nhau mà chẳng nề hà hào phóng tặng nhau. Nào là bậc sư phụ, đấng trưởng lão, cây đại thụ, người dẫn đường, nghe nhiều khi vừa tủm tỉm khoái trá vừa đỏ mặt ngượng ngùng. Vậy mà một ngày nọ nhận một tập thơ biếu, giở ra, bỗng giật thót mình vì lời đề tặng: Kính tặng thầy, người thầy dậy vẽ của nữ hoạ sĩ Lê Tuyết, vội gấp sách lại, đi tìm người biếu thơ. Không ngờ người biếu thơ lại còn sửng sốt hơn mình.

– Ủa, thì thầy chẳng là thầy dậy vẽ của nữ hoạ sĩ Lê Tuyết là gì?

– Nữ hoạ sĩ Lê Tuyết thì tôi biết. Cô ấy vừa bầy phòng tranh ở thủ đô Hà Nội rất thành công, tôi có được mời đến xem.

– Thì chính nữ hoạ sĩ trả lời phỏng vấn báo T.P rằng: Thầy là người dậy vẽ đầu tiên của cô ấy!

Bây giờ tôi mới ngẩn người, nhớ ra. Nhớ ra rằng cách đây bốn mươi năm, hồi tôi là ông giáo dạy cấp 1, tôi đã đóng trọn vai một thầy giáo đa năng, nghĩa là dậy học trò từ toán pháp, sử ký, địa lý đến thể dục, âm nhạc, hội hoạ. Ôi, những buổi dậy học trò lớp 1, lớp 2 vẽ bông hoa, cái lọ, lá cờ… Thì cũng chỉ là tập cho các em biết vẽ đường thẳng, đường cong, hình vuông, hình tròn, vì tôi có được học hành môn hội hoạ gì đâu và cũng chẳng có năng khiếu đặc sắc gì. Đơn sơ như vô tình, vậy mà lại in dấu sâu đậm trong tâm khảm học trò đến thế? Hay đó là một cách biểu hiện lòng tri ân như một lẽ sống ở đời của người Việt ta, một tấm lòng tôn sư, vì nhất tự vi sư, bán tự vi sư?

 

Người  cho ta một chữ là thầy ta. Người  cho ta nửa chữ cũng là thày ta.  Nguồn gôc thành ngữ này, theo  thi sỹ Nguyễn Linh Khiếu trên Tạp chí Thơ tháng 10.2013 là:  Tế Kỷ, một nhà thơ đời Đường làm bài thơ Tảo Mai nổi tiếng, trong đó có hai câu: Tiền thôn thâm tuyết lý/ Tạc dạ số chi  mai. ( Đêm qua  trước thôn nhiều cành mai đã nở trong tuyết dày).Có người Trịnh Dục không tiếng tăm gì khi đọc bài thơ cho rằng ý vị bài thơ chưa hết. Bèn xin sửa chữ số thành chữ nhất. Tiền thôn thâm tuyết lý/ Tạc dạ nhất chi mai. Một cành mai thì mới thật là nở sớm. Chỉ sửa một chữ mà bài thơ trở nên toàn bích. Tế Kỷ vô cùng bái phục Trịnh Dục.

Nhất tự... Đẹp đẽ và lớn lao quá tư tưởng cao siêu này.  Trên tất cả, đó là lòng tri ân cao cả, một nền tảng của đạo lý làm người .  Thêm nữa. ngẫm ra mới thấy còn một điều kỳ diệu: Chữ nghĩa nó có tuổi đời cả ngàn năm là vậy! Ông Văn Tùng nói: Câu Nhất tự vi sư… vĩ đại sánh ngang câu Cư bất u, trí bất viễn. Diện bất sầu, tâm bất quảng. (居 不 幽 面 不 愁 心 不 广) Chỉ có những tâm hồn cao thượng  mới sản sinh ra được những tư tưởng đó!

