Câu chuyện của Nàng Thê phần 15 chính là truyện ngắn DƯỚI NƯỚC, được viết đêm 14.9.2011

Đây là những dòng chữ dành cho truyện ngắn DƯỚI NƯỚC, cũng là truyện ngắn khởi ý cho truyện dài CÂU CHUYỆN CỦA NÀNG THẾ viết sau đó, được bạn đọc đón nhận, và đã từng có những người bạn lập nên Hội những người hâm mộ Nàng Thê. Sau đó Cầm Kỳ mở quán café, lấy tên Nàng Thê Coffee House.

(Cầm Kỳ đưa tiếp những dòng chữ có thể coi là “hậu trường” viết văn)

Nhà văn Võ Thị Xuân Hà

MỘT KỶ NIỆM NHỎ

Và ngủ lại dưới nước
Mặt hồ khép như chưa từng
10 năm người người trên bờ đi mải miết

(Thơ Nguyễn Quang Hưng)

Chiều 11.9.2011, cả đoàn Hội nghị Viết văn Trẻ toàn quốc lần thứ 8 dừng chân tại khu du lịch hồ Núi Cốc.

Tôi, Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Quang Hưng, Di Li, Nguyễn Xuân Thủy, phóng viên Evan Pham My Ly, phóng viên Vietnamnet, anh Vũ Duy Thông cùng anh Lê Quang Trang và đoàn nhà văn trẻ TP HCM lên một chiếc thuyền máy dạo hồ Núi Cốc. Lúc này trời quang mây tạnh, nắng rực rỡ, không hề có chút dấu hiệu gì của mưa gió.

Thuyền chạy lướt êm ru. Một vài ca-nô chở các nhà văn trẻ của nhóm khác chạy lướt qua. Tiếng gọi và những cái vẫy tay ran mặt hồ. Những tia nước li ti bắn vào mặt khiến cái nắng dịu dần đi. Và cũng khiến mọi người không hề để ý đến một cơn dông đang ập đến khá nhanh.

Chỉ trong một thời khắc, gió thốc tới. Thuyền nghiêng ngả, gió đập mành che và những vật treo quanh thuyền tơi bời. Gió táp mạnh. Thuyền không thể quay mũi để chạy vào bờ. Mọi người trên thuyền vội mặc áo phao vào. Ai đó đưa cho tôi cái áo phao, nói chị nên mặc vào ngay. À, phải, đó là Trương Anh Quốc, một kỹ sư tàu biển đã đi vòng quanh trên biển nhiều năm, viết tiểu thuyết cũng trên biển. Gió táp mạnh và mưa to dần thế mà Quốc cứ nhảy ra mui thuyền để chụp những tấm hình “lịch sử”.

Tôi rất lo. Tôi không lo chết. Cũng không nghĩ đoàn nhà văn trẻ này sẽ chết, mặc dù một chuyện cứ ám ảnh, rằng đã có đoàn văn công nào đó của tỉnh H. đã chìm thuyền chết cả đoàn năm nào tại hồ này… Tôi chỉ lo nếu chuyến đi này chỉ cần lật thuyền thôi thì cũng đủ cho một số kẻ biến thành công mấy ngày qua của Hội nghị này thành chuyện đen đủi…

Tôi chợt nhớ ra phải nhắn tin cho những người thân của mình. Và tôi nhắn cho cả nhà thơ Hữu Việt, nhà thơ Phan Huyền Thư. Khi ấy nhà thơ Hữu Việt và nhà thơ Phan Huyền Thư là 2 ủy viên của Ban Nhà văn Trẻ do tôi phụ trách, nhưng họ có việc phải quay về Hà Nội sớm. “Đang đi giữa hồ Núi Cốc nổi gió lớn quá. Mưa to lắm. Thuyền đang phải quay về rồi. Ai cũng phải mặc áo phao”. Tin từ đất liền bay ra của Hữu Việt: “Quay về đi. Đường từ Thái Nguyên về Hà Nội cũng đang mưa to”. Tôi kiên nhẫn: “Đang quay về rồi. Đi cùng đoàn tp HCM. Gió mạnh lắm. Thuyền không chạy nổi”. Có thể trong đầu những người thân và bạn bè của tôi lướt qua ý nghĩ: chắc chuyện nhỏ. Nhưng trong đầu một số người trong đoàn thì lại lởn vởn ý nghĩ: biết đâu sau này…

Vật lộn mãi thì thuyền chạy được vào neo tại một hòn đảo nhỏ, chờ hết mưa gió thì thuyền nổ máy quay vào bờ. Trên bờ, nhà thơ Hữu Thỉnh và các anh trong Ban chấp hành thở phào. Cả đoàn áo quần ướt sũng nhưng cười rổn rảng.

