Lâm Lâm
( Nhân Hội thảo 30 năm giao lưu văn học Việt Mỹ, 28/10/2017)
Cách đây quãng 5 năm tôi may mắn có được tập thơ với nhan đề “Tiếng vọng từ bờ bên kia thế giới”, là những sáng tác của các nhà thơ Mỹ, trong đó có nhiều người từng cầm súng tham chiến ở Việt Nam. Và hôm nay, tôi lại có trong tay tập sách “Những người đi qua biển” bao gồm bài viết của các nhà văn nhà thơ Việt Nam và Mỹ, phần lớn họ đều là những người lính ở hai đầu chiến tuyến.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn VN gắn kỷ niệm chương vì VHNT cho các nhà văn Mỹ
Cả hai tập sách là những sáng tác, bài viết dành tình cảm cho những người bạn văn chương từng được xem là kẻ thù của mình. Thế mới biết ở hai bờ đại dương mênh mông là hai quốc gia từng chất chứa đầy hận thù, từng đem bom dội lên đầu nhau, từng lạnh lùng chĩa nòng súng về phía nhau, vậy mà hôm nay ở hai bờ đại dương đó lại có những trái tim đang thổn thức nghĩ về nhau với một tình bạn chân thành và giản dị. Ở hai bờ đại dương đó đang ngày đêm ngân vang tiếng vọng, đó là tiếng vọng của tình yêu, tiếng vọng của những điều nhân văn cao cả, là tiếng vọng của lòng nhân ái, của những trái tim yêu chuộng hòa bình, của những tấm lòng sẻ chia với đồng loại, tiếng vọng của những con người cầm bút và giờ đây nó trở thành tiếng vọng của tình bạn. Những tiếng vọng như vậy giúp chúng ta nuôi dưỡng tâm hồn mình, nuôi dưỡng nền hòa bình vốn mong manh của thế giới. Hãy đi đến tận cùng của sự sáng tạo, ta sẽ được gặp chính mình. Và, hãy đi đến tận cùng của tình yêu ta cũng sẽ được gặp chính mình. Có lẽ, trong thời đại toàn cầu hóa đầy khốc liệt này, khi khát vọng quyền lực và đồng đô la xanh luôn chấp chới trong mỗi giấc mơ của phần đông nhân loại thì việc chúng ta cất lên một câu nói, một câu hát, hay viết ra một câu thơ, một lời văn để ca ngợi về tình người càng trở nên quý giá hơn bao giờ hết. Và nếu như đó là tình người của những con người đã từng là kẻ thù của nhau, đã từng “tìm để giết nhau” lại càng trở nên vĩ đại biết bao. Khi tiếng vọng của những trái tim đó tìm đến được với nhau, không chỉ đơn giản là họ đã vượt qua khoảng cách về không gian thời gian mà họ đã vượt qua sự khác biệt về văn hóa. Điều quan trọng hơn là họ đã phải tự vượt qua những nỗi đau, sự mất mát, thậm chí đã có lúc là lòng hận thù. Trong một buổi gặp mặt với những người bạn văn chương Việt Nam cách đây đã lâu tại Hà Nội, nhà thơ Kevin Bowen, cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, người cũng góp mặt trong hai cuốn sách mà tôi nhắc ở trên, đã nói: “Thật trớ trêu chúng ta từng là kẻ thù, tìm để giết nhau. Bây giờ chúng ta tìm đến nhau để được làm bạn”.
Ngày 28/10/2017 vừa qua tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, tiếng vọng của tình bạn lại khiến cho những con người ở hai bờ đại dương một lần nữa tìm đến nhau trong một ngày cuối thu của Hà Nội. Bên phía những người bạn Mỹ là Tiến sĩ Thomas T Kane, Giám đốc Viện William Joiner, nhà thơ Kevin Bowen, nguyên Giám đốc Viện, nhà thơ Bruce Weigl, nhà thơ Nguyễn Bá Chung, bà Phan Thị Ngọc Chấn, Giám đốc thư viện Trường đại học Harvard. Bên phía những người bạn Việt Nam có nhà thơ Hữu Thỉnh Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; các phó chủ tịch: nhà văn Nguyễn Trí Huân, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ Trần Đăng Khoa; nhà văn Khuất Quang Thụy, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn, cùng đông đảo các nhà văn nhà thơ đến dự.