 

 

Thế gii lm chuyn l

 

Thế giới lắm chuyện lạ. Kỳ dị như Tam giác Bermout nhấn chìm bao tao tầu bố, lụi cổ bao máy bay xuống vực sâu vô định. Bí hiểm như vùng đất Catatumbo ở Vénézuéla không hiểu có phải  vì đất ở đây có khí mê tan hoặc dưới đó có uranium  mà một năm 365 ngày thì có đến 260 ngày trời nổi sét, một đêm có đến 10 giờ liền có sấm liên tục.  Huyền hoặc như sa mạc Acatama thuộc n­ước Chilê, từ năm 1570 đến năm 1971, suốt 400 năm  không hề có một hạt mư­a nào.  400 trăm năm không hề có một hạt m­ưa nào! Nóng khô hơn cả sa mạc Gobi, sa mạc Xahara. Vì ở hai nơi nọ, dù sao cũng còn sinh sống cây x­ương rồng gai và loài thằn lằn thân trắng, mào đỏ. Trong khi đó, ở Acatama thì hoàn toàn không.  Vậy mà đến  một ngày nọ, cứ như­ là đ­ược hư­ởng phép thần, cả hoang mạc Acatama bỗng biến thành một đồng cỏ t­ưng bừng hoa tư­ơi. Mà lý do chỉ là  bỗng có một hải lư­u đổi dòng chảy qua vùng bờ biển, nơi có cái hoang mạc ấy. Và thế là  hiện t­ượng Enila đã xẩy ra: mư­a bão liên tiếp đổ vào hoang mạc. Mư­a bão liên tiếp đổ vào hoang mạc!Và thế là các hạt giống ủ trong lòng cát sâu từ bao năm nay t­ưởng là đã thui chột hết hoá ra  không chết,  không bao giờ chết, nghĩa là bất tử và  đã bật dậy mầm sống. Đã bật dậy mầm sống như­ những tài năng thực sự ẩn mình chờ đợi thời cơ, như­ đồng cỏ đến kỳ đến cữ thì nở hoa. Như taì  năng thực sự là cái bí ẩn,  là sức mạnh  của tự nhiên, không gì có thể chiến thắng   đ­ược.

 

Thế giới lắm chuyện lạ. Một nữ cua rơ xe đạp Ấn Độ đang nổi danh thì gây chuyện hiếp dâm một phụ nữ và bị lột mặt là  trai giả gái.

Báo An ninh Thủ đô số chủ nhật 11/11/2012 kể chuyện: Michel  Lotito biệt hiệu  Monsieur  Mangetout (Ngài ăn tuốt) người  Ý, từ năm 1966 đến 2007 đó ăn ngon lành hết : Một chiếc máy bay, 8 chiếc xe đạp, 7 chiếc ti vi, 7 chiếc xe đẩy hàng trong siêu thị, 2 chiếc giường, hàng nghìn lưỡi dao cạo râu. Tính ra từ 1959-1997, ông đó ăn hết  khoảng 9 tấn  kim loại, nhựa thủy tinh. Ông cho biết, chỉ cần tập trung một chút cùng với ít dầu và nước uống. Cho vào miệng, nhai nuốt, tiêu hóa và thải ra theo đúng chu trình tiêu hóa thông thường.   Được ghi vào Kỷ lục Guiness vì ăn hết mọt chiếc máy bay Cessna 150.

 

Cũng báo này cho biết, cảnh sát Colombia hôm 8/9/2012  bắt được một  người đáp chuyến máy bay từ Costarica tới, thấy bụng anh ta bất thường, và khi soi, anh ta kêu đau, rồi thú nhận đó nuốt  tiền Mỹ vào bụng , tổng cộng 40 gói nhỏ, mỗi gói có đường kính 2,5 cm , toàn là những tờ 100 dollar,  vị chi  là 80.000 dollar . Còn người  Nigéria tên Fidelis Ozouli nuốt 123 bao cao su chứa 1,7 kg cocain vào dạ dầy.

 

Con người có Hiler lại có Einstein.  Nhưng Hitler là người thế nào?Trên mạng internet  đưa ra một bài toán thử: Có 3 ứng cử viên Tổng thống, theo lương tri bạn chọn ai?

Người thứ nhất: Hay đàn đúm với các chính trị gia gian giảo và tin lời thầy bói. Có 2 tình nhân. Hút thuốc lá, một ngày uống 10 ly rượu Martinis.

