Khuê Việt Trường

Không hiểu tại sao tôi lại bước đến lọ hoa. Nhón rút một cành hoa trắng. Tôi đặt cành hoa giữa trái tim ấy. Tôi cúi xuống giữa đôi môi đang hé nụ, và tối cảm thấy một nhu cầu mãnh liệt của đôi môi này.

Nhà văn Khuê Việt Trường

Sau khi tôi kể câu chuyện này cho cẩm, cô em gái của tôi nghe, Cẩm nói dường như em đã đọc đâu đó, hình như đó là một câu chuyện ngoại quốc về mối tình của pho tượng khỏa thân với anh chàng nặn tượng lãng mạn. Còn tôi, tôi chưa hề đọc được câu chuyện đó – nhưng đôi mắt đang dõi theo từng trang viết của mình. Lời hẹn hoa đào sẽ mãi là một kỷ niệm mà tôi không thể nào quên được.

Đó là một ngày tháng sáu. Tôi nhớ rõ như thế vì ấn tượng của tôi về những chùm phượng vĩ đỏ thắm nở rực khắp những con đường ở Nha Trang và buổi hẹn cuối cùng với Thủy, người con gái mà tôi yêu dấu nhất trần đời. Tôi đã trở về phòng mình, xé tờ lịch màu đỏ mang theo nỗi buồn của tôi ép vào trong trang sách. Thủy đã khóc trên vai tôi, trong khi ngoài xa, lấp lánh những ngọn đèn của các con tàu đánh cá. Trong khi sóng biển vẫn dịu dàng trườn mình vỗ dịu êm lên bờ. Tôi biết rằng không riêng gì với Thủy, mà tôi sẽ không bao giờ đem đến hạnh phúc lại cho bất cứ một người con gái nào. Em đã hét trong tai tôi:

– Huy, anh là thằng hèn.

– Vậy anh sẽ làm gì bây giờ? – Tôi hỏi lại nàng như thế.

– Anh dắt em đi đi, đi bất cứ nơi nào cũng được, miễn là mình được mãi mãi ở bên nhau.

Tôi im lặng, lòng tôi đau đớn khi thấy rõ sự bất lực của mình. Tôi biết ở bờ bến xa lạ mà em sẽ đến, em sẽ yên bằng.Tôi biết nếu em theo tôi lao vào những tháng ngày không điểm tựa, chính em sẽ lìa xa tôi. Tôi đã nói trong gió gào:

– Anh cũng muốn mang em đi, muốn có em mãi mãi. Nhưng anh biết anh sẽ mang lại cho em nỗi đớn đau và bất hạnh…

– Huy, vĩnh biệt anh.

Em chạy trong trăng vàng, em chạy xa tôi. Và tôi ngồi lại một mình. Khi sực tỉnh cơn mộng, tôi chạy theo em. Nhưng tất cả đều đã muộn màng. Sáng hôm sau em đã theo gia đình đi sớm. Đêm hôm đó cửa nhà em khép kín, mãi mãi khép kín với tôi.

Tôi đã uống bao nhiêu rượu cho nỗi đau của mình nơi căn phòng nhỏ, chật chội và thiếu vắng của mình. Tôi biết, một thằng họa sĩ quèn thì không thể nào giữ nổi mối tình của mình.

