Võ Công Liêm


KHỎA THÂN VÀNG / YELLOW NUDE

TƯ TƯỞNG PHẢN KHÁNG

 

Là hành động của tư duy nằm dưới dạng thức tiềm ẩn (sub-conscious) một dạng thức thuộc về siêu hình phản kháng (metaphysical rebellion) là cơn dấy động trong nội thức của con người; nổi dậy để đương đầu với hiện hữu ngay cả đối đầu với vũ trụ hiện thể. Siêu hình ở chỗ đó, là vì; con người phải chấp nhận thân phận lưu đày, nô dịch một thứ cưỡng ép, cung cầu, một thứ đặc định bất chấp luật lệ dù dưới hình thức nào xưa nay. Cái mà con người cho là lụy trần gian, cho nên chi phản kháng là chống lại mọi điều kiện mà trong đó con người tự tìm thấy chính mình đúng nghĩa làm người – the metaphysical rebel protests against the the condition in which he finds himself as a man. Vì vậy; phản kháng là hành động từ khước để chấp thuận cái điều kiện mà trong đó con người thấy được ở chính mình – the rebel refuses to approve the condition in which he finds himself. Siêu hình phản kháng là sáng tỏ những gì con người làm hư hại, ngăn cản vũ trụ giới; nơi con người đòi hỏi tự do, vì rằng đòi hỏi tự do thời phải có phản kháng. Đó là thứ tư tưởng phản kháng cho một tư duy bừng dậy. Theo Nietzsche: tự do là con người không cần phải có Thượng đế. – There is freedom for man without God. Những thứ đó đã chận đường để chấp nhận đau khổ, một thứ ràng buộc siêu hình làm cho con người rụt chí bởi những tư duy kinh điển giáo điều. Cái gọi là tự do giả hiệu chỉ là thứ đứng bóng, nửa vời (midday) trong khi bánh xe vũ trụ không ngừng quay và con người thì chấp thuận sự tiến hóa bình đẳng như những gì yêu cầu. Lời lẽ tự do thuộc tư tưởng /freedom of thought nằm trong một cảm thức siêu đẳng: một thứ thiêng liêng của trí tuệ cá biệt. Cương lĩnh của phản kháng là đòi hỏi quân bình gần như sáng tỏ và nhất thể; yếu tố đó phát nguồn từ phản kháng mà ra, một đôi khi như mâu thuẩn hay bày tỏ một khát vọng theo yêu cầu. Tư tưởng phản kháng là một thúc bách của nội giới bởi ý niệm nhất thể, chống lại sự đau đớn cuộc đời và cái chết, phản đối, chống lại mọi điều kiện mà con người đưa ra như luật định; những thứ đó hoàn toàn không hợp lẽ. Tuy nhiên siêu hình phản kháng tuồng như không làm sáng tỏ vấn đề mà nó chỉ nằm trong vị trí ý thức của tiềm thức, đôi khi mơ hồ khó lý giải. Con người với con người là một thứ bất-khả-lĩnh-giải. Theo lịch sử siêu hình phản kháng không thể nhầm lẫn với những gì thuộc chủ thuyết vô thần. Bản thân nó có một vị trí cách riêng của siêu hình. Phản kháng là thách đố, bất chấp mọi thứ còn hơn những gì người ta từ chối – The rebel defies more than he denies. Nhưng đây không phải là lời lẽ đả thông mà là một diễn từ linh động bởi tham vọng và chinh phục. Cuối cùng chỉ là sự phản kháng của con người trong cuộc cách mạng siêu hình. Nhưng kết quả ở đây là không còn cách nào để nói đúng tiêu chỉ cho một phản kháng tự nó hoặc ít ra chỉ xẩy ra ở phạm vi nào đó mà thôi, vì; phản kháng quên hẳn những gì là mục đích, những gì là yêu cầu mà tỏ ra một tinh thần căng thẳng, trói buộc tạo nên một sự từ chối để có một điều gì có thể hoặc một vấn đề nghi vấn đưa ra. Trong hành động cưỡng ép, cung cầu nguồn cơn tự sự của siêu hình phản kháng, ở đây; chỉ còn lại sự thành tâm hoặc không là đầu mối của bùng dậy (revolt); là chặng đường cuối cùng của con người.

