Trong tiến trình lịch sử, con người, mang trong mình năng lực tổ chức cuộc sống, “người sáng tạo ra thiên nhiên thứ hai – được gọi là văn hóa”. Con người là bộ phận của thiên nhiên, sống thân thiện với thiên nhiên, để thiên nhiên giúp mình sống có văn hóa – nhân cách. Núi cao, sông sâu, rừng vàng, biển bạc, đất thiêng, người hiền… đều mang linh khí núi sông, hồn thiêng Đất Nước: Lễ hội ra đời từ đó. Lễ và hội là hai hình thái văn hóa tưởng như đối nghịch nhau: thiêng và tục, đạo và đời duy cảm và duy lý lại hòa quyện vào nhau để tạo ra luồng tâm giao giữa người với người, giữa người với tự nhiên. Khi khoa học phát triển, khi văn minh loài người chế ngự được những mặt trái của tự nhiên, thì sức mạnh của con người: trí tuệ và cảm xúc đã chiến thắng. Đó là hai đặc điểm kỳ diệu củaCon người viết hoa. M. Gorki gọi con người là “nhà triết học và nhà thơ đầu tiên” đã sáng tạo ra tất cả những thiên trường ca vĩ đại, những vở bi kịch trên trái đất, mà vĩ đại nhất là lịch sử văn hóa nhân loại.

Văn hóa tâm linh được quảng bá rộng rãi trên văn đàn quốc tế vào nhiều thập niên gần đây, khi các nhà nhân học, tâm lý học thừa nhân yếu tố tâm linh là một trong bốn thuộc tính con người (sinh học, xã hội, tâm lý, tâm linh). Vận dụng văn hóa tâm linh để thẩm định các giá trị văn hóa cổ truyền là phương pháp khả thủ. Ngoài ra, một số hiện tượng như xem tử vi, chuyện trường sinh học, chiêm tính học, khả năng ngoại cảm, tìm mộ bằng linh cảm xuất hiện nhưng không phổ biến. Chúng đều có liên quan đến văn hóa tâm linh. Hiện nay khoa học chưa đủ khả năng giải thích. Vì vậy thái độ bài bác hay ngộ nhận đều là chuyện không nên. Chúng tôi coi đây là những đề tài mở. Từ thời cổ đại cho đến nay, trong khoa học và nghệ thuật, những hiện tượng siêu nhiên, thăng hoa là động lực con thiệp vào chủ thể sáng tạo, hiện tượng “xuất thần”, “thần nhập”, sự ứng phát của thiên lương, Thánh nhân ban phúc, gien di truyền, v.v… được học giới nghệ thuật thừa nhận….

 

Nguồn Baovannghe