Cứ tưởng chiều hôm ấy là một buổi chiều buồn, khi sắp hết những ngày vui bên nhau. Nhưng chúng tôi đã có một kỷ niệm nhỏ, thật như vớ được một viên ngọc bé xíu giữa bộn bề đá xám.

Nguyễn Quang Hưng thì viết bài thơ Một tiếng gọi.

Còn tôi đêm 14.9, viết đến hơn 3h sáng, truyện ngắn Dưới nước.

Mấy hôm sau gặp nhau, đem ra khoe, ai ngờ trùng hợp ý tưởng. Tôi liền xin mấy câu trong bài thơ của Hưng để làm đề từ cho truyện ngắn Dưới nước của mình. Thực sự đó là một sự đồng ý tưởng vẫn thường xảy ra trong lịch sử văn chương.

Tôi biết đã có nhiều tác phẩm được ra đời sau cuộc hội ngộ lớn đầy tình người này, một cuộc hội ngộ được đánh giá là Hội nghị thành công nhất trong 8 kỳ Hội nghị Viết văn Trẻ đã qua. (Tất cả thành viên Ban Nhà văn Trẻ chúng tôi ai nấy đều như được trẻ ra chục niên!).

Tôi: Hưng, đọc truyện của chị chưa?

NQH:  em đã đọc. Kể cũng tiếc

nhưng thôi thì phải cho người ta vòng vòng tìm nhau vậy

tôi:  Cả mấy chục kiếp không tu không tìm ra nhau ấy chứ

NQH:  nhưng tay chết rồi ý cũng hơi ác

tôi:  nó cứ nằm dưới nước mà chõ cái đôi con ngươi lên nhìn

NQH:  phải cho người ta đi chứ

kinh quá

tôi:  đấy là triết lý nhân sinh đấy em ơi

cuộc đời mà đươc thì đâu có gì cho chị em mình u sầu nữa

NQH:  thôi phải đi tìm thôi

điều đó mới làm cho ra con người mình

tôi:  cái anh chàng “tôi” kia, quân tử mà làm gì

nhiều khi cái tốt lại giết chết mọi sinh linh sống

tôi: lại còn ngồi hút thuốc bên sông Đoạn Hà, hix

NQH:  kể ra tay ý cố giành lấy hạnh phúc mà mình có thể được hưởng một phần thì cũng được

tôi:  Nhưng vừa quân tử, lại vừa kiêu ngạo

để mất thứ quý giá nhất mà vẫn ngỡ mình quân tử

NQH:  ảo tưởng quá cũng chết

yếu đuối cũng chết

hic

truyện của chị làm em nhớ một bài thơ của em “Gái goá” sẽ in trong Mùa Vu lan, có câu “Bóng chồng ngồi canh trên mây”

tôi: còn người đàn bà “tôi” thì quá sắt đá, yêu mãi một người, yêu qua bao nhiêu kiếp, yêu đến lụi tàn

Yêu đến nỗi làm người viết cũng phát… khóc theo

NQH:  người viết khóc là phải rồi

từ hồi mới gặp chị em cứ thấy như lúc nào chị cũng vừa khóc xong

hic

tôi:  có khi người đấy lại chính là người viết… hì hì

NQH:  Và rồi ko bắt người khác khóc theo thì ko chịu nổi

Mai Văn Phấn: Dưới nước hay quá em ạ. Một trường ca văn xuôi, tài hoa và bay bổng vô cùng. Sức tưởng tượng và vốn sống của em rất phong phú. Thanks em đã cho anh một buổi chiều quá đẹp.