Đứng trên phương diện triết lý thì theo Aristotle cho rằng hành động phản kháng có một mục đích ngoại tại và một mục đích nội tại, cả hai là tác động (poiesis) và hành động (praxis) là một vận dụng chuyển tiếp (transitif), chuyển từ người sang một hành vi vật lý và tâm lý khác. Mục đích tác động gây ra siêu hình phản kháng không phải là cái có của con người mà hành động nội tại đối với con người mà hành động đó lấy từ vô lý để đổi sang hợp lý. Do đó; siêu hình phản kháng là khai mở qua tư tưởng bùng dậy để giúp con người đi tới đời sống trưởng thành và mới mẻ hơn. Cái sự này được coi là một tri-thức-triết-học lấy vật liệu hiện sinh để phản tỉnh, lấy phản kháng để đứng dậy cho đời người tồn lưu. Vậy thì tư tưởng phản kháng hay siêu hình phản kháng có từ bao giờ? Câu hỏi rất rốt ráo, rất đoan trường mệnh hệ, môt tư duy thủy chung từ mấy mươi triệu năm lập quốc địa cầu đã khai sinh tinh thần phản kháng qua vai trò làm người. Không dựng anh hùng phản kháng là huyền thoại. Mà phát tiết vô ngần đạo lý của Hy Lạp tạo tác lên những thần thoại anh hùng phản kháng, một thứ phản kháng bộc phá, biến hình trong phản kháng, đạp đổ những cơn hồng thủy ngập tràn tức giận nhân gian qua hình tượng phẩn nộ, một biến động ở cõi ngoài và cõi trong của con người, phẩn nộ hay chối từ sự hiện diện của Thượng đế. Con người đối đầu vũ trụ như một hung hãn nổi giận, bao nhiêu dữ kiện của lịch sử siêu hình trừu tượng như khống chế để nói lên phản kháng; để rồi tìm thấy phản kháng lưu vong đi vào đất hoang đường của Platon, Socrates, của Aristotle và về sau nhũng lạm vào tinh thần của Nietzsche, Heidegger, Holderlin và Rimbaud… Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát… tất cả là tiếng nói phản kháng, bồ tát phản kháng, quỷ sứ phản kháng, tín đồ, con đĩ đều đồng thanh nhất trí kêu cứu phản kháng để được cứu chuộc, một thứ phản kháng tư tưởng. Tinh thần phản kháng đáo cùng chỉ có thể hình dung ra được là tiếng nói của những kẻ bất tuân luật lệ phi lý, kể cả phi lý ngữ ngôn, giáo điều. Phải phản kháng bằng ‘giáo ngoại biệt truyền’ mới làm nên lịch sử siêu hình phản kháng. Cái mà Camus muốn nói là ‘revendication moderne’ hơn là phải dùng ‘problem of modern phylosophy’. Tại sao? Ông từ khước mọi nguyên lý giải thích những thứ không trực thuộc vào tri giác. Tư tưởng phản kháng được cô đọng trong một câu rất chân thực phản kháng: ‘Kẻ khác là điạ ngục của tôi’ ‘L’autre est mon enfer’ (J.P. Sartre) vì rằng; phản kháng mở rộng chân trời tồn lưu nhân thế /L’ouverture de l’horizon de l’Être (M. Heidegger). Đôi khi phản kháng là tiếng kêu từ vực thẳm. Vì vậy chúng ta đi về với văn nhân qua một đoạn đường của những gì là tư duy phản kháng, gom góp qua tư tưởng tồn lưu / pensée de l’Être là hướng về hằng thể của ĐẠO là con đường chuyển dịch; đặc biệt thi ca phản kháng. Điều khiến ta phải tư tưởng hơn cả trong lúc buộc phải tư tưởng là ở chỗ chúng ta chưa chịu tư tưởng để nhập thể trong một bần nhược đối kháng tư tưởng/ l’indigence de la pensée et revolté. Một thứ tư tưởng thánh linh, tư tưởng siêu hình, tư tưởng phản kháng và tư tưởng thực nghiệm. Những thứ đó nó tồn lưu trong văn nhân, thi nhân; họ trút vào đó một phản kháng nội tại. Một tâm thức chân thực của những kẻ khốn cùng giữa cuộc đời này; đòi hỏi phải phản kháng để sống còn.

