Ninô Haratiseh Willi, nữ văn sĩ người Gruzia 28 tuổi, sinh ở Tibilissi, nhưng từ năm 2010 sống ở Hamburg, Đức và sáng tác văn học bằng tiếng Đức. Với cuốn tiểu thuyết đầu tay Nàng Juja, tại Lubeek, bà đã được trao giải thưởng văn học của quỹ Bruddenbook. Trong cuốn Sử ký gia đình “Người anh sinh đôi hiền hoà của tôi”, Ninô Haratiseh đã kể về một cuộc cộng sinh đầy bi ai, và đã gây được sự chú ý đặc biệt cho độc giả Đức.
Nhà văn Ninô Haratiseh Willi
Cuối cùng thì mọi sự có vẻ như yên bình trở lại. Stella, giờ đã ở tuổi giữa 30, đã lấy được một người chồng yêu vợ, có chung với anh một đứa con trai và hy vọng có một ghế biên tập viên. Còn Ivo, cái con người quái ác nhưng lại là số phận của cô và chẳng bao giờ chịu buông tha cô, nay đã đi xa mù tắp với mục tiêu không ai rõ.
Nhưng hắn bỗng dưng trở lại. Sau 7 năm biền biệt, hắn xuất hiện tại Hamburg: mờ ảo nhưng đầy đe dọa. Một phóng viên thành đạt vốn đã chu du khắp thế giới. Hắn và Stella vốn gắn bó mật thiết với nhau từ nhỏ, là người anh sinh đôi theo lý trí, rồi sau này khi gia đình hắn tan nát thì hắn sống bên cô ở tư cách người anh con nuôi, và cuối cùng là người tình. Rồi họ cùng số phận sau một trải nghiệm gây chấn thương tâm thần.
Stella muốn biết vì sao bao nhiêu năm qua Ivo chẳng bao giờ báo tin gì cho cô. Hắn bảo, chính cô là người đã muốn thế. Cô chẳng từng đã quyết định như thế sao.
“Thế thì tại sao anh lại ngồi đây, trong khi em đã quyết định rằng chúng mình sẽ không bao giờ gặp lại nhau nữa”, Stella hỏi. Câu trả lời của hắn: “Bởi lẽ trên nguyên tắc, anh không bao giờ tôn trọng những giao ước”.
Cả hắn cũng bị nỗi khao khát nhớ nhung về thời chung sống, về những trải nghiệm đau khổ và sung sướng dày vò. Thế nhưng hắn không muốn phá hủy cuộc sống yên ổn của Stella. Hắn muốn hắn và cô đơn giản vẫn tiếp tục sống như thế – “cho đến khi chúng mình lại bí mật và lặng lẽ, gặp nhau ở đâu đó để lại được đụng chạm nhau”.
Tuy nhiên điều đó chẳng dễ dàng vậy. Sự hiện diện của Ivo gây nên ở tinh thần và cơ thể Stella nỗi bất ổn day dứt từ xưa. Sau này, nhân vật chính của tiểu thuyết kể lại chuyện ở tư cách tôi nhớ lại: “Nếu tôi nghĩ rằng mình đang đứng trước vực thẳm thì tôi đã nhầm, tôi đã bắt đầu rơi rồi”.
Tác giả thích những đoạn chêm vào nhằm làm dịu tình hình như thế, nhưng cũng cả những chỉ dẫn từ trước để gia tăng sự hồi hộp, dẫu chúng chẳng cần tới, bởi câu chuyện tự nó đã phát triển đủ kịch tính.
Còn đây là bi kịch theo cái nghĩa bản chất gốc nhất của nó: các nhân vật đều không trốn tránh đi đâu được và cũng chẳng tan biến được, chứa đầy tội lỗi.
Chỉ cần một cái nhìn đắm duối của Ivo trong gian phòng khách sạn cũng đủ làm cho Stella cảm thấy không thể thiếu hắn được nữa – “Giữa hắn và tôi luôn chỉ là vấn đề của vài giây, của những thời khắc của những cái chớp mắt mà mỗi người đều tự mình có thể thay đổi tất cả”, trong truyện nói vậy.
Ivo “thô bạo, mãnh liệt, rất thiếu lãng mạn hơn” chàng, sau này Stella giải thích cho người chồng đang nổi cơn ghen khi anh cật vấn cô. “Chẳng có gì lý thú cả đâu, nếu chàng muốn biết”. Điều đó hầu như không thể trấn an Mark. Cả lời thú tội này về vụ ngoại tình vốn nó cũng đủ là một bi kịch mà Nino Haratiseh willi biết cách dàn dựng.
Xung đột mang tính dân sự trong trường hợp này lại mâu thuẫn sâu sắc và có quan hệ tương tác với một vụ ngoại tình khác nhiều năm trước, với hậu quả tử vong mà vào vòng xoáy của nó, cả Ivo lẫn Stella cùng bị cuốn hút.
Kích cỡ của chấn động tâm thần mà cả hai phải chịu, chỉ mãi ở phần hai tiểu thuyết mới rõ. Khi khảo cứu ở Gruzia thì Ivo, đã rời bỏ Hamburg, tiếp cận được một câu chuyện xảy ra vào những năm chín mươi thế kỷ trước trong cuộc chiến giành Abchazia và theo hắn, đã phản ánh các trải nghiệm bản thân.
Hắn báo Stella đến chỗ hắn ở Kavkaz, cô tuân theo lời gọi bất chấp tất cả mọi lý trí, từ bỏ Hamburg và gia đình để cuối cùng mới đứng trước đống đổ nát. Tiểu thuyết thu lượm các màn kịch bất hạnh cho đến khi định vị được một sự rõ ràng đến mức gần như miên hành.
Cuối cùng người ta thấy Stella bên bờ biển Bantích, hoàn toàn đơn độc. Đó đồng thời cũng lại là màn kịch mở đầu mà chỉ đến hồi kết mới hiểu được, một màn kịch như trong phim. Cô ngồi đó, cắt làn tóc dài đi và để cho gió cuốn các món tóc lơ lửng bay.
Nguỵ Hữu Tâm dịch (Theo Spiegel số 5, tháng 2/2012)
Nguồn: Văn nghệ