Rồi tôi quyết định lên Đà Lạt theo lời mời của một người bạn cũ. Đó là thằng bạn thân ngày xưa có thời gian ở trong ban kịch Anh Đào khi chúng tôi học ở Đại học Đà Lạt. Lúc đó Lê là đạo diễn, còn tôi là hoạ sĩ chuyên vẽ phông màn. Giã từ đại học, Lê ở Đà Lạt, lấy vợ, hai vợ chồng mở một cửa hàng mỹ phẩm ngay khu Hòa Bình. Mảnh bằng Đại học được treo trong phòng khách như là một chứng tích thời sinh viên không hơn không kém, nó không hề là phương tiện để câu cơm. Nghe nói cho đến nay, mặc dù lấy nhau đã lâu nhưng hai vợ chồng Lê vẫn chưa có đứa con nào, đó là điểu bí mật. Lê hoàn toàn đã quên đi thuở còn ngồi ở giảng đường, nó vẫn mơ sau này sẽ trở thành đạo diễn, để trở thành ông chủ. Thì tôi vẫn lặn hụp trong cái đam mê mình là hoạ sĩ thiên tài chưa gặp thời cơ. Thời ở đại học, tôi có nghe câu chuyện tình của Lê với cô bé tên Duyên, con gái ông chủ nhà hàng Mimosa. Duyên rất đẹp và hát hay. Hai người cảm phục nhau vì ngoài nghề đạo diễn bất đắc dĩ, Lê còn có đôi tay tài hoa, chỉ cần mẩu đất trong tay, cậu ta có thê nặn thành mẩu tượng theo ý mình. Một thời Lê mất ăn mất ngủ vì Duyên. Hàng ngày cứ gặp hai người lang thang hết Đồi Cù đến Hồ Than Thở. Làm như Duyên và Lê sinh ra để cho nhau. Chúng tôi vẫn mong mối tình đó kết thúc tốt đẹp. Thế rồi không hiểu vì sao Duyên ngã bệnh đột ngột, chỉ ba ngày sau thì qua đời. Lúc đó chúng tôi bận rộn ngày ra trường, sau đó thì tôi về Nha Trang nên không rõ câu chuyện. Dĩ nhiên là không thể trách Lê được vì ai lại đi ôm mãi vết thương đau với người đã chết.

Giờ đây thì tất cả là quá khứ. Những chàng sinh viên nhút nhát ngày xưa chí là chút tưởng nhớ trong những lần bạn bè họp mặt. Tôi thất bại trong tình yêu và cả trong mộng ước của mình. Với Lê thì mọi điều đều ở trong tẩm tay của nó. Và tôi trở lại Đà Lạt như một người đi xa trở lại. Vẫn thông xanh ngút mắt, vẫn những cô gái má hồng tung tăng bên những vệ đường xanh cỏ. Tôi chỉ tiếc một điều là tôi không có chút tình xưa nào để mà tìm tới, ngoài địa chỉ nhà Lê.

Đó là một căn nhà xinh đẹp như hiện ra từ trong các chuyện cổ tích. Căn nhà phủ quanh rào bằng những chùm hoa thiên lí. Lối đi đủ loại hoa đang nở: hồng, forget me not, bươm bướm, xác pháo và bao nhiêu loại tôi không biết tên. Liên, vợ Lê mở cửa, đây là lần đầu tiên tôi gặp Liên.

– Anh Lê dặn em lo chỗ ăn ở cho anh. Anh ấy đi săn ở Prenn, có lẽ tuần sau mới về được. Anh Lê dặn là anh cứ nghỉ ngơi cho khoẻ, ảnh về sẽ bàn công việc. Anh Lê có nói về anh với em, hai người ngày xưa thân nhau lắm…

Tôi cười, thám tâm tôi lại hoảng sợ về sự xinh đẹp của người đàn bà và cả sự sang trọng và vắng vẻ của ngôi nhà.

– Vậy tôi ra khách sạn ở tạm tiện hơn…

Tôi chưa nói hết câu, Liên đã cướp lời:

– Không. Anh Lê nói anh là khách mời của ảnh nên không có đi đâu hết. Em đã lo phòng cho anh rồi.

– Cảm ơn, vậy có tiện không?

Tôi hỏi một câu hỏi ngu ngơ như thế, rồi không đợi câu trả lời. Đi sau lưng người đàn bà xinh đẹp của Lê mà ngạc nhiên khi cảm thấy lòng mình nổi lên sự ham muốn trần tục: được ôm ghì cái nhan sắc tuyệt vời ấy vào trong lòng mình. Mùi nước hoa dịu nhẹ lan toả khắp các ngõ ngách của ngôi nhà. Rồi tôi dừng lại nơi căn phòng dành riêng cho mình. Tôi cười: “Cảm ơn”. Và tôi bắt gặp trên đôi mắt người đàn bà một nỗi buồn.