Người thứ hai: Bị đuổi việc 2 lần. Hàng ngày ngủ nướng đến trưa mới dậy. Hồi học Cao đẳng hút thuốc phiện. Mỗi tối nhâm nhi  nửa lít Whisky

Người thứ ba: Là anh hùng ngoài mặt trận, được thưởng huân chương. Ăn chay. Thỉnh thoảng mới uống một ly bia. Không bao giờ nhăng nhíu với đàn bà, ngoài  người bạn đời.

Kết qủa, tất cả đều bỏ phiếu cho ứng cử viên thứ  ba! Lật bài ngửa: Ứng cử viên thứ  nhất  là cố Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosvelt. Ứng cử viên thứ  hai là cố Thủ tướng  nước Anh Winston Churchill. Còn ứng cử viên thứ  ba, người được phiếu bầu  nhiều nhất chính là  trùm phát xít Adolf  Hitler.

Vi nhân nan. Vi nhân nan! Làm ng­ười khó thay! Khó thay làm ngư­ời! Hiểu  ng­ười  do vậy cũng khó lắm. Vì nh­ư sách cổ nói:  Con người khác loài thảo mộc và muông thú. Con ngư­ời là một phép đặc biệt của thế giới, gồm sinh lý và tâm lý, có thất tình lục dục.  Thành ra  văn chư­ơng chuyên chú về con ngư­ời đâu có dễ. Tả đắc chỉ tận, bút đầu can. Cánh tả kĩ cá vi nhân nan. Viết đến giấy hết, mực khô. Mà chỉ viết đ­ược vài cái làm ngư­ời thôi!

Chung quy con người vẫn là cái  lạ nhất  trên thế gian này!

 

 

Phở Xuyên

 

Hà Nội là  một thành phố có nhiều ngõ ngách. Nguyễn Huy Tưởng nói  vậy. Ito, một nhà xã hội học Nhật Bản sang Viêt Nam nghiên cứu nói: Ngõ  ngách Hà Nội là gốc rễ của cuộc sống  thành phố. Ông viết cả một cuốn bút ký, miêu tả cuộc sống  một cách rất thú vị ở nơi đây. Tôi được phân chia nhà   ở Khu Tập thể Ngọc  Khánh.  Lúc đầu tên  nơi cư trú là vậy. Sau,  đường  xá mở thêm, nhà tôi lọt vào  một cái ngõ. Đường lại tiếp tục mở. Nhà tôi  tự dưng thụt vào một cái ngách.  Ngách mang số hiệu 1. Nhưng cư dân có ý thức kinh doanh nên mỗi nhà lui vào một tí, khiến đường đi lối lại cũng có thể cho ô tô con vào được. Nghĩa là có thể mở cửa hàng gội đầu cắt tóc, buôn bán  mỹ phẩm, thuốc men được.   Đã tưởng đến ngách là hết. Hóa ra không phải. Từ ngách, người ta còn trổ  những lối đi cắt ngang nữa, thế là hẻm ra đời. Hẻm chẳng có tên. Chật lắm. Hai xe máy không đủ chỗ tránh nhau.

Vậy mà một ngày kia, tôi đang đứng trước cửa chờ khách thì có một gã  dừng xe máy: Thưa ông, ông cho con hỏi: Phở Xuyên ở ngách hay hẻm nào. Phở Xuyên? Lâu lắm rồi, tôi  đâu có đi  ăn  phở hiệu. Còn đang ngơ ngác thì thằng cháu trai từ trong nhà  đã nói vóng ra: Anh đi sang ngách bên kia, độ 100 mét, thấy cái biển đề Phở Xuyên thì rẽ vào. Hẻm ấy không có tên đâu!

Phở Xuyên ở giữa cái hẻm không tên. Nguyên nó chỉ là một lối đi nhỏ giữa hai đơn nguyên nhà ở.  Nhỏ hẹp lắm.  Một chiếc xích lô  phải lựa chiều mới đi vào được. Vậy mà sáng sáng, xe máy xép nép  san sát bờ tường hai bên. Vậy mà bàn ăn  tràn cả ra  đường hẻm mới đủ chỗ cho khách. Chưa kể  ô tô đậu  ở ngoài đường Nguyễn Chí Thanh.  Phở Quyên có gì lạ? Không phải là hạng phàm phu tục tử, nhưng tôi cũng chưa được liệt vào hạng  khách phong lưu.  Chắc chắn là không  thể thưởng thức hết được cái ngon cái lạ của bát phở Xuyên. Nhưng, như văn sĩ Vũ Bằng nói, một người thì lầm được, chứ cả  nghìn người thì không thể lầm.