Thay mặt Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh nhiệt liệt chào đón các nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa Mỹ đến từ Trung tâm William Joiner. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam là một trong những cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại, để lại nhiều đau thương mất mát cho dân tộc Việt Nam. Một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để hàn gắn những nỗi đau đó. Và rồi người dân Việt Nam đã vượt qua nỗi đau đó bằng nghị lực phi thường của mình, bằng sự giúp đỡ của bè bạn khắp năm châu, trong đó có cả những người bạn Mỹ đang ngồi đây. 30 năm qua Viện William Joiner đã làm tất cả những gì có thể để hàn gắn vết thương chiến tranh đó, để những người bạn Việt Mỹ xích lại gần nhau. Ở đây có sự mẫn cảm của những người cầm bút. Có thể nói các nhà văn Việt, Mỹ đã đi trước con đường ngoại giao một bước. Họ đã biết chọn con đường văn hóa là con đường ngắn nhất để làm công việc hàn gắn những đau thương của chiến tranh. Nhà thơ Hữu Thỉnh khẳng định: “Chúng ta không phải là những kẻ háo danh muốn đi trước lịch sử, mà đơn giản chỉ là những người muốn thúc đẩy lịch sử, sau khi đã được lương tâm sáng suốt mách bảo rằng, ý tưởng thiết lập cây cầu giữa hai dân tộc là hoàn toàn chính xác, lương thiện”. Nhà thơ Hữu Thỉnh nhắc lại câu nói của cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng khi nói về những người bạn Mỹ: “Biến kẻ thù trong một ngày trở thành những người bạn vĩnh viễn”. Một lần nữa ông bày tỏ sự vui mừng chào đón những người bạn Mỹ, những sứ giả của hòa bình. Ông mong rằng quan hệ của Viện William Joiner và Hội Nhà văn Việt Nam ngày càng phát triển, bền chặt hơn nữa, cuộc gặp gỡ lần này cũng là dấu mốc quan trọng trong quá trình 30 năm quan hệ của hai tổ chức.
Thay mặt Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đọc bài viết của mình với tựa đề “Con đường của cái đẹp và tình yêu con người”, cũng có thể xem như bản báo cáo về quá trình hình thành, hợp tác, phát triển giữa Viện William Joiner với Hội Nhà văn Việt Nam trong suốt 30 năm qua. Một chặng đường đầy gian lao, thậm chí có thời khắc nguy hiểm đến tính mạng, bởi vẫn còn quá nhiều những suy nghĩ cực đoan, hận thù chất chứa, nhưng đó cũng là chặng đường có nhiều tiếng cười, nhiều tình người, một chặng đường dài đã hàn gắn những đau thương để biến kẻ thù thành những người bạn thân tình. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã nhắc lại thời khắc đầu tiên của hơn 30 năm trước, năm 1986, khi nhà thơ Kevin Bowen, một cựu binh Mỹ đã trở lại Việt Nam lần đầu tiên sau khi chiến tranh kết thúc, khi đó ông là Giám đốc Trung tâm William Joiner nay là Viện William Joiner. Người cựu binh đó đến Hội Nhà văn Việt Nam với một tình yêu dành cho con người và văn hóa xứ sở này. Để rồi một năm sau, một người lính, một nhà văn Việt Nam đầu tiên đã đặt chân lên đất Mỹ. Năm 1991, tại khu biệt thự Tây Hồ, Hà Nội, cũng vào một ngày thu hoa sen Hồ Tây nở rộ, cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa các nhà văn cựu binh Mỹ và Việt Nam đã diễn ra, với những cái tên như: Chính Hữu, Hữu Mai, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Lê Lựu, Nguyễn Duy, Lê Minh Khuê, Kevin Bowen, Bruce Weigl, Tim Obrien, Yusef Komuniakaa, Philp Caputo, Larry Heiman…..Kể từ đó đến nay, họ trở thành những người thường xuyên vượt biển để đến với nhau bằng một tình bạn thân ái. Từ Trung tâm William Joiner ở Boston, các nhà văn nhà thơ Việt Nam đã tỏa đi khắp nước Mỹ để giao lưu và đọc tác phẩm của họ. Rồi tác phẩm của họ xuất hiện nhiều hơn trên các tạp chí văn chương của Mỹ để từ đó người dân Mỹ được thấy một vẻ đẹp thẳm sâu và lộng lẫy của của văn hóa, văn chương chứ không phải một Việt Nam của chiến tranh của bom đạn và của chết chóc mà họ đã từng biết.
