Song ngữ thường được coi như những dạng nhất định của quá trình đồng hoá về ngôn ngữ, là nhịp cầu gắn kết và truyền tải những thông điệp, tình cảm giữa các vùng miền dân tộc. Đối với tập thơ Tiếng lòng của tác giả Đinh Thị Hợp – tập thơ song ngữ Việt – Mường, như tiếng nói trong trẻo, hồn nhiên của một tâm hồn ấm áp và giản dị. Việc chuyển thể thơ song ngữ thực chất không còn mới mẻ nhưng đối với song ngữ Việt – Mường thì là tín hiệu khá đặc biệt. Bởi lẽ, việc phiên âm từ tiếng Việt sang tiếng Mường và ngược lại không phải là chuyện dễ. Tác giả phải có quá trình chọn lọc từ ngữ, âm điệu vừa tinh tế lại truyền tải tất cả tâm tư tình cảm của người viết đến với độc giả.

Đối với tập thơ Tiếng lòng (Thiểng long) của Đinh Thị Hợp điều đáng ghi nhận là những nét hiện thực, chân thành, hầu hết các bài thơ đều viết về cuộc sống, tình yêu, con người Mường trong thời đại hiện nay, giống như một kiểu kể chuyện bằng thơ nhưng lại rất có duyên có tình.

Cái lo là cái lo là

Cái thương luồn chỉ khâu ta với mình.

Cải lò là cải lò la

Cải thường xó chí khầu hà vởi mông”.

Trong thời đại hiện nay, việc giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em trong nước, cần thiết lắm những tác phẩm song ngữ như thế. Đọc Tiếng lòng (Thiểng long) của Đinh Thị Hợp đọng lại trong ta những chiều kích, cung bậc cảm xúc mới mẻ, thú vị.

Công ty Truyền thông Hà Thế liên kết với NXB Hội nhà văn, 2013

Tên sách: Tiếng lòng (Thiểng long)

Tác giả: Đinh Thị Hợp

Thể loại: Thơ song ngữ Việt – Mường

Khổ sách:  12 x 20 cm

Số trang:  119 trang

Trình bày bìa: Nguyễn Anh Vũ

Exit mobile version