Trước khi vào đề cái ‘đoạn trường tân thanh’ chúng ta nghiêng mình trước một tư duy thủy chung của Nietzsche: ‘với những gì ao ước tự do nghĩa là lờ đi cái gì thông thường đạo lý của chủ thuyết mà coi đây là một phản kháng vĩ đại phát nguồn từ đôi tay chủ nhân của nó, khống chế, ép buộc của nó, cái không thương xót của nó mà coi thống trị là cần thiết’; cớ sự đó cho chúng ta thấy rõ mặt trắng đen của siêu hình phản kháng; nếu như trong đó có sự đồng ý và có hạn chế thời chính nó là một nghi vấn tuyệt đối; để rồi tự kết tội lấy mình mà chấp nhận một cách thụ động. Vì thế nguồn sáng tạo tư tưởng đã phát sinh từ đó; văn nhân nói chung nhưng đặc biệt ở đây chúng ta tìm thấy cái bức xúc, bùng dậy cuồn cuộn trong một tâm thức phản kháng của thi nhân (The Poets’ Rebellion). Phản kháng thi ca ở cuối thế kỷ 19 là một phát khởi quyết liệt – it is spontaneous protestation. Và; bắt đầu bùng dậy ở đầu thế kỷ 20, bền chí không gãy đổ giữa hai cường độ: một giữa văn chương là năng lực giữa vô lý và hợp lý, giữa mơ ước tuyệt vọng và hành động tàn ác – constantly oscillated between these two extremes: between literature and the will to power between the irrational and the rational, the desperate dream and ruthless action. Trạng thái này đã để lại trong tâm hồn thi nhân, bởi; họ phải đối đầu hai trạng huống xã hội và cá thể, cái sự im lặng, hiền hòa của thi sĩ là một bung phá (révolté) nội tại. Thi sĩ không hiền hòa như chúng ta nghĩ, bộ vó của họ là lớp sơn phủ đầu cho một phản đối (protest); tất cả những gì của thi nhân là của con người hiện sinh. Ngọn đuốc đã mở đường cho sự yếu mềm để đứng dậy hành động qua một lối đi tắt thuận lợi và hấp dẫn. Một bày tỏ sống thực qua thi ca bằng nỗi niềm chan chứa, một tình yêu vượt thoát để chống lại thứ từ chương tích cú đã trói buộc chúng ta trong ngôn từ, một khuôn khổ (frame) cục bộ (concrete) dữ liệu thực thể (in-fact); đó là lý do, là những gì đòi hỏi, yêu cầu, tất cả yếu tính đó là dự phóng đi vào tư tưởng phản kháng. Siêu hình vật lý là làm mới cuộc đời cũng như làm mới chính mình; một gói gém trong sáng hơn: không ràng buộc, không suy tư cạn cợt, một âm vang siêu hình thực hiện nên thơ. Ở đây thi nhân không còn thụ động trong ngôn từ mà đành xa lánh vần điệu thi ca, bởi; thi ca vốn cố hữu nhưng phải vượt ra khỏi bức tường âm thanh để có tiết điệu cho tình yêu, cho cuộc đời với tiếng nói trung thực, một dấy động nội tại chuyển sang hiện thực. Đứng trước ngoại giới siêu hình phản kháng của thơ là bùng dậy trong chất thơ riêng biệt, biến thể trong cảm hóa và cảm hóa trong biến thể đó là ngữ ngôn thi ca hiện đại; phải đi suốt theo dòng thời gian là hiện hữu tồn lưu nhân thế. Và; từ đó người ta đạt tới một thứ cách mạng siêu hình đi vào mọi tầng lớp thi nhân, đôi khi kỳ ảo với một thứ kiến thức dị thường. Chúng ta không còn luật tắc và thi nhân qui hồi về bờ cõi mộng mị, phó mặc thân phận mình để trang trải vào thơ như một phần giải thoát (ức chế nay có dịp để tuôn trào). Cơn phản kháng được dịp bùng dậy, cái sự đòi hỏi, yêu cầu tự do phải thực thi viên mãn, rốt ráo để chống lại nô lệ tư tưởng (đạp đuôi nhau cùng một thể thơ), đọa đày tư tưởng để đẩy thơ vào ngõ cụt (mất chất thơ). Thế thời đòi hỏi ở thi nhân là phản kháng tự tại để thoát tục, tức thoát ly vực thẳm cheo leo. Tinh anh của Thiên Đường thơ phải hiện hữu tồn lưu đừng đưa thơ vào Hỏa Ngục mà đành đoạn đốt