Nhà thơ Hữu Thỉnh đã thay mặt cho Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tặng kỉ niệm chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam cho Tiến sĩ Thomas T Kane, nhà thơ, tiến sĩ Kevin Bowen, nhà thơ, tiến sĩ Bruce Weigl, nhà thơ giáo sư Nguyễn Bá Chung để ghi nhận những đóng góp của của họ trên chặng đường hợp tác phát triển giữa Viện William Joiner và Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà thơ Kevin Bowen chia sẻ, ông rất vinh dự khi được làm bạn với các nhà văn Việt Nam. Hơn ba mươi năm qua, những người làm công tác hàn gắn đã vượt qua nhiều khó khăn, thậm chí bị tấn công. Mới đầu họ làm công việc này một cách thầm lặng, mãi đến những năm sau này mới được chính phủ Mỹ ủng hộ. Những khó khăn đó càng giúp cho những người bạn Việt Mỹ xích lại gần nhau hơn. Bởi đây là công việc xuất phát từ trái tim, từ tấm lòng, từ tình yêu thương. Các nhà văn Mỹ cảm thấy mình tốt hơn lên khi được học hỏi, làm bạn với các nhà văn Việt Nam.
Trong dịp kỉ niệm 30 năm chương trình hội thảo của các nhà văn Mỹ và Việt Nam, chính quyền thành phố Boston bang Massachusetts đã công bố quyết định của Thị trưởng thành phố vinh danh nhà thơ Kevin Bowen cho những gì ông đã làm suốt mấy chục năm qua trên cương vị Giám đốc Trung tâm William Joiner. Quyết định có đoạn viết: “Tôi Martin J Walsh, Thị trưởng thành phố Boston nhiệt liệt ủng hộ việc tạo ra “Ngày Kevin Bowen” để ghi nhận những việc làm quan trọng của ông, và sau đây tuyên bố ngày 27/6/2017 là ngày Kevin Bowen tại thành phố Boston”. Trong bản quyết định đó đã đưa ra một lý do quan trọng để thị trưởng thành phố quyết định có ngày Kevin Bowen là: “Dưới sự lãnh đạo của ông, Viện William Joiner đã in dịch được 14 tập thơ, tuyển thơ, tiểu thuyết của các nhà văn nhà thơ Việt Nam. Đây là số lượng lớn nhất mà một tổ chức đã làm được trên thế giới. Thực hiện sứ mệnh này, Kevin Bowen đã làm cho nước Mỹ hiểu một cách sâu sắc hơn nền văn học và văn hóa Việt Nam, một kẻ thù cũ”.
Tiến sĩ Thomas T Kane đã nói sơ qua về quá trình hình thành cũng như hoạt động của Viện William Joiner tại Việt Nam và các nước khác. Trung tâm William Joiner doWilliam Joiner thành lập vào năm 1982, sau này phát triển thành một khoa nghiên cứu hậu quả chiến tranh của trường đại học Massachusetts. Sau khi William Joiner mất nhà thơ Kevin Bowen đứng ra làm Giám đốc Trung tâm. Sau này Trung tâm chuyển thành Viện. 30 năm qua đã có gần 100 nhà văn nhà thơ Việt Nam đến Viện William Joiner và họ đã cùng nhau tham gia hàn gắn vết thương chiến tranh. Sự hợp tác giữa Hội Nhà văn Việt Nam và Viện William Joiner là bài học đẹp cho những mối quan hệ hợp tác khác. Những gì mà hai bên đã làm được, đã cùng nhau vuượt qua sẽ giúp chúng ta tiếp tục trên con đường hợp tác ngày càng tốt đẹp và bền chặt hơn.
Các nhà văn nhà thơ Hà Minh Đức, Vũ Quần Phương, Lê Minh Khuê, Trần Đăng Khoa, Hoàng Vũ Thuật, Chu Lai, họa sĩ Lê Trí Dũng đã kể lại những kỉ niệm khi đến thăm nước Mỹ, cũng như bày tỏ tình cảm của mình với những người bạn Mỹ. Nhà văn Chu Lai gọi những người lính Mỹ là những người đánh trận đầy duy cảm, đánh yếu đuối, đánh như những anh chàng thư sinh, hễ thua trận là khóc. Gặp lại nhau đây thật là xúc động, gợi lại kỉ niệm một thời nhưng vô vi và trong sáng, chỉ để làm quý trọng nhau hơn mà thôi. Nhà thơ Trần Nhương đã tặng đoàn nhà văn Mỹ những bức kí họa nhanh ngay tại cuộc Hội thảo, mang lại không khí vui vẻ cho mọi người.