Căn phòng dành riêng cho tôi có cửa sổ nhìn ra vườn hoa, tôi có thể nhìn thấy những chú bướm đủ màu bay lượn trên những bông hoa, tôi thèm muốn được vẽ, nhưng giá vẽ và màu tôi đã để lại ở Nha Trang, vả lại chuyên đi này là ngoài dự đoán của tôi. Tôi đâu biết ngày mai hay mốt tôi sẽ trở về. Khi tôi đã lãng quên Thủy?

Tôi vào toilette tắm rửa xong, ngả người lên chiếc giường nệm trải drap xanh êm ái, thì đôi mắt tôi bắt gặp trước mặt mình một bước chân dung khổ lớn. Tôi nhíu mày khi nhận ra đó là một bức chân dung quen. Tôi reo lên thảng thốt: Duyên. Phải rồi, đó là bức vẽ Duyên mà Lê đã nhờ tôi vẽ để anh chàng tặng người yêu làm kỷ niệm. Tôi sững sờ như vừa bắt gặp cái gì rất lạ lùng. Có thể kỷ niệm cũ vẫn còn trong lòng Lê, nên Lê đã mang theo cả hình bóng người yêu cũ về nhà dù đã có vợ? Tất nhiên, đó chỉ là suy đoán của tôi, còn câu trả lời thì chỉ đến khi gặp Lê tôi mới biết được.

Tôi vỗ nhẹ giấc ngủ sau chuyến đi mệt nhọc. Tôi ngủ ngon lành cho đến khi có tiếng gõ cửa. Bên ngoài, trời đã tối tự bao giờ.

Liên đang đứng trước mật tôi, mỉm cười giữa vùng sáng vừa được bật lên:

– Anh ngủ ngon quá nên em không dám kêu anh dậy. Bữa cơm tối đã dọn xong, xin mời anh.

Bữa cơm chiều chí có hai người. Tôi và Liên, tôi ngại ngùng hỏi:

– Những lúc Lê đi xa thì chị ăn cơm với ai?

– Một mình, và thường xuyên một mình.

Giọng nói trầm xuốns như có điều gì đó. Một mình? Trong câu chuyện, tôi được biết đối với Lê, việc đi săn như vậy là sự đam mê hơn là ở nhà. Quanh quẩn bên Liên là người giúp việc già. Căn nhà không trẻ nhỏ dường như thiếu hẳn cái sinh khí mà nó cần phải có. Tôi hỏi:

– Hai ông bà lấy nhau bao nhiêu năm rồi?

– Bảy năm.

– Bảy năm nay vẫn thế thôi sao?

– Đó là lí do anh Lê mời anh lên đây. Có thể ngày mai em sẽ đưa anh đi Prenn. Anh Lê sẽ kể cho anh nghe.

– Rồi tôi sẽ giúp gì được cho ông bà? tôi hỏi thế.

– Có thể giúp được và có thể không thể nào giúp được.

Một câu nói tối nghĩa. Tôi cố không tìm cách hiểu. Tôi lại tình cờ bắt gặp nơi Lê sự tuyệt vời, cảm nhận ấy làm tôi sợ hai. Ngày mai, dù muốn dù không tôi cũng phải đi tìm Lê.

*

*   *

Lê đã đợi tôi từ bao giờ nơi thác Prenn. Giữa cái sân rộng trên đỉnh thác, cạnh một ngôi nhà cổ là hai chiếc chuồng nhốt thú, trong đó có hai chú khỉ đang chạy nhảy đùa giỡn, bao quanh là những hoa cỏ và những hàng thông cao vút. Liên đã trở về Đà Lạt sau khi đưa tôi đến đây. Trên chiếc bàn đá, Lê đã dọn sẵn một bữa tiệc nhỏ. Một chai rượu ngoại và vài món nhắm. Như vậy Lê đã biết sự có mặt của tôi, thậm chí biết sáng nay tôi sẽ tới đây. Mọi chuyện đều không có sự ngẫu nhiên.

Lê rót rượu tràn ly. Lê đã đổi khác quá nhiều sau khoảng thời gian hai đứa không gặp nhau.

– Huy. Cạn ly đi, cạn ly thằng họa sĩ không bao giờ thành đạt.

Tôi nâng ly lên, rượu sóng sánh tràn đầy.

