Tại Hà Nội, trong ngày mùng 8 và 14 tháng giêng vừa qua, hàng nghìn lượt người đã tìm đến tổ đình (chùa) Phúc Khánh đăng ký làm lễ dâng sao giải hạn.
PGS.TS Đỗ Văn Trụ (tổng thư ký Hội Di sản văn hóa Việt Nam): So với những năm trước, những hiện tượng phản cảm, bất cập tại các lễ hội ít hơn nhưng có thể thấy rõ sự cuồng tín trong dân vẫn còn.
Cuồng tín là sự mê muội không hiểu ý nghĩa của những hành động đó ra sao nhưng vẫn làm, tạo nên hội chứng đám đông phổ biến ở Việt Nam hiện nay.
Có nhiều giải pháp khắc phục tình trạng này, nhưng tôi cho rằng trước tiên cần nêu cao tính gương mẫu của những người lãnh đạo, vì hằng năm tôi vẫn gặp nhiều nhân vật có chức tước lớn đi làm lễ dâng sao giải hạn.
Tại sao những người trụ trì ở các chùa lại chủ động đứng ra tổ chức những hoạt động này?
Để “thuận lợi” cho người dân viết phiếu dâng sao giải hạn, nhà chùa đã in sẵn những bản kê tuổi ứng với các sao.
150.000 đồng/sao giải hạn
Bà Đặng Thị Dung, 53 tuổi, cho biết nhà bà ở đường Bưởi, phải đi hai chặng xe buýt nhưng năm nào bà cũng đến đây làm lễ dâng sao giải hạn.
Bà biết trong Phật giáo không có dâng sao giải hạn nhưng đây là tục từ các cụ để lại:
“Từ xưa đến nay các nhà Nho đã tính từng tuổi bao nhiêu ứng với từng sao, nên đến giờ cũng vẫn theo như vậy. Ngày trước chưa có chùa thế này thì nhà nào giàu mới có thể làm lễ dâng sao giải hạn, nhưng bây giờ làm ở đây chỉ có 150.000 đồng/sao thôi, nên mọi người đều có thể làm được”.
Bà giãi bày: “Dù trong năm có những cái tránh được, có cái không tránh được nhưng đầu năm tôi vẫn cứ đi, để cảm thấy nhẹ lòng, yên tâm hơn. Tất nhiên không phải cứ đi lễ như thế này thì mọi sự bình an sẽ đến với mình mà trong tâm mình cũng phải có tâm có đức thì mới gặp may”.
Trong khi đó, Ban trị sự Phật giáo TP.HCM chủ trương cầu an bằng đàn Dược Sư đầu năm.
Với chủ trương đó, năm năm qua, các chùa tại TP dần thay đổi hình thức, hướng dẫn Phật tử hiểu đúng đắn về việc cầu an đầu năm, cũng như hiểu rõ về quan điểm “sao, hạn” không phải của Phật giáo, để mọi người tự kiến lập bình an của bản thân, gia đình bằng lối sống tốt đẹp hằng ngày, không nên giao phó cho một khóa lễ…
Khi mỗi người biết làm những việc lợi mình, lợi người, biết sẻ chia thì sự ích kỷ giảm xuống, những xung đột được hóa giải. Đó mới là cách tạo lập bình an căn bản nhất
Thượng tọa Thích Duy Trấn
TS Nguyễn Văn Vịnh (cựu phó viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội và phát triển): Đầu tiên phải khẳng định dâng sao giải hạn có nguồn gốc từ Đạo giáo. Tinh thần của Phật giáo không có cúng tế, dâng sao, xem ngày tháng.
Câu chuyện đầu năm nào tổ đình Phúc Khánh (Hà Nội) cũng có hàng nghìn người làm lễ dâng sao giải hạn, tràn ra đường, tràn lên cầu vượt Ngã Tư Sở, bất cứ chỗ nào cũng đặt mâm lễ… thì phải thẳng thắn nhìn nhận đây là hiện tượng buôn thần bán thánh.
Pháp luật không cấm những hoạt động này nhưng cần khuyến cáo để người dân hiểu rằng việc dâng sao giải hạn đó không giải quyết được vấn đề gì cả. Câu chuyện dâng sao giải hạn cũng là chỉ báo về sự mất thăng bằng, đảo lộn của các hệ giá trị trong xã hội nước ta hiện nay, nên con người mất phương hướng, càng tin vào những chuyện hoang đường.
Một biến tướng liên quan tới lợi ích
Thượng tọa Thích Duy Trấn (phó Ban hoằng pháp trung ương Giáo hội Phật giáo VN) giải thích rõ:
“Đối với Phật giáo, Đức Phật dạy mỗi người là chủ nhân cuộc đời mình: mọi tốt xấu, may rủi đều do mình gieo tạo từ quá khứ đời trước và cả quá khứ đời này.
Hình thức cầu an (được lai tạp thành cúng sao giải hạn) là một biến tướng liên quan tới lợi ích mà người tổ chức không chịu bỏ, cứ để nửa vời cho mọi người tham gia”.
Theo thượng tọa, không cần trả giá cho dịch vụ để đạt được mong ước tốt đẹp cho bản thân, gia đình.
Mong ước bình an chỉ có thể đạt được qua lối sống của mỗi người hằng ngày chứ không phải qua cầu cúng.
“Anh không thể bình an khi anh vừa cầu an xong ở chùa, ra ngoài phố, chỉ với một va chạm nhỏ đã cãi cọ, hơn thua, động tay chân với người khác”.
Đại đức Thích Giác Nhường (giảng viên Học viện Phật giáo VN) cũng chia sẻ: “Nơi tôi trụ trì – tịnh xá Ngọc Đạt (Gia Nghĩa, Đắk Nông) – không có cúng sao giải hạn.
Đức Phật đã khẳng định mọi biểu hiện nơi cuộc đời mỗi người và cuộc sống xung quanh chúng ta đều do tâm ý xây dựng, tạo nên chứ không có sao nào chiếu, hoặc do vị thần nào quyết định, mang tới cả.
Con người gặp nhiều bất an, đổ vỡ, hư hao là do tánh khí nóng nảy, sân si nhiều. Vì thế, để cuộc sống mình được an thì tâm ý của mình phải an. Từ đó lời nói và hành động cũng an theo”.
Nguồn Báo Tuổi Trẻ
Dương Thanh đăng bài