Dương Thuấn

Mộng hay là thực! Thực hay là mộng! Có hay là không! Không hay là có! Thế giới huyền ảo, mông lung. Tác giả đưa người đọc vào chốn thực hư lẫn lộn, như là sử dụng kỹ xảo điện ảnh hiện đại. Phải chăng mọi sự sống đang tồn tại ở trên thế gian này chỉ là ảo giác mà thôi.

Nghe tên truyện, đúng là chuyện xảy ra ở dưới nước rồi.

Nhưng đoạn cuối truyện mới là điều tác giả muốn gửi gắm: “Nhưng anh ơi, cho dù nước quên đã ngấm vào từng mao mạch và hơi thở của em, cho dù trái tim anh chỉ còn là một khối quặng trơ lì không tan chảy bởi những lời mắng nhiếc của ông già Tiểu Ngục, và bởi tình yêu của em chỉ như gió như sương, cho dù dưới nước kia một người vẫn lặng lẽ chờ đợi sự trở về nồng ấm của em, cho dù em sẽ bước qua dải thiên hà để về bên sông Đoạn Hà, làm cai lệ ngàn năm để rồi ông già Tiểu Ngục lại đóng cho em một con thuyền, em vẫn sẽ đi tìm anh.

Bởi để quên được anh, em sẽ phải đi qua hết những cuộc đời như cuộc đời này.” 

Hãy đọc Dưới nước đi. Đọc rồi sẽ thấy, tình yêu bao giờ cũng đẹp, dù ngay cả khi đã chết. Và, chỉ có tình yêu là bất tử và khát vọng muôn đời.

Vũ Hồng:

Đã xem. Sẽ copy sang WSCL hén.

Còn việc này nữa, hôm chiều mới đến Thái Nguyên, Võ Thu Hương của ĐoànTP.HCM  rủ VH đi thuyền trên hồ Núi Cốc. Hổng hiểu sao lúc ấy VH buột miệng nói: “Mấy em đi đi cho vui, có gì cũng phải còn có người trên bờ tham gia đội cứu hộ, cứu nạn chứ”. Hehe…  Mà lúc đó nắng chói chang chứ có dấu hiệu dông gió gì đâu.

Lúc mưa gió đầy trời, VH điện thoại cho Trương Anh Quốc nhưng không được, (Giờ thì mới biết anh chàng lo dầm mưa chụp ảnh). Mãi một hồi sau mới liên lạc được với Võ Thu Hương, mới biết các vị đang “trốn” ở đảo thì các vị còn lại trên bờ mới chịu ngồi xuống, hết đi tới đi lui trông ngóng.

Một bạn fb:

He he. Thật là một câu chuyện hấp dẫn li kì không ngờ còn tồn tại trên thế gian.

Vì dạo này nhiều chuyện chán quá. Nên có câu chuyện ở hồ núi Cốc để chứng minh thành công đặc biệt của Hội nghị do chúng ta tổ chức, cũng chứng minh tình người vẫn còn đầy ắp.

Một bạn fb:

Anh chup dung o mep ho that de thuong.

Chuyen cam dong bao nhieu nguoi, chi co mot nguoi du da tung duoc khen HAY nhung van that… dung dung. Dangghet!

Vũ Mai Phong

tôi:  em đọc truyện đấy thấy thế nào?

VM Phong:  liêu trai nhưng vẫn rất hiện thực

đọc xong thấy hoang mang và nôn nao

tôi:  hoang mang? Nôn nao? Vì sao?

VM Phong:  hoang mang trước những được – mất, hội tụ – chia lìa… của kiếp người

nôn nao vì dường như vào mỗi thời điểm, vì sự vô tình vô tâm mà đánh rớt thứ quý giá với mình

ko thể vớt vát

tôi:  đúng đấy em ạ

VM Phong:  đọc xong em khóc

tôi:  chị viết xong còn khóc nữa ấy chứ

VM Phong:  lâu lắm rồi em mới đọc 1 truyện ngắn trong trẻo đến thắt lòng như thế này

tôi:  chị viết thật đấy, không bịa đâu, trong tim chị ấy

VM Phong:  vâng

tôi:  cứ như chị nhìn thấy kiếp của mình. và thế là vừa khóc vừa viết

viết xong ngồi khóc thầm 1 lúc

cũng không hiểu sao mình lại thiết tha với nhân vật như thế? Hay điềm báo trước gì chăng?