– Tao không ngờ lại được mày tiếp đón long trọng như thế.

– Uống đã, trước khi nói chuyện với mày, tao cần được say.

– Ừ thì say.

Khi rượu đã lưng chai, Lê bắt đầu câu chuyện.

– Mày có biết tại sao tao mời mày lên đây không?

– Tao không biết, nhưng tao hi vọng mày sẽ giúp tao tổ chức triển lãm một phòna tranh.

– Không những một, mà tao sẽ tạo điều kiện để mày có thể bán được tranh.

Tôi cười, đã từng là bạn với nhau, tôi biết tính Lê, nó nói là làm cho bằng được. Tôi lại nâng ly.

– Hãy bắt đáu câu chuyện của mày đi.

– Thì đây. Đây là câu chuyện của tao. Mày hãy nhìn quanh nơi đày và cho tao biết mày đã thấy gì?

Tôi nhìn quanh, rồi trả lời:

– Có hai chuồng khỉ, một vườn hoa và một pho tượng nữ khỏa thân.

– Đúng, và câu chuyện bắt đầu từ pho tượng khỏa thân ấy. Mày có thấy trên vành tai pho tượng có một bông hoa trắng không?

– Tôi lại nhìn, nhưng tôi không thấy đóa hoa.

– Không.

– Đúng. Chỉ có mình tao nhìn thấy được đóa hoa ấy. Câu chuyện ấy xảy ra từ thuở đó, tao tưởng chỉ là một trò chơi. Nào ngờ lại phải nhận lấy hậu quả đến bây giờ.

Lê khui một chai rượu mới. Tôi tin rằng mình đã say. Chưa bao giờ tôi uống nhiều rượu đến thế. Trong tôi là hình ảnh lẫn lộn giữa người đàn bà là vợ của Lê, bên cạnh đó là bức chân dung của Duyên.

– Mày đã gặp Liên, mày có thấy Liên đẹp không. Tao dám đảm bảo đó là người đàn bà đẹp nhất thế gian mà tao thấy được. Nhưng để làm gì khi tao không thể cho nàng một đứa con.

Tôi im lặng. Có phải chăng Lê đã không còn khả năng làm chồng. Và nhũng chuyến đi săn như thế này cũng chỉ là một cách chạy trốn.

– Tao biết mày nghĩ gì trong đầu rồi, Huy ạ. Tao có thể cho bất cứ neười đàn bà nào trên đời này một đứa con. Chỉ trừ một người, đó là Liên.

– Liên?

– Câu chuyện bắt đầu từ pho tượng mà mày thấy đó.

Tôi ngoái đầu nhìn pho tượng. Tôi bỗng giật mình khi nhìn thấy một đoá hoa trắng ngần trên vành tai pho tượng.

– Mày còn nhớ Duyên không. Tao cố tình để mày ở trong phòng, nơi tao treo bức chân dung nàng mà ngày xưa tao nhờ mày vẽ. Câu chuyện xảy ra vào một ngày mưa, mưa tầm tã. Hôm đó là ngày cuối cùng chúng tao gặp nhau. Tao không ngờ là chính mình lại quyết định đi thác Prenn chơi, một ngày thật tuyệt vời. Duyên đùa giỡn bắt mệt, rồi hai đứa leo lên chỗ này nghỉ chân. Trời bỗng dưng chuyển mưa đột ngột, lúc đó thì vừa hái một cành hoa trắng, định tặng Duyên. Duyên lại cố tình núp sau bức tượng. Tao nghịch ngợm cắm cành hoa trên lỗ tai bức tượng, nói với Duyên: “Em thấy không, đây là người yêu của anh”, tao mới kề môi lên bức tượng mà hồn. Mày tin không, tao có cảm tưởng như vừa hôn lên môi một người con gái. Duyên tự dưng nổi giận, chạy dưới mưa, không chịu dùng lại như có ai đuổi. Hôm đó về nhà thì Duyên bệnh, ba ngày sau thì nàng chết, mang theo một lời nguyền.

– Lời nguyền?

– Trước khi nhắm mắt, Duyên trối lại là sẽ theo tao đến trọn đời, cho đến khi nào có ai đó tặng lại cho pho tượng một cành hoa khác.