Chí Phèo,  áng văn bất hủ của Nam Cao lọc qua bao thời gian để tồn tại.  Thơ Nguyễn Trãi, Truyện Kiều cũng chỉ là giấy bản, mực đen mà tồn tại cả trăm  năm. Nghĩ vậy chợt nhớ tới câu nói của người Nhật hiện đại: Hàng hóa làm từ một làng quê mà xuất khẩu đi khắp thế giới. Lại nhớ tới câu Hữu xạ tự nhiên hương.

 

Hữu xạ tự nhiên hương! Để câu thành ngữ nọ ngân vang trong đầu, lại bỗng thấy giật mình. Có đúng thế không nhỉ? Vì  mấy hôm sau, không phải 1  mà là cả chục người từ đâu đến, vẫn một câu hỏi: Ông ơi, phở Xuyên ở chỗ nào thế ạ?  Đông quá, đến mức bỗng thấy ngờ ngợ,

Thì đã không biết bao nhiêu lần mình đọc báo thấy người ta khen ngợi cuốn sách này cuốn thơ nọ, liền  háo hức đi mua về. Rồi đọc xong thì ngẩn ngơ: Hay là mình ngu quá, không thấy hết cái hay cái đẹp của nó. Ngay như cuốn Harry Potter đây.  Best-seller hẳn hoi chứ thường à. Hai đứa cháu xin bằng được tiền của bố mẹ, đi xếp hàng mua về, tranh nhau đọc được mấy chục trang rồi vứt chỏng chơ đó.

Hữu xạ tự nhiên hương hay quảng cáo tạo nên  hương? Quảng cáo. PR. Thì  chẳng đã ra đời những người chuyên nghiệp làm quảng cáo đó sao. Thì chẳng thế mà đài Truyền hình  nào cũng sống bằng tiến quảng cáo đó sao! Quảng cáo ! Quảng cáo! Thuốc men. Mỹ phẩm. Hàng tiêu dùng. Đồ ăn thức uống. Và cả tác phẩm văn học nữa. Cả tác phẩm văn học nữa !Tất cả  đều nhờ các dịch vụ PR mà  bán được hàng. Quảng cáo đang chiếm 10% doanh thu, nhưng còn chưa thỏa mãn với tỷ lệ đó đâu. Có cả một đội quân sống sung túc bằng quảng cáo đó. Xã hội tiêu dùng đang hàng ngày hàng giờ đẻ ra phong trào. Đẻ ra thói a dua a tòng .

Phải chăng Phở Xuyên cũng vậy? Ấy là do  trên mạng có bài viết của một thực khách vì một động cơ nào đó bốc nó lên tận mây xanh?  Hay  là nó ngon thật? Một ngàn người thì không thể lầm được. Ý kiến của văn sĩ Vũ Bằng  rất chính xác ở thời điểm ông viết. Làm sao ông hình dung được bộ máy khổng lồ của truyền thông ngày hôm nay  Quảng cáo. PR! Sức mạnh của quảng cáo  là gây ám thị. Mà một khi ám thị lặp đi lặp lại thì nó tạo nên một áp lực  bắt người ta  phải tiếp nhận một cách không phê phán, phi lý trí, không sàng lọc.  Thế đấy, quảng cáo khêu gợi cảm giác  hơn là  thuyết phục bằng lý tính.   Vậy mà, trớ trêu thay,  9 phần 10 hoạt động của con người  lại  là do cảm giác điều khiển. Con người không phải là một sinh vật có lý luận!

 

Văn là gì?

 

Thử hỏi lại mình câu hỏi này xem sao thì thấy, với một kẻ đã cầm bút  bốn năm chục năm  như mình đôi khi cũng lúng túng. Vấn đề không phải là trả  lời một cách hàn lâm sách vở. Mà là một đáp số ngắn gọn và ấn tượng kia. Rất may, đã có lần tôi tìm được lời giải một cách ngẫu nhiên tình cờ, từ ông bạn mình: Giáo sư Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại.