cháy tư duy. Người ta sẽ không tìm thấy tiện nghi ở đây trong một vương quốc hùm-bà-lằn, lộng ngôn, xổ óa, ba láp tập tàng – You will find no comfort here, in the kingdom of bang and blab. Đó là tư duy phản kháng thi nhân (the rebel poets). Phải cách mạng siêu hình để tìm tới tự do; nghĩa là không vướng lụy vào trào lưu mà phải độc lập bản thân để hồn thơ phiêu diêu vào miền cực lạc. Thơ sống còn là ở siêu hình phản kháng trong thơ. Siêu hình đứng dậy. Không vin vào huyền thoại hay thánh hoá (deity) nhân sự vào thơ mà cần có chất liệu phản kháng tột độ. Giờ đây; thi nhân không còn mộng mị, hão huyền, yếu đuối. Mà phải đứng dậy như cơn lốc cách mạng thi ca. Giữa thi nhân và thi ca có một cái gì ‘bình quyền’ trong đó với một dụng ý đưa thơ vào ngược dòng đời (upside down) để cho thơ thêm mầu mở, bởi; những gì có trong thơ là một xác quyết sự hiện hữu của thi sĩ bày tỏ qua nỗi tuyệt vọng ly hương mà thương nhớ; như thể là một cơ bản ẩn tàng nghịch lý trong đó, thay vì phải nói: ‘tôi nhớ quê hương’ hay ‘tôi nhớ bạn tôi’ hoặc ‘thương vay khóc mướn’ thi tứ đó không mang một dấu hiệu gì là bày tỏ cả hay phản ảnh cụ thể cái lòng luyến thương quê-hương-cá-nhân (cho người đã chết), cái lối nói suông như thế đã không soi rọi sự cảm thông mà làm tối câu thơ không có tính bừng dậy (rebel / révolté) của chất thơ. Nhớ cho rằng ‘rebel’ hoặc ‘révolte’ không nhất thiết là nổi loạn mà nó hàm một ý đứng dậy (rising-up). Vì vậy tư tưởng phản kháng là bừng dậy bằng một tư duy thay cũ đổi mới như cuộc cách mạng tư tưởng; hiểu thấu đáo nhân tố đó tức chúng ta cảm thông được tính siêu lý của nó. Chớ đừng đơn phương mà lạc hướng triết gia (Camus). Mà ở đây cần lấy ra từ một nguyên tố nào đó của lý do hay không lý do và hệ thống hóa thành ngôn ngữ thơ thời mới thành thơ. Thi nhân là kẻ kế thừa chủ nghĩa lãng mạn, một yêu sách để làm cho thi ca có mẫu mực trở nên miên viễn và tìm thấy; trong cái nghĩa đó nó bừa lên khía cạnh thơ là lối về hiện thực cuộc đời. – These heirs of romanticism claimed to make poetry exsemplary and to find, in its most harrowing aspects, the real way of life. Hay là sợ xúc phạm đấng thần tượng tôn thờ (icon) mà biến hóa thần thông thành thi ca; cũng từ kinh nghiệm sống mà tác động để thành thơ (?). Có nhiều thi nhân chủ quan thi tứ làm nên do từ tư tưởng mà ra. Đành thế; nhưng trên phương diện khách quan là một đối nghịch tư tưởng, phải làm sao cảm hóa được thì thơ mới siêu thoát, độ lượng được giữa thơ và thi nhân. Trái lại; trường phái siêu thực thì khắc hẳn, ngoại trừ sự chìm xuống như bóng hoàng hôn (occident). Nhưng sau đó Rimbaud muốn tìm thấy quy luật thiết kế thơ trong dạng điên rồ và phá hoại trong thơ. Đó là nguyên cớ về sau tìm thấy những gì trong tác phẩm của Rimbaud đều chất chứa dòng tư tưởng phản kháng. Để rồi thi nhân cho ta một tư tưởng siêu hình trung thực gần như một bày tỏ sáng láng để đi tới một lý thuyết thực hành của phản kháng vô cớ (irrational rebellion). Trên một hành lang khác; tư tưởng phản kháng đã tìm ra được một lý do tuyệt đối để suy tôn. Trường hợp của Lautréamont và Rimbaud – nguồn cơn của cảm hứng – chứng minh được bởi những gì diễn ra sự thỏa mãn vô cớ để nhận ở đó một hiện hữu đích thực của sự xuất hiện trong thơ thời lý sự đó đưa đến tác động phản kháng là nhận lấy hướng đi của hành động phá hủy để đi tới tự do toàn thiện trong tư tưởng. Biết phục chế tư tưởng!

