Nước mưa, nước mặt và nước dưới đất là tài nguyên vô cùng quí giá,
không thể thiếu được đối với tất cả các quốc gia.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vào mùa mưa
nước thì nhiều, nhiều đến nỗi làm ngập lụt khắp mọi nơi, nhưng hết mưa là
thiếu nước hạn hán, khan hiếm nước lại diễn ra từ thành phố đến các vùng
nông thôn và miền núi, mùa mưa thì lo chống lụt mùa khô thì lo chống hạn.
Nghịch lý này diễn ra hàng trăm năm nay cho đến bây giờ vẫn là vấn đề
nóng bỏng. Vì vậy việc điều phối tài nguyên nước, sử dụng và lưu trữ được
nước mưa, nước mặt vào lòng đất để khai thác sử dụng vào mùa khô, đặc
biệt ở các thành phố lớn của Việt Nam là một việc làm rất cần thiết. Hãy làm
một cuộc cách mạng về nhận thức của quảng đại quần chúng về khai thác và
sử dụng nguồn tài nguyên nước mưa – nguồn tài nguyên có sẵn và rẻ tiền,
quản lý và phát triển nguồn tài nguyên nước để có nước sử dụng quanh năm.
Những giải pháp thu gom nước mưa từ mái nhà, đường phố thoát nước vào
lòng đất đã được xây dựng ở hầu khắp các thành phố của Anh, Mỹ, Úc, Đan
Mạch, Hà Lan, đặc biệt ở Ấn Độ, Banglades, Neepan, Hawai – những nước
có điều kiện khí hậu, mưa nhiều tương tự như ở Việt Nam. Nguồn cung cấp
nước mưa cho TP Hà Nội có quan hệ thủy lực với sông Hồng, sông Đuống.
trong khi đó các giếng khai thác nước lại phân bố xa sông, tập trong các
quân nội thành làm mực nước dước đất ngày càng bị hạ thấp. Thêm vào đó
Hà Nội nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, lượng mưa cao nhưng
phân bố không đều cả theo không gian lẫn thời gian. 70-90% tổng lượng
mưa tập trung vào mùa mưa với cường độ lớn làm cho thành phố thường
xuyên bị úng ngập, đặc biệt trong các quận nội thành. Như vậy ở đây đang
diễn ra hai bức tranh trái ngược nhau: Trên mặt thì dư thừa nước mỗi khi
mưa đến, thoát không kịp làm ngập đường phố. Dưới lòng đất thì tầng chứa
nước đang bị tháo khô vì mực nước ngầm đang bị hạ thấp do khai thác nước
quá mức đang bị sụt lún, đặc biệt ở các khu đô thị, nhà cao tầng.
Ở các tỉnh miền núi hay duyên hải và cao nguyên Nam Trung Bộ, nghịch
lý này cũng diễn ra. Trong khi mùa mưa thì lượng nước quá lớn gây nên lũ
ống, lũ quét, ngập nước… thì mùa hạn lại thiếu nước trầm trọng cho sinh
hoạt, canh tác, sản xuất. Vậy nên, chính thói quen không khai thác, sử dụng
nguồn nước sẵn có và rẻ tiền đẫn đến điệp khúc mỗi năm, từ Trung ương
đến địa phương mùa mưa thì lo chống lụt, mùa mưa thì lo chống hạn.
Trên thế giới và nhiều nước khu vực châu Á biện pháp này đã được ứng
dụng từ lâu và hiệu quả cao. Tuy nhiên ở Việt Nam, sau hàng chục năm
được đề xuất, nó cũng chỉ dừng ở việc thí nghiệm. Người đầu tiên đề xuất
giải pháp này là TS. Võ Công Nghiệp thuộc hội địa chất Việt Nam vào năm
1998. Theo ông việc nạp thêm các nguồn nước từ bên ngoài ( nước mưa,
nước mặt) vào các tầng chứa nước sẵn hoặc vào các tầng đất đá có khả năng
trữ nước có thể bù lại lượng nước ngầm bị tiêu hao do nguyên nhân tự nhiên
(tiêu thoát tự nhiên, bốc hơi ngầm…) hoặc nhân tạo (khai thác quá mức,
phá rừng làm mất nguồn cung cấp nước…). Nhờ đó, nước ngầm được dự
trữ nhiều hơn, giúp điều tiết nguồn nước giữa mùa mưa và mùa khô, ngăn
chặn xâm mặn hay các chất thải độc hại; tạo cân bằng áp lực trong lòng đất,
chống sụt lún bề mặt do khai thác nước ngầm hay do tháo khô mỏ, cải thiện
chất lượng nguồn nước sẵn có trong lòng đất…
Theo PGS.TS Đoàn Văn Cánh, trường ĐH Mỏ – Địa chất, phương pháp thu
gom nước mưa từ mái nhà là phương pháp lý tưởng dành cho những khu
chung cư mà ở đó mặt đật bị bê tông hóa không thấm nước và một lượng
nước lớn chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn sau những trận mưa
lớn.
Nước mưa thu từ mái nhà có thể đưa trực tiếp vào giếng khoan (có chiều sâu
dưới mực nước ngầm) trong tầng chứa nước không áp hoặc dưới mái tầng
chứa nước có áp. “Tại Hà Nội tầng chứa nước đang được khai thác sử dụng
là tầng chứa nước có áp, nhưng trong giới hạn hình phễu hạ áp, và chúng
ta hoàn toàn thoát nước xuống đó được. Việc này đã được chúng tôi chứng
minh bằng công tác khoan đào, đổ nước thí nghiệm” – PGS Đoàn Văn Cánh
khẳng định.
Phương pháp này cũng đã được thí nghiệm tại thị xã Bảo Lộc (Lâm Đồng),
tại Bình Thuận và trường ĐH Mỏ – Địa chất. Công trình tại Bảo Lộc cho
thấy, trận mưa to nhất có thể thoát được 30m3/h, giảm hẳn lượng nước chảy
trên mặt đất. PGS Đoàn Văn Cánh kiến nghị: Với những kết quả đó, mong
Sở Tài nguyên – Môi trường cần nhanh chóng đánh giá tác động của đề tài,
Sở Quy hoạch kiến trúc và Sở Xây dựng theo đó sẽ xây dựng những hệ
thống thoát nước như trên để đưa nước mưa vào lòng đất. Tận dụng nguồn
nước mưa để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt là giải pháp hay được
nhiều nhà khoa học khuyến cáo sử dụng khi mà nguồn nước mặt, nước ngầm
ở nước ta đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt.


