HIÊN NGỌC theo The Guardian

Tại Thư viện Anh, London từ ngày 20/10/2017 – 28/2/2018 diễn ra triển lãm với tên gọi Hành trình đi qua lịch sử ma thuật. 30.000 vé tham dự triển lãm đã được bán hết một cách nhanh chóng.

Người đứng đầu ban tổ chức Julian Harrison chia sẻ rằng, buổi triển lãm không chỉ với mục đích tái hiện thế giới phép thuật độc đáo trong Harry Potter mà còn là một buổi tưởng niệm đến nhà kim thuật Nicolas Flamel – người đã từng được coi là nhìn thấy phủ thủy và mất vào năm 1418. Hầm mộ của ông khi được khai quật hàng thế kỉ sau đó đã không thể tìm thấy hài cốt. Ông là người bí ẩn và xuất hiện trong rất nhiều tác phầm như: Thằng gù ở nhà thờ Đức bà Paris, Mật mã Davinci và tập đầu của bộ truyện Harry Potter.


Thế giới các sinh vật kì bí trong Harry Potter – Ảnh: Nils Jorgensen

Nhiều hiện vật trong buổi triển lãm được sưu tầm từ bộ sưu tập trong nước và quốc tế, các tư liệu được lưu trữ của tác giả JK Rowling và của nhà xuất bản các cuốn sách của bà. Ngoài ra, còn có một mẩu giấy viết tay của Alice Newton – cô con gái của nhà sáng lập Bloomsbury – người đã tạo cơ hội cho Harry Potter được ra mắt sau khi nhiều nhà xuất bản từ chối bản thảo của JK Rowling.

Alice viết: “Sự phấn khích trong cuốn sách này lại khiến cho tôi cảm thấy ấm áp trong lòng. Tôi nghĩ rằng đây là cuốn sách hay nhất dành cho trẻ em ở độ tuổi 8-9 tuổi”. Và kết quả là cuốn sách này đã được dịch ra 68 thứ tiếng và hơn 400 triệu bản đã được tiêu thụ. Con số này vẫn tăng lên hàng ngày.

Ngoài những bản thảo viết tay đầu tiên của JK Rowling về các nhân vật trong Harry Potter, buổi triển lãm còn thu hút sự chú ý của người hâm mộ bằng những hiện vật độc đáo. Trong số đó là bộ xương rồng khổng lồ của thế giới phép thuật; mô hình nàng tiên cá dài đến 6 mét; viên đá phù thủy thế kỉ 20 với tên gọi là Smelly Nelly; cây chổi của mụ phù thủy ở vùng Tây Nam nước Anh… Những hiện vật đó khiến cho người đọc có sự liên hệ độc đáo với tác phẩm và là nguồn trải nghiệm đầy ám ảnh tại thư viện Anh.


Một nàng tiên cá Nhật Bản – Ảnh: Nils Jorgensen

Hiện vật lâu đời nhất tại Thư viện Anh chính là bộ xương bị đứt, cháy xém, được sử dụng làm vật bói toán ở Trung Quốc từ hơn 3.000 năm trước. Nhiều người đồn đại rằng đây là bộ xương của một con rồng. Một tài liệu khoa học gần đây ghi lại nguồn gốc của bộ xương này: vào ngày 13/5/1572 có một con rồng khổng lồ rơi trên cánh đồng ở Bologna, Ý. Một thế kỉ sau đó, một thư viện địa phương đã phát hiện và nó về trưng bày.

Chính tác giả JK Rowling đến thăm thư viện trước khi buổi triển lãm diễn ra cũng vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhìn thấy những bức tượng tái hiện lại những nhân vật của bà. Bà viết trên trang cá nhân: “Hãy đoán xem đây là gì? Tôi đã bị mê hoặc bởi chúng”.

Văn nghệ Quân đội

Phạm Thúy Quỳnh đưa bài

Exit mobile version