Phản kháng tuyệt đối (Absolute rebellion) là một tổng thể bất tuân phục, làm suy sụp những cương lĩnh chính yếu, chế diễu và tôn thờ của cái lý ngu xuẩn; vậy thì cần có một thứ siêu thực tự nhiên để xác định chính nó, trong mục đích riêng tư như là một thể nghiệm không ngừng nghỉ của mọi giá trị của nó. Chúng ta là những kẻ chuyên nghiệp phản kháng / We are specialists in rebellion. Đó là lời nói của nhà thơ siêu thực Aragon; một cái gì máy móc lật úp tri thức như một trào lưu của chủ nghĩa Đa-đa và tiếp nối những trào lưu khác về sau này. Tương tợ những gì Nietzsche thốt: ‘kẻ thù của tôi là những đứa rắp ranh phá hoại, bảo tồn cái ngu xuẩn không chịu sáng tạo ra cái bản ngã riêng mình’. Nhà thơ chủ quan luôn bước vào cõi trơn tru, bướng bỉnh, định kiến, độc tôn lặng thinh kỳ bí để rồi trở nên phản kháng hố thẳm tâm hồn làm cho thơ trở nên mặt phẳng biển dâu nhân thế của những thi nhân lì đòn, cứng cựa không chịu thoát tục để bềnh bồng vào cõi hư vô mầu nhiệm vì căn cơ mang nặng tư kỷ (egoist). Cái tư tưởng phản kháng đó không nói nên lời đành ngậm bồ hòn mà ký sự đời người như đời mình. Triệu chứng ‘ăn diện’ thi ca ‘dandynism’ mà không biết để rồi chạy vòng vo với thơ, văn. Nó không thiết kế bằng một phá hoại mà thiết kế một sự suy tàn. Đứng trước tư duy này chúng ta bước vào hai thế kỷ trước bằng ngôn ngữ phản kháng một thứ tư tưởng siêu hình và một thứ tư tưởng phản kháng, trên dặm trường tìm kiếm tinh thần phản kháng, có lẽ; chúng ta tìm thấy luật tắc của cái vô cớ và cái có cớ trong siêu hình phản kháng. Bởi cái sự lý đó mới đẩy Nguyễn Du vào những mật chiêu thâm hậu, chất chứa một phản kháng bi thảm, một trầm luân khổ ải của 15 năm cuộc đời là gắn bó vào đó một siêu hình phản kháng vĩ đại, dầm vào đó một tư duy thức tỉnh bùng dậy trong tâm tưởng qua 3254 tự tình khúc đoạn trường; đó là yếu tố sanh thành tư tưởng phản kháng. Nói tới đây ta đâm chồi nẩy lộc đến một tinh thần phản kháng vĩ đại khác trong văn chương Việt Nam qua Nguyễn Trãi với 7 tác phẩm lừng danh, tuy cái mất cái còn cũng đủ chứng minh chí hùng tráng của nhà ái quốc văn, võ này; đã chứa vào đó một triết lý siêu hình, một siêu lý vĩ đại để làm