– Chuyện khó tin.

– Nhưng đó lại là chuyện có thật. Từ đó, nỗi ám ảnh luôn theo tao mỗi khi gần Liên, là gần như tao bị một quyền lực nào đó ngăn cản.

– Liên biết điều đó không?

– Biết.

– Vậy tao sẽ giúp mày giải lời nguyền à?

– Tao chỉ kể câu chuyện cho mày nghe. Vì ai giải lời nguyền này người đó sẽ rơi vào tình trạng như tao, có nghĩa là mãi mãi không có vợ được, hoặc có vợ cũng như không.

– Tao không tin.

Tôi nói thế, nhưng lòng tôi chợt nao núng. Tôi nhìn pho tượng, đóa hoa trên tai vãn tươi tắn. Đó là bông hoa mà Lê đã gắn lên như lời hẹn ước vào một ngày mưa? Tôi linh cảm như đôi mắt pho tượng đó nhìn theo tôi.

Tôi bước tới vườn hoa, cúi xuống hái một bông hoa. Giải lời thề có nghĩa là việc gắn bông hoa này vào chỗ bông hoa kia? Và đặt cả nụ hôn của mình lên đôi môi đá lạnh ngắt đó ư? Tôi không tin vào những chuyện hoàn toàn chỉ có trong trí tưởng tượng của con người như thế này, nhưng lạ kỳ, bước chân của tôi tự dưng run rẩy lạ thường. Khi tôi sửa soạn gắn đóa hoa lên chiếc lỗ tai bằng đá kia, thì chân tôi dường như vừa vấp té bởi một hòn đá dưới chân. Tôi té nhào. Văng vẳng bên tai tôi như có lời ai nói: “Không được đâu”.

Chiều hôm đó tôi quay về Đà Lạt. Lê vẫn còn ở lại Prenn. Liên đã ngồi ở phòng khách như đợi một tin lành. Có lẽ Liên đã đoán câu chuyện giữa tôi và Lê. Có lẽ Liên kỳ vọng rằng tôi đã giải hộ giùm cho Lê lời nguyền kia? Tôi mỉm cười với Liên, nụ cười chắc đã cho Liên biết rằng tôi chưa thực hiện được việc mình làm tưởng giản dị mà vô cùng quan trọng đó.

Nhưng tại sao mình lại hành động như một kẻ hoàn toàn không biết gì? Tôi nhìn sững gương mặt Duyên trên bức tranh. Vẫn chỉ là những vệt sơn, chỉ thế thôi. Và có phải chăng trong tôi đang có sự thèm muốn đến tội lỗi người đàn bà xinh đẹp trong căn nhà này?

Tôi thiếp đi trong cơn mơ đầy mộng mị. Trong cơn mơ, tôi thấy bức tượng bên thác Prenn bước ra nói: “Tại sao anh không gắn bông hoa trắng lên em chiều nay. Anh sợ à, anh sợ gì?”. Tôi thấy mình chạy thục mạng dưới mưa, chạy như điên không ngoảnh lại.

Tôi thức giấc, ngọn đèn phòng khách còn bật sáng. Tôi nhón gót đi ra.

Trước mật tôi Liên đang ngủ ngon lành trên salon. Chỉ chiếc áo ngủ bật nút, chưa bao giờ tôi nhìn thấy vẻ đẹp nào hoàn mỹ như thế. Tôi bắt gặp trên gương mặt xinh đẹp xiết bao ấy dáng dấp hình ảnh của bức tượng ở Prenn.

Không hiểu tại sao tôi lại bước đến lọ hoa. Nhón rút một cành hoa trắng. Tôi đặt cành hoa giữa trái tim ấy. Tôi cúi xuống giữa đôi môi đang hé nụ, và tối cảm thấy một nhu cầu mãnh liệt của đôi môi này.

Mưa to. Mưa đêm phố hoa đào sẽ qua nhanh. Còn tôi, tôi vừa mắc phải một lời nguyền?

K.V.T

(SH số tháng 8 – 1994)

Phạm Thúy Quỳnh đưa bài

Exit mobile version