Nhà văn Bruce Weigl lại có một tình yêu vô cùng đặc biệt với Việt Nam. Ông yêu con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam, các món ăn Việt Nam đặc biệt là nước mắm. Ông đã từng mua cá về nhà để tự làm nước mắm. Rồi một ngày xe cảnh sát hú còi inh ỏi bao vây ngôi nhà ông, vì nó bốc ra mùi xác thối. Hóa ra ông nhà thơ của chúng ta ướp cá làm nước mắm nhưng không đúng cách nên đã bị hỏng. Vì tình yêu nước mắm đó mà ông được công ty nước mắm Thanh Hà tại Phú Quốc mời làm đại diện tại Mỹ. Bruce Weigl bộc bạch, sự giao lưu văn học Việt Mỹ suốt 30 năm qua đã giúp ông trưởng thành hơn trên con đường văn chương của mình. Các nhà văn Việt Mỹ cần phải hoạt động tích cực hơn nữa để cho mối quan hệ hai bên ngày càng tốt đẹp hơn.
Ông Bùi Thế Giang, một cán bộ ngoại giao, là nhân chứng cho mối quan hệ này ngay từ ngày đầu tiên cũng đã lên ôn lại những kỉ niệm thuở ban đầu đó. Ông Giang cũng khẳng định chặng đường phía trước sẽ còn rất nhiều khó khăn trở ngại với những bối cảnh chính trị trước mắt.
Tổng kết buổi Hội thảo, nhà thơ Hữu Thỉnh một lần nữa nhiệt liệt chào đón các nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa Mỹ đã một lần nữa đến thăm Việt Nam. Ông mong rằng mối quan hệ đó ngày càng tốt đẹp hơn, mang lại nhiều đóng góp cho sự hợp tác phát triển văn hoá nói chung, văn học nói riêng giữa hai quốc gia. Cuộc gặp mặt đầy ý nghĩa giữa những người bạn ở hai nền văn hóa khác nhau, từng xem nhau là kẻ thù, vào một ngày cuối thu se lạnh của Hà Nội đã kết thúc trong tình bạn thắm thiết, giản dị. Họ ôm nhau mừng rỡ và lưu luyến, cùng nhau chụp ảnh kỉ niệm.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn VN gắn kỷ niệm chương vì VHNT cho các nhà văn Mỹ
Cả hai tập sách là những sáng tác, bài viết dành tình cảm cho những người bạn văn chương từng được xem là kẻ thù của mình. Thế mới biết ở hai bờ đại dương mênh mông là hai quốc gia từng chất chứa đầy hận thù, từng đem bom dội lên đầu nhau, từng lạnh lùng chĩa nòng súng về phía nhau, vậy mà hôm nay ở hai bờ đại dương đó lại có những trái tim đang thổn thức nghĩ về nhau với một tình bạn chân thành và giản dị. Ở hai bờ đại dương đó đang ngày đêm ngân vang tiếng vọng, đó là tiếng vọng của tình yêu, tiếng vọng của những điều nhân văn cao cả, là tiếng vọng của lòng nhân ái, của những trái tim yêu chuộng hòa bình, của những tấm lòng sẻ chia với đồng loại, tiếng vọng của những con người cầm bút và giờ đây nó trở thành tiếng vọng của tình bạn. Những tiếng vọng như vậy giúp chúng ta nuôi dưỡng tâm hồn mình, nuôi dưỡng nền hòa bình vốn mong manh của thế giới. Hãy đi đến tận cùng của sự sáng tạo, ta sẽ được gặp chính mình. Và, hãy đi đến tận cùng của tình yêu ta cũng sẽ được gặp chính mình. Có lẽ, trong thời đại toàn cầu hóa đầy khốc liệt này, khi khát vọng quyền lực và đồng đô la xanh luôn chấp chới trong mỗi giấc mơ của phần đông nhân loại thì việc chúng ta cất lên một câu nói, một câu hát, hay viết ra một câu thơ, một lời văn để ca ngợi về tình người càng trở nên quý giá hơn bao giờ hết. Và nếu như đó là tình người của những con người đã từng là kẻ thù của nhau, đã từng “tìm để giết nhau” lại càng trở nên vĩ đại biết bao. Khi tiếng vọng của những trái tim đó tìm đến được với nhau, không chỉ đơn giản là họ đã vượt qua khoảng cách về không gian thời gian mà họ đã vượt qua sự khác biệt về văn hóa. Điều quan trọng hơn là họ đã phải tự vượt qua những nỗi đau, sự mất mát, thậm chí đã có lúc là lòng hận thù. Trong một buổi gặp mặt với những người bạn văn chương Việt Nam cách đây đã lâu tại Hà Nội, nhà thơ Kevin Bowen, cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, người cũng góp mặt trong hai cuốn sách mà tôi nhắc ở trên, đã nói: “Thật trớ trêu chúng ta từng là kẻ thù, tìm để giết nhau. Bây giờ chúng ta tìm đến nhau để được làm bạn”.
Ngày 28/10/2017 vừa qua tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, tiếng vọng của tình bạn lại khiến cho những con người ở hai bờ đại dương một lần nữa tìm đến nhau trong một ngày cuối thu của Hà Nội. Bên phía những người bạn Mỹ là Tiến sĩ Thomas T Kane, Giám đốc Viện William Joiner, nhà thơ Kevin Bowen, nguyên Giám đốc Viện, nhà thơ Bruce Weigl, nhà thơ Nguyễn Bá Chung, bà Phan Thị Ngọc Chấn, Giám đốc thư viện Trường đại học Harvard. Bên phía những người bạn Việt Nam có nhà thơ Hữu Thỉnh Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; các phó chủ tịch: nhà văn Nguyễn Trí Huân, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ Trần Đăng Khoa; nhà văn Khuất Quang Thụy, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn, cùng đông đảo các nhà văn nhà thơ đến dự.
Thay mặt Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh nhiệt liệt chào đón các nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa Mỹ đến từ Trung tâm William Joiner. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam là một trong những cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại, để lại nhiều đau thương mất mát cho dân tộc Việt Nam. Một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để hàn gắn những nỗi đau đó. Và rồi người dân Việt Nam đã vượt qua nỗi đau đó bằng nghị lực phi thường của mình, bằng sự giúp đỡ của bè bạn khắp năm châu, trong đó có cả những người bạn Mỹ đang ngồi đây. 30 năm qua Viện William Joiner đã làm tất cả những gì có thể để hàn gắn vết thương chiến tranh đó, để những người bạn Việt Mỹ xích lại gần nhau. Ở đây có sự mẫn cảm của những người cầm bút. Có thể nói các nhà văn Việt, Mỹ đã đi trước con đường ngoại giao một bước. Họ đã biết chọn con đường văn hóa là con đường ngắn nhất để làm công việc hàn gắn những đau thương của chiến tranh. Nhà thơ Hữu Thỉnh khẳng định: “Chúng ta không phải là những kẻ háo danh muốn đi trước lịch sử, mà đơn giản chỉ là những người muốn thúc đẩy lịch sử, sau khi đã được lương tâm sáng suốt mách bảo rằng, ý tưởng thiết lập cây cầu giữa hai dân tộc là hoàn toàn chính xác, lương thiện”. Nhà thơ Hữu Thỉnh nhắc lại câu nói của cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng khi nói về những người bạn Mỹ: “Biến kẻ thù trong một ngày trở thành những người bạn vĩnh viễn”. Một lần nữa ông bày tỏ sự vui mừng chào đón những người bạn Mỹ, những sứ giả của hòa bình. Ông mong rằng quan hệ của Viện William Joiner và Hội Nhà văn Việt Nam ngày càng phát triển, bền chặt hơn nữa, cuộc gặp gỡ lần này cũng là dấu mốc quan trọng trong quá trình 30 năm quan hệ của hai tổ chức.
Thay mặt Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đọc bài viết của mình với tựa đề “Con đường của cái đẹp và tình yêu con người”, cũng có thể xem như bản báo cáo về quá trình hình thành, hợp tác, phát triển giữa Viện William Joiner với Hội Nhà văn Việt Nam trong suốt 30 năm qua. Một chặng đường đầy gian lao, thậm chí có thời khắc nguy hiểm đến tính mạng, bởi vẫn còn quá nhiều những suy nghĩ cực đoan, hận thù chất chứa, nhưng đó cũng là chặng đường có nhiều tiếng cười, nhiều tình người, một chặng đường dài đã hàn gắn những đau thương để biến kẻ thù thành những người bạn thân tình. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã nhắc lại thời khắc đầu tiên của hơn 30 năm trước, năm 1986, khi nhà thơ Kevin Bowen, một cựu binh Mỹ đã trở lại Việt Nam lần đầu tiên sau khi chiến tranh kết thúc, khi đó ông là Giám đốc Trung tâm William Joiner nay là Viện William Joiner. Người cựu binh đó đến Hội Nhà văn Việt Nam với một tình yêu dành cho con người và văn hóa xứ sở này. Để rồi một năm sau, một người lính, một nhà văn Việt Nam đầu tiên đã đặt chân lên đất Mỹ. Năm 1991, tại khu biệt thự Tây Hồ, Hà Nội, cũng vào một ngày thu hoa sen Hồ Tây nở rộ, cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa các nhà văn cựu binh Mỹ và Việt Nam đã diễn ra, với những cái tên như: Chính Hữu, Hữu Mai, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Lê Lựu, Nguyễn Duy, Lê Minh Khuê, Kevin Bowen, Bruce Weigl, Tim Obrien, Yusef Komuniakaa, Philp Caputo, Larry Heiman…..Kể từ đó đến nay, họ trở thành những người thường xuyên vượt biển để đến với nhau bằng một tình bạn thân ái. Từ Trung tâm William Joiner ở Boston, các nhà văn nhà thơ Việt Nam đã tỏa đi khắp nước Mỹ để giao lưu và đọc tác phẩm của họ. Rồi tác phẩm của họ xuất hiện nhiều hơn trên các tạp chí văn chương của Mỹ để từ đó người dân Mỹ được thấy một vẻ đẹp thẳm sâu và lộng lẫy của của văn hóa, văn chương chứ không phải một Việt Nam của chiến tranh của bom đạn và của chết chóc mà họ đã từng biết.
Nhà thơ Hữu Thỉnh đã thay mặt cho Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tặng kỉ niệm chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam cho Tiến sĩ Thomas T Kane, nhà thơ, tiến sĩ Kevin Bowen, nhà thơ, tiến sĩ Bruce Weigl, nhà thơ giáo sư Nguyễn Bá Chung để ghi nhận những đóng góp của của họ trên chặng đường hợp tác phát triển giữa Viện William Joiner và Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà thơ Kevin Bowen chia sẻ, ông rất vinh dự khi được làm bạn với các nhà văn Việt Nam. Hơn ba mươi năm qua, những người làm công tác hàn gắn đã vượt qua nhiều khó khăn, thậm chí bị tấn công. Mới đầu họ làm công việc này một cách thầm lặng, mãi đến những năm sau này mới được chính phủ Mỹ ủng hộ. Những khó khăn đó càng giúp cho những người bạn Việt Mỹ xích lại gần nhau hơn. Bởi đây là công việc xuất phát từ trái tim, từ tấm lòng, từ tình yêu thương. Các nhà văn Mỹ cảm thấy mình tốt hơn lên khi được học hỏi, làm bạn với các nhà văn Việt Nam.
Trong dịp kỉ niệm 30 năm chương trình hội thảo của các nhà văn Mỹ và Việt Nam, chính quyền thành phố Boston bang Massachusetts đã công bố quyết định của Thị trưởng thành phố vinh danh nhà thơ Kevin Bowen cho những gì ông đã làm suốt mấy chục năm qua trên cương vị Giám đốc Trung tâm William Joiner. Quyết định có đoạn viết: “Tôi Martin J Walsh, Thị trưởng thành phố Boston nhiệt liệt ủng hộ việc tạo ra “Ngày Kevin Bowen” để ghi nhận những việc làm quan trọng của ông, và sau đây tuyên bố ngày 27/6/2017 là ngày Kevin Bowen tại thành phố Boston”. Trong bản quyết định đó đã đưa ra một lý do quan trọng để thị trưởng thành phố quyết định có ngày Kevin Bowen là: “Dưới sự lãnh đạo của ông, Viện William Joiner đã in dịch được 14 tập thơ, tuyển thơ, tiểu thuyết của các nhà văn nhà thơ Việt Nam. Đây là số lượng lớn nhất mà một tổ chức đã làm được trên thế giới. Thực hiện sứ mệnh này, Kevin Bowen đã làm cho nước Mỹ hiểu một cách sâu sắc hơn nền văn học và văn hóa Việt Nam, một kẻ thù cũ”.
Tiến sĩ Thomas T Kane đã nói sơ qua về quá trình hình thành cũng như hoạt động của Viện William Joiner tại Việt Nam và các nước khác. Trung tâm William Joiner doWilliam Joiner thành lập vào năm 1982, sau này phát triển thành một khoa nghiên cứu hậu quả chiến tranh của trường đại học Massachusetts. Sau khi William Joiner mất nhà thơ Kevin Bowen đứng ra làm Giám đốc Trung tâm. Sau này Trung tâm chuyển thành Viện. 30 năm qua đã có gần 100 nhà văn nhà thơ Việt Nam đến Viện William Joiner và họ đã cùng nhau tham gia hàn gắn vết thương chiến tranh. Sự hợp tác giữa Hội Nhà văn Việt Nam và Viện William Joiner là bài học đẹp cho những mối quan hệ hợp tác khác. Những gì mà hai bên đã làm được, đã cùng nhau vuượt qua sẽ giúp chúng ta tiếp tục trên con đường hợp tác ngày càng tốt đẹp và bền chặt hơn.
Các nhà văn nhà thơ Hà Minh Đức, Vũ Quần Phương, Lê Minh Khuê, Trần Đăng Khoa, Hoàng Vũ Thuật, Chu Lai, họa sĩ Lê Trí Dũng đã kể lại những kỉ niệm khi đến thăm nước Mỹ, cũng như bày tỏ tình cảm của mình với những người bạn Mỹ. Nhà văn Chu Lai gọi những người lính Mỹ là những người đánh trận đầy duy cảm, đánh yếu đuối, đánh như những anh chàng thư sinh, hễ thua trận là khóc. Gặp lại nhau đây thật là xúc động, gợi lại kỉ niệm một thời nhưng vô vi và trong sáng, chỉ để làm quý trọng nhau hơn mà thôi. Nhà thơ Trần Nhương đã tặng đoàn nhà văn Mỹ những bức kí họa nhanh ngay tại cuộc Hội thảo, mang lại không khí vui vẻ cho mọi người.
Nhà văn Bruce Weigl lại có một tình yêu vô cùng đặc biệt với Việt Nam. Ông yêu con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam, các món ăn Việt Nam đặc biệt là nước mắm. Ông đã từng mua cá về nhà để tự làm nước mắm. Rồi một ngày xe cảnh sát hú còi inh ỏi bao vây ngôi nhà ông, vì nó bốc ra mùi xác thối. Hóa ra ông nhà thơ của chúng ta ướp cá làm nước mắm nhưng không đúng cách nên đã bị hỏng. Vì tình yêu nước mắm đó mà ông được công ty nước mắm Thanh Hà tại Phú Quốc mời làm đại diện tại Mỹ. Bruce Weigl bộc bạch, sự giao lưu văn học Việt Mỹ suốt 30 năm qua đã giúp ông trưởng thành hơn trên con đường văn chương của mình. Các nhà văn Việt Mỹ cần phải hoạt động tích cực hơn nữa để cho mối quan hệ hai bên ngày càng tốt đẹp hơn.
Ông Bùi Thế Giang, một cán bộ ngoại giao, là nhân chứng cho mối quan hệ này ngay từ ngày đầu tiên cũng đã lên ôn lại những kỉ niệm thuở ban đầu đó. Ông Giang cũng khẳng định chặng đường phía trước sẽ còn rất nhiều khó khăn trở ngại với những bối cảnh chính trị trước mắt.
Tổng kết buổi Hội thảo, nhà thơ Hữu Thỉnh một lần nữa nhiệt liệt chào đón các nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa Mỹ đã một lần nữa đến thăm Việt Nam. Ông mong rằng mối quan hệ đó ngày càng tốt đẹp hơn, mang lại nhiều đóng góp cho sự hợp tác phát triển văn hoá nói chung, văn học nói riêng giữa hai quốc gia. Cuộc gặp mặt đầy ý nghĩa giữa những người bạn ở hai nền văn hóa khác nhau, từng xem nhau là kẻ thù, vào một ngày cuối thu se lạnh của Hà Nội đã kết thúc trong tình bạn thắm thiết, giản dị. Họ ôm nhau mừng rỡ và lưu luyến, cùng nhau chụp ảnh kỉ niệm.
Nguồn: Văn Nghệ
Phạm Thúy Quỳnh đưa bài