nên lịch sử để đời. Những thế kỷ sau lại ôm đầm không biết bao nhiêu tư tưởng phản kháng khổng lồ giữa nhân gian của Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Tản Đà… qua những cơn phản kháng trong hố thẳm tâm linh, phản kháng để lột trần xã hội, phản kháng để thấy cái thực trong cái mới của cái cũ những thứ đó đã tràn trề ngập lối trên mặt đất gồ ghề hỗn mang, nhiễu nhương, ruồi muỗi. Điển hình một Hồ Xuân Hương phơi trắng cái tình nhân thế; ‘cái phì phạch / cái cột nhổ đi rồi lỗ bỏ không’ là phản kháng của thoái trào, ngu xuẩn, ngu ngơ phong kiến, lạc hậu. Đó là tinh thần phản kháng nảy nở từ cảnh tượng của phi lý trần gian, một trạng huống bất công của cái thời đô hộ phủ chảy lan tràn qua những đồng bằng, sa mạc hoang vu Việt Nam. Một mảnh đất vô tội mà chịu đắng 1000 năm rồi 100 năm và tiếp nối tới bây giờ trong bàn tay thế sự. Thời tư tưởng phản kháng là ngọn diệm sơn đang chờ chực và những phản kháng khác là cơn đại hồng thủy sắp tràn ngập. Cái tồn lại đó Albert Camus mới sanh ra một biện chứng ‘L’Homme Révolté’ một đại hiệp sĩ không đầu dám xốc tới để phiêu lưu vào cõi phi lý; tất cả bại hoại nhưng nhờ vào tấm lòng cao viễn của Albert. Chỉ một ngần ấy thôi là bước vào chân-không vì tất cả là không, chúng ta cũng không mà chỉ một khát vọng của phản kháng tư duy mà không một ai và chẳng một ai ‘Un pas de plus et du Tout ou rien, nous passons au Tout ou personne’ (A. Camus). Ấy là tư tưởng phản kháng đã vồ chụp trong một sinh khí hào phóng theo một lối đặc thù thi tứ, cái vọng động bao la giữa đất trời là hào khí tồn lưu muôn thuở. Đứng trên tọa độ của hiện sinh đã nắm được, khởi từ ‘văn chương’ thời coi đó như một thứ miệt thị dễ để thông qua và cũng là biện minh / On this point surrealism has retained, from the ‘littérature’ it despised, the most facile excuses and has justified. Mượn câu nói này của Rigaud như lời ghi nhận: ‘Tất cả chúng ta là nhà thơ, bản thân tôi là nhà thơ đều đứng bên bờ vực thẳm của tử thần / You are all poets, and I myself am on the side of death’ (trong Metaphysical Rebellion / The Poets’ Rebellion của A. Camus). Chính vực thẳm của tử thần là tồn-lại của phản kháng siêu hình.

