(Hiệu Constant giới thiệu và dịch từ nguyên bản tiếng Pháp)

Jaques Prévert sinh ngày mùng 4 tháng 2 năm 1900, tại thành phố Neuilly-sur-Seine, một thị trấn sang trọng ở ngoại ô thủ đô Paris.

Hồi nhỏ, ông là một cậu bé hạnh phúc và vui vẻ. Miệng luôn cười tươi trong mọi tình huống. Rất hiếm khi ông bỏ lỡ một cuộc vui hay một buổi xiếc nào và rất say mê nghệ thuật sân khấu. Cha ông – một nhà phê bình kịch – quen biết rất nhiều tài tử nên thường dẫn con trai đến hậu trường xem trước khi buổi diễn bắt đầu.

Jacques không muốn biết bất kỳ những gì liên quan đến NHÀ TÙ. Ông không thích các cha xứ và tầng lớp tăng lữ, vì dưới con mắt ông, Nhà Thờ là đại diện cho thứ quyền lực hống hách, cho chủ nghĩa quá khứ tuyệt đối nhất và chủ nghĩa xu thời thiển cận nhất.

Ông thường xuyên theo cha đến thăm những người nghèo và bắt đầu thấy quý mến họ. Từ đây, ông hiểu được những niềm vui và nỗi thống khổ của họ, khám phá ra những vật báu của tình người nồng hậu, của tính tao nhã và của thơ ca, những thứ mà chúng thường ẩn náu tận đáy sâu tâm hồn của những kẻ bần cùng nhất trong xã hội. Từ thời đó, ông đã nhận thấy rằng thế giới này không phải lúc nào cũng tốt, cũng tươi đẹp, nhưng may thay là còn có ước mơ, có sách vở và phim ảnh…

Ông không thích đến trường và thích tự học ngoài đường phố hơn. Nhưng những buổi bỏ học lang thang như vậy cũng không ngăn ông giật được chứng chỉ học đường (tương đương với chứng chỉ tốt nghiệp cấp II bên ta), nhưng điều đó cũng không khiến ông vui sướng cho lắm.

Niềm vui vô tư của những năm đầu đời đã chấm dứt khi ông lên 10 – 11 tuổi, sự thờ ơ đã trở thành một dạng hiểu biết.

Năm 1914, ông bỏ học vĩnh viễn và cố tự kiếm sống. Cùng lúc ấy, chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra với tất cả bạo tàn và dữ dội của nó. Nó khiến ông hãi hùng.

Năm 1920, ông bị ép đầu quân vào Hải quân, nhưng thái độ của ông không được gương mẫu lắm và thường xuyên ông bị phạt tù.

Năm 1922, kết thúc nghĩa vụ quân sự, lúc này ông càng say mê văn học hơn, thường xuyên đến các hiệu sách, gặp gỡ các tác giả.

Năm 1924, ông thích thú khi khám phá ra cuộc cách mạng siêu thực.

Năm 1925, ông gặp gỡ các tác giả thuộc trường phái siêu thực: chống chủ nghĩa xu thời tuyệt đối, thiếu tôn kính hoàn toàn và chính vì thế mà sự vui vẻ luôn chế ngự nơi đây (phố Du Château hay ở quán Café Cyrano). Họ, những người theo phái siêu thực, bắt đầu chơi trò xác chết tuyệt hảo, nguồn cảm hứng tự nhiên. Dẫu vậy, ông không hề xuất bản tác phẩm nào thuộc dòng siêu thực cả.

Cũng thời kỳ đó ông bắt đầu viết kịch bản cho các bài phóng sự về Paris.

Sau khi đã viết một bài phê bình nhằm vào André Breton (thành viên và là người đi đầu của trường phái siêu thực Pháp), có đầu đề Cái chết của một quý ông, thì ông chia tay với phong trao này. Tuy vậy, ông vẫn cho rằng trường phái này đã đóng một vai trò quyết định trong toàn bộ nền văn học mà ông đã theo.

Thực ra, chỉ đến năm 1931 thì tên tuổi nhà thơ Jacques Prévert mới chính thức được công nhận. Một tác giả không hề giống với bất kỳ tác giả nào từ trước đến nay.

Năm 1933, Josephe Kosma hát những bài thơ nổi tiếng nhất của J. Prévert được phổ nhạc như La pêche à la baleine, Barbara, Les feuilles mortes.

J. Prévert viết nhiều kịch bản cho sân khấu. Ông thường chế giễu tầng lớp tăng lữ, quý tộc và quân đội… Và điều đó đã gây nhiều scandale.

Năm 1937, tài năng của ông ngày càng nổi tiếng và được các nhà làm phim chuyên nghiệp thừa nhận. Ông đã viết nhiều kịch bản và lời thoại cho phim. Ông cũng viết nhiều bài cho các tạp chí.

Ngoài ra ông còn viết truyện cho thiếu nhi. Tác phẩm đầu tiên cho thiếu nhi có đầu đề Contes pour les enfants pas sages, xuất bản năm 1945.

Tập Paroles xuất hiện năm 1946 đã thu về rất nhiều thành công.

Bộ phim hoạt hình Le petit soldat, và sau đó là La bergère et le ramoneur đã giật giải Grand Prix International cho phim hoạt hình diễn ra tại Biennale ở Venise (Italia).