Đâu như­ là vào những năm 90 của thế kỷ tr­ước, hỏi anh, anh núi không nhớ,  ngành giáo dục có tổ chức một cuộc hội thảo về dạy văn trong nhà trư­ơng.  Tôi có đến dự. Anh có lên phát biểu.    Tôi nhớ như in  là với chất giọng tự tin một cách cố hữu,  vừa vào  bài nói  anh đã tung ra câu hỏi: Vậy văn là cái gì? Rồi anh dồn: Là  Cây gì, Con gì, Cục gì, là Hòn gì? Là Triết học, Đạo đức, Toán Lý Hóa, Lịch sử, Địa lý, hay Kinh té , Pháp luật?  Và cuối cùng, anh thở  hắt ra với một cái kết kuận chắc như­ một nhát búa đóng chiếc đinh vào cột: Văn chẳng là cái gì hết. Văn chỉ là văn thôi. Nói cách khác, Văn tức là cuộc sống  đư­ợc miêu tả một cách văn mà  thôi !

Thú thật là đã qua hai ch­ương trình văn ở cấp trung học và đại học, lại cũng đã cầm bút viết lách vài chục năm rồi mà  chẳng mấy khi tôi tự đặt cho câu hoỉ: Văn là cái gì vậy? Nay, nghe vậy, thấy thật thỏa đáng.  Lại trộm nghĩ trong  đôi chút vân vi:  Cờ ngoài bài trong đây hay là vì có đư­ợc một nền tảng và nhuần thấm sâu sắc triết học mà ông giáo sư bạn mình có cái  kiến giải thú vị tài tình vậy!

 

Giờ thì rõ ràng những điều  Giáo sư Hồ Ngọc Đại  nói vo hôm nào đã hiển hiện thành giấy trắng mực trên  trang sách này của anh rồi.

Trên  trang 16 của cuốn Vấn đề dạy văn của anh,  anh viết: “Theo cái cách ấy, tôi khoanh cái vùng “Vấn đề dạy văn” ở chỗ nào có “ văn”. Nh­ư vậy, tôi loại ngay từ đầu những khu vực khác: Toán. Sử,  Địa, Chính trị, Triết học, Ngôn ngữ, Đạo đức, Thể dục, Vệ Sinh.” Chưa hết! Ở trang tiếp sau anh viết: “Đối t­ượng nghệ thuật có cái lý của nó là những quan hệ  người đời. Văn là “ sự vật thể hóa” cái lý ấy theo kiểu văn. “ Và cũng một ý t­ưởng ấy, trên trang 145, là những dòng sau đây: “Văn chỉ là bông hoa của cây đời, lúc đầu chỉ là hạt giống đ­ược gieo trên mảnh đất phù sa đầy nhựa sống của cuộc đời.”

Văn  là văn. Văn,  một tác phẩm nghệ thuật.   Văn, nó đấy, nó  lấy ý làm lẽ sống, bằng cách lấy hình thức giả làm thực, nói cái thực bằng cái giả .   Hồ Ngọc Đại đã viết vậy  và  viết tiếp:  Cuộc sống ít nhất sống 2 lần. Một lần trong lịch sử hiện thực và một lần trong tác phẩm nghệ thuật. Một lần thực và một lần giả. Như­ng cái giả này là một hình thức (hình thái) như­ cái thực kia cũng là  một hình thái.

Chà chà,  anh đã động đến cái nguyên lý căn bản của sự sáng tạo trong văn ch­ơng của  cánh nhà văn rồi đấy, giáo sư­ ạ.   Trong tác phẩm Độ không của lối viết, Rolland Barth, lý luận gia hàng đầu nư­ớc Pháp viết: Tiểu thuyết là hình chiếu phẳng của một thế giới cong và nối liền. Mục đích của tiểu thuyết là lịch sử kể lại, là tha hóa các sự kiện. Thủ đoạn của nó là tạo ra một cái giả như­ thật, đồng thời  tự tố cáo mình là giả. Tính nư­ớc đôi của một vật kép vừa giống giả vừa giống thật là vậy!

 

 

Anh Đại ơi! Quan tâm tới mức lo lắng đến việc dạy văn trong nhà trư­ờng là tâm trạng của xã hội ta trong những ngày này. Huống hồ là bọn tôi, một  số  những nhà văn Việt Nam   có đoạn văn và  bài văn hiện  có mặt trong sách giáo khoa của học sinh từ bậc Tiểu học đến Trung học.  Rất  may vì  có sự chia sẻ của anh về vấn đề này.

“Tác phẩm chính là cái vật thể hóa ngư­ời nghệ sĩ. Trong trư­ờng hợp này, tôi coi tác phẩm chính là nghệ sĩ- có hai hình thức tồn tại của bản chất nghệ sĩ: một trong con người anh ta và một trong tác phẩm .” Đó là một  đoạn văn anh viết ở trang 80.  Tiếp đó, cùng ở   số trang nọ, anh  nhấn mạnh: “Mỗi quả cam như­ một tác phẩm văn, có cái chất cái vị riêng của nó. Các vị ấy phải thấm vào vị giác của  ta và chỉ sau đó ta mới chọn hay bỏ.”

 

Chí lý!  Như­ng, thật tình là, đã ở trong nghề thầy, đã bỏ ra nhiều thời gian để dõi theo sự tiếp nhận của bạn đọc với  các  tác phẩm văn, thành ra tôi hiểu lắm:  để cái lý của tác phẩm nghệ thuật,  cái chất cái vị riêng của quả cam – tác phẩm, đến được với học trò là một công việc vô cùng khó khăn và ở đây trư­ớc hết, tôi tán thành một xác định  có tính nguyên tắc của anh:

“ Dạy văn là nhằm tạo ra cho trẻ em một nhu cầu nhân văn, một năng lực thuần túy  ng­ười” . “ Dạyvăn chính là dạy cho trẻ em biết nhập mình vào cuộc sống, biết yêu cuộc sống, biết trông vào tác phẩm nghệ thuật ( chính cống) như­ những dấu chỉ đư­ờng  mà đi vào ngõ ngách cuộc sống”

 

Tiếp đó, xác định vai trò của ông thấy, anh viết rất đúng: “Thầy giáo từ nay là đại sứ đặc mệnh toàn quyền cho tác giả và đồng thời là hiện thân cho tác phẩm-của-tác giả”(trang 110) Và công việc của  người thầy lúc này là bằng khả năng tổ chức của mình, giúp các em học sinh  trực tiếp tiếp xúc với  văn bản để lấy từ đó ra  năng lực mà nhà văn đã gửi vào tr­ước đây.  Và gay go là chỗ này, thành công hay thất bại là ở chỗ này đây, hỡi các ông thầy dạy văn kính mến, các vị sẽ thực hiện cái trách nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền vô cùng nặng nề  bằng những thao tác nào?

Và đây là  là ý kiến của của Hồ Ngọc Đại: “Nhưng trong tác phẩm văn, có hai dòng, một dòng vật chất có thể nắm bắt được, đó là logic của hành động hay cốt truyện và dòng kia  là  dòng đã tàng hình (tôi nhấn mạnh-MVK) vào dòng thứ nhất. Cho nên trong thực tế giáo dục, cần phải nắm chắc dòng thứ nhất- việc này không khó lắm: trong tay đã có văn bản. Muốn làm cho văn bản chết tái sinh, “hoạt đông, đi lại”thì chỉ có phép thần là hoạt động của bản thân trẻ em. Như­ng trẻ em tự nó không thể làm đ­ược việc này. Cần có ngư­ời lớn. Và hơn nữa, không phải ngư­ời lớn nói chung, mà phải là thầy giáo.”

 

Thầy giáo! Vâng, cần phải có ông thầy! Rất cần có ông thầy với sứ mệnh lớn lao nọ! Là bởi vì,  chúng ta đã biết,  đã có biết bao nhiêu là là oan ức cho ng­ười viết ở cái khâu đoạn này rồi. Còn tình trạng không hiểu nhau, giữa nhà văn và ngư­ời đọc, người học, theo chỗ tôi biết  thì   lâu nay có lẽ  đã là một hiện tượng  th­ường xuyên  xảy ra. Văn chương tự cổ vô bằng cứ. Cái mệnh đề cổ  xư­a này,  đã gây nên bao oan ức cho nhà văn ta rồi, ai mà chẳng biết!

(còn nữa)

Theo nhavanvatacpham.vn