 

Qua tác phẩm ‘The Rebel’ của Albert Camus cho ta thấy một sản lượng sự thật, bày tỏ sự có mặt của con người đứng trước một hiện thể qua từng chương mục khác nhau, phân tích cạn cùng qua tư tưởng phản kháng như một thực thể tồn lưu. Tuồng như muốn bỏ cuộc trong nỗi tuyệt vọng hoặc bất khả tư nghị trước vấn đề đưa ra. Camus đã thay thế vào đó bằng một ý tứ khác có ‘giới hạn’. Giờ đây chúng ta hiểu rõ hơn ở chặng cuối của cuộc thăm dò, tìm hiểu trong tất cả những gì ở phản kháng và hư vô; phản kháng là đặc chất của vô hạn hữu nhưng lại có tính lịch sử nhân văn, phù hợp và biểu hiện được nhu cầu con người là bức phá xiềng xích để có một tự do bình đẳng. Vượt qua định mệnh an bài, dun dủi kiếp đọa đày bằng một cuộc cách mạng tư tưởng nếu sự thể muốn sống còn. Vậy thì; phải trở lại con đường đấu tranh một lần nữa nơi phát sinh ra phản kháng và điểm lên cái hứng khởi nồng nhiệt chỉ có trong hệ thống tư tưởng là ngọn lửa dấy động với niềm tin yêu khởi từ gốc ngọn và được thừa nhận có giới hạn. Bức tranh đầy ý nghĩa của Camus đề cập đến một công đoàn (syndicalism) hợp lý, đó là cơ động trong chính trường, cơ bản tạo được một hệ thống có tổ chức như một tế bào hữu cơ mà chính những cái đó là chối bỏ những gì thuộc về trừu tượng mơ hồ và tính cách tập trung vào cửa quyền. Camus trích dẫn câu nói của Tolain: ‘Les être humains ne s’émancipent qu’au sein des groupes naturels’. Nhân loại muốn có một giải thoát tự do cho chính mình là cơ bản của những tập đoàn thành hình tự nhiên: lấy nhân ái chống lại phi nhân, tự do đúng đắn chống lại duy lý chuyên chế, chống lại thuộc điạ mới, thực dân mới, nô lệ mới, chống lại bạch diện chính trị, chống tham nhũng bao che tham nhũng. Đó là tệ đoan đưa tới phản kháng. Nhiệm vụ của phản kháng là chuyên chở đến những gì có tư duy chống chế, cản trở. Và rồi; dù là gì chúng ta sẽ phải làm, mức độ ấy sẽ luôn luôn tiếp nối nơi tấm lòng của con người, ở chỗ mà cô đơn, yếm thế đã tìm thấy. Tất cả chúng ta đang mang thân phận lưu đày, đổ lên đầu tội ác và cướp bóc. Nhưng bổn phận của chúng ta là bẻ gãy oan khiên, xích xiềng khắp mọi nơi; đó là chiến đấu cho chính chúng ta và cho kẻ khác. Tư tưởng phản kháng là nguồn cơn của cuộc đời sống thực nó luôn luôn dựng lên cái man rợ, vô luân không có lịch sử đều dành cho những con người không có quyền sống: áp đảo, tù đày, trói buộc để đi vào con đường phi nhân nghĩa của những kẻ thống trị mà họ không nhận ra. Nhưng hiểu cho rằng: “Thứ loạn trào đó không thể tồn tại, không ngoài một thứ tình yêu lạ đời / that rebellion cannot exist without a strange form of love” (trong: L’Homme Révolté của Albert Camus)./.

 

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc Remembrance day 11/11/2014)

 

SÁCH ĐỌC:

– “The Rebel – An Essay on Man in Revolt’ by Albert Camus. Trans. by Anthony Bower. Vintage International. Random House, Inc New York. USA & Canada 1960.

– Albert Camus (1913-1960) Pháp. Nhà báo, nhà văn, nhà lý luận. Trao tặng giải Văn chương Nobel 1957.

TRANH VẼ: ‘KHỎA THÂN VÀNG / Yellow Nude’ Trên giấy cứng. Khổ 12’ X 16’. Acrylics+Acrylic ink+India ink. Vcl#1112014.

 

Exit mobile version