Tập thơ La pluie et le beau temps xuất hiện năm 1955. Ở tập thơ mới này, chúng ta phát hiện ra một Jacques Prévert là nhà kể chuyện tài năng, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà viết văn đả kích, trữ tình, hiện thực và siêu thực.

Năm 1955-1956 ông viết kịch bản chuyển thể thành phim tác phẩm nổi tiếng của Victor Hugo: Notre-Dame de Paris.

Năm 1962, cùng với André Villier và người bạn thân Picasso, ông đã xuất bản hai tác phẩm ảnh, tranh vẽ và tranh cắt dán. Pablo Picasso cũng đã họa một bức chân dung người bạn Jacques của mình.

Ông còn xuất bản rất nhiều tác phẩm thơ và truyện khác nữa.

Một số bộ phim nổi tiếng nhất trong làng điện ảnh Pháp mà Jacques Prévert viết kịch bản gồm:

– Drôle de drames

– Les visiteurs du soir

– Les enfants du Paradis de Carné

– Remorque

– Lumière d’été.

Jacques Prévert qua đời ngày 11 tháng 4 năm 1977 tại Omonville-la-Petite, thuộc tỉnh Manche của nước Pháp.

Một số bài thơ song ngữ Pháp – Việt của Jacques Prévert

POUR TOI MON AMOUR

Je suis allé au marché aux oiseaux

Et j’ai acheté des oiseaux

Pour toi

mon amour

Je suis allé au marché aux fleurs

Et j’ai acheté des fleurs

Pour toi

mon amour

Je suis allé au marché à la ferraille

Et j’ai acheté des chaînes

De lourdes chaînes

Pour toi

mon amour

Et puis je suis allé au marché aux esclaves

Et je t’ai cherchée

Mais je ne t’ai pas trouvée

mon amour.


TẶNG NGƯỜI TÌNH

Anh đã đến chợ chim

Để mua những con chim

Đem về tặng em

Người tình của anh

Anh đã đến chợ hoa

Để mua những bông hoa

Đem về tặng em

Người tình của anh

Anh đã đến chợ sắt

Để mua những sợi xích

Những sợi xích thật nặng

Đem về tặng em

Người tình của anh

Thế rồi anh đến chợ nô lệ

Để tìm em

Nhưng chẳng thấy em đâu

Người tình của anh.

LE DÉSESPOIR EST ASSIS SUR UN BANC

Dans un square sur un banc

Il y a un homme qui vous appelle quand on passe

Il a des binocles un vieux costume gris

Il fume un petit ninas il est assis

Et il vous appelle quand on passe

Ou simplement il vous fait signe

Il ne faut pas le regarder

Il ne faut pas l’écouter

Il faut passer

Faire comme si on ne le voyait pas

Comme si on ne l’entendait pas

Il faut passer et presser le pas

Si vous le regardez

Si vous l’écoutez

Il vous fait signe et rien personne

Ne peut vous empêcher d’aller vous asseoir près de lui

Alors il vous regarde et sourit

Et vous souffrez atrocement

Et l’homme continue de sourire

Et vous souriez du même sourire

Exactement

Plus vous souriez plus vous souffrez

Atrocement

Plus vous souffrez plus vous souriez

Irrémédiablement

Et vous restez là

Assis figé

Souriant sur le banc

Des enfants jouent tout près de vous

Des passants passent

Tranquillement

Des oiseaux s’envolent

Quittant un arbre

Pour un autre

Et vous restez là

Sur le banc

Et vous savez vous savez

Que jamais plus vous ne jouerez

Comme ces enfants

Vous savez que jamais plus vous ne passerez

Tranquillement

Comme ces passants

Que jamais plus vous ne vous envolerez

Quittant un arbre pour un autre

Comme ces oiseaux.

NỖI TUYỆT VỌNG TRÊN GHẾ BĂNG

Trên chiếc ghế băng trong vườn vắng

Có người đàn ông ngồi chết lặng

Gọi bạn khi bạn đi qua

Cặp kính trễ xuống mũi

Bộ com lê xám cũ kỹ

Phì phèo một điếu xì gà

Gọi bạn khi bạn đi qua

Hay chỉ giản đơn làm dấu

Chớ có nhìn ông

Chớ có nghe ông

Mà phải băng qua thật nhanh

Làm như bạn chẳng nhìn thấy gì

Làm như bạn chẳng nhìn thấy ông ta…

Cứ rảo bước thật nhanh

Nếu bạn nhìn ông

Nếu bạn nghe tiếng ông

Ông ấy sẽ ra hiệu cho bạn và chẳng gì chẳng ai

Có thể ngăn bạn đến bên và ngồi xuống

Ông sẽ mỉm cười nhìn bạn

Bạn sẽ cảm thấy nhói đau

Người đàn ông lại mỉm cười

Bạn cũng nhoẻn miệng cười như thế

Giống hệt như ông

Càng cười bạn càng đau

Dữ dội

Bạn càng đau thì lại càng cười

Chẳng thể vãn hồi được nữa

Bạn sẽ ở lại đó

Im lìm chết lặng

Mỉm cười mãi trên ghế băng

Bạn biết đấy! như bạn đã biết!

Rằng chẳng bao giờ bạn còn chơi

Như những đứa trẻ kia

Bạn biết sẽ chẳng bao giờ đi qua đây nữa

Bước thản