Hình ảnh: Xây dựng mô hình thử nghiệm thu gom nước mưa lưu trữ trong tầng chứa
nước đá bazan ở Bảo Lộc Tỉnh Lâm Đồng

Chất lượng nước mưa tốt –nên tận dụng

Nguồn nước mưa vốn được sử dụng cho sinh hoạt từ xưa. Khi có nguồn
nước máy, các đô thị dường nhu bỏ quên nguồn nước này.
Theo thống kê của Bộ TN&MT, nước ta có lượng mưa khá lớn, khoảng
1976mm/năm, cao hơn rất nhiều lần lượng mưa trung bình của nhiều nước
trên thế giới và châu Á. Theo nhận định của các chuyên gia, chất lượng nước
mưa hiện còn khá tốt.
Khảo sát tại 12 trạm quan trắc chất lượng nước mưa tại TP.HCM với 54
mẫu hứng trực tiếp cho thấy, chất lượng nước mưa khá mềm, nồng độ nitrat,
sunphat… đều nằm trong tiêu chuẩn về nước ăn uống.
Còn theo PGS.TS. Đoàn Văn Cánh, Chủ tịch Hội Địa chất Thủy văn Việt
Nam, nước mưa rất sạch và hiện tượng mưa axit là không có. Theo tài liệu
phân tích của Trung tâm Quan trắc (Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài
nguyên nước – Bộ TN&MT) cũng như Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc
gia, tổng khoáng hóa của nước sạch Hà Nội đang sử dụng là 350mg/l thì
nước mưa chỉ từ 50 -70mg/l. Vì thế nên tích trữ nước mưa để dùng trong lúc
Nhà nước hay thành phố chưa cấp nước đủ cho dân. Đối với khu nhà cao
tầng có thể tích nước mưa cho toàn bộ khu dùng…

Quy hoạch bể chứa nước mưa –giải pháp hay

Theo đó, đối với các công trình công cộng cần phải đưa việc xây bể nước
mưa là yêu cầu bắt buộc khi nghiệm thu các dự án. “Bể nước mưa được đặt
bên cạnh bể nước máy và có sự kết nối với nhau khi hệ thống này hết nước.
Nước mưa trong các công trình công cộng có thể được sử dụng để cứu hỏa,
chống ngập úng cho thành phố. Đặc biệt, thành phố có thể nghiêm cứu xây
một số bể chứa nước mưa lớn dưới các nơi sinh hoạt công cộng đông người
như các bãi đỗ xe, nhà văn hóa, công viên”.
Trước hết, có thể tiến hành xây dựng các bể nước mưa tại các công trình
công cộng, văn phòng, chung cư, tòa nhà cao tầng. Bên cạnh mục đích ăn
uống, nước mưa trong đô thị có thể được sử dụng cho các mục đích không
yêu cầu chất lượng cao như tưới cây, dội nhà vệ sinh, rửa xe, dự trữ nước
chữa cháy và các mục đích khác…
Còn đối với các hộ gia đình, so với nước máy, sử dụng nước mưa có giá
thành thấp hơn nhiều. Mỗi hộ gia đình có thể xây bể tích nước mưa bằng bê
tông, inox, nhựa, nilong, bể ngầm hoặc bể nổi hoặc để trên ban công. Ở gia
đình, với mức sử dụng nước không nhiều chỉ cần sử dụng một cột vi lọc, với
giá thành khoảng một triệu đồng có thể sử dụng nước mưa để ăn uống, sinh
hoạt.
PSG.TS. Đoàn Văn Cánh cho rằng, đối với chung cư khoảng 50 – 60 tầng
nếu làm bể nước mưa hàng nghìn m3, thì sẽ trữ được một lượng nước lớn đủ
để cung cấp trong một thời gian tương đối dài.
Tuy nhiên, để làm được điều đó, theo ông Lê Hữu Thuần, Phó Cục trưởng
Cục Quản lý Tài nguyên nước, cần phải có sự liên kết, phối hợp giữa các
Bộ, ngành địa phương để đưa ra giải pháp bảo vệ hiệu quả nguồn tài nguyên
nước mưa phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và dân sinh.
Tận dụng tốt nguồn nước mưa là giải pháp toàn diện cho vấn đề tài nguyên
nước và môi trường ở đô thị. Những gợi ý của các chuyên gia, nhà khoa học
sẽ phần nào khiến mỗi người dân và các cấp có thẩm quyền có cách nhìn
nhận lại, tích trữ nước mưa để phục vụ cho nhu cầu phát triển hôm nay và
tương lai.

Hương Thi

Exit mobile version