VM Phong:  em thì khóc vì thấy mình như bị/được soi thấu

tôi:  những kiếp người quá mong manh

tình yêu mong manh như sương như gió

VM Phong:  vâng

tôi:  có cố gắng cũng chỉ đành vậy thôi

VM Phong:  chị luôn sống bằng tất cả cảm xúc mình có, nên mới hay đau lòng, đắng lòng

tôi:  thực ra chuyến đi trên hồ ấy chỉ là cái cớ để chị phát triển câu chuyện đã định viết

VM Phong:  trong lúc chị đi trên hồ thì em ngồi nhìn mưa mà bất lực

Nguyễn Ngọc Tú lúc 28-09-2011 08:23:34 AM

Khi đọc truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà, tôi đã khóc. Phải dừng lại rất lâu ở những dòng cuối cùng, để cảm nhận rõ hơn những vòng tròn đồng tâm lan tỏa từ trái tim nhà văn. Những vòng tròn ấy cứ lan rộng mãi, trong trẻo và xót xa. Như sự ngơ ngác của con người trước những được – mất giữa cuộc đời miên man ồn ã mà cũng thật kì lạ này.

do quyen từ Canada

hiển thị chi tiết 10:23 (0 phút trước)

Rất ám ảnh, XH ạ; Chuc mung & Cam on! Truyện như được nuôi từ kiếp trước mà sự kiện hồ Núi Cốc chỉ là cái cớ cuối cùng. 4 đoạn có thể đọc độc lập, về nội dung (tất nhiên sẽ không trọn vẹn với ý chung), và về diễn ngôn (giong dieu). 2 tiểu đoạn đầu (nhất là cái 1 – mình thích nhất; ám ảnh là từ đây) trọn vẹn như 2 truyện cực ngắn; 2 cái sau thưa hơn về tiết tấu và xung đột, song nếu muốn cũng có thể kéo thành 2 “truyện”. Mà kéo tất cả ra thành 1 truyện dài (tưởng tượng) cũng vẫn OK: tức là “truyen ngan Duoi nuoc” này như một “tóm lược” (bằng văn chương, chứ không bằng trần thuật) của truyện dài (tưởng tượng; hay sẽ viết về sau).

Văn Công Hùng:

VIẾT VĂN VÔ CÙNG DỄ

Tôi đã đọc những dòng DƯỚI NƯỚC một cách đầy lạ lẫm dù cũng là một người viết. Té ra viết văn dễ thế ư, thế thì tại sao mình lại không viết nhỉ, và bạn của tôi, cũng hãy cầm bút đi, sẽ thấy nó dễ biết chừng nào.

Cái tự sự trước truyện giản dị đầy lôi cuốn hấp dẫn thì cái truyện lại ma mị tài hoa. Ngày thường tôi nhìn tác giả với con mắt khác, thấy đơn giản và trần tục, nhưng khi đọc truyện, thì ra, tinh hoa nó dồn vào đây. Một thế giới huyền ảo lộng lẫy và da diết bâng khuâng, nó là tâm hồn và tài hoa của tác giả…

• Thu, 09/29/2011 – 08:13 — Tô Hoàng

Thật hư, chập chờn và ma mị nữa… Chiêm nghiệm cả một đời đây để gặp một cơn lốc tình cờ nổi lên giữa hồ mà sinh ra truyện ngắn này. Phỉ phui, nếu như cơn lốc hôm đó lật úp thuyền nhỉ? Sẽ mất đi một truyện ngắn rất hay, rất tài năng nhưng bù lại sẽ có một mối tình đá vàng dưới đáy nước. Cám ơn Võ Thị Xuân Hà !

• Thu, 09/29/2011 – 09:47 — Trọng Nguyễn

Các bạn nhà văn trẻ ai cũng xinh cũng tài mà vui nhộn nữa. Cái truyện ngắn của nhà văn VTXH viết như trăn trối, như thế nó mới hay. Chúc mừng hội nghị có “Cơn lốc” hồ núi Cốc thực là đáng nhớ…

• Thu, 09/29/2011 – 12:36 — Que Lua

Vui quá, chúc mừng các bạn. Bài thơ NQH và truyện ngắn VTXH đều xúc động. Vậy mới là văn trẻ mới là “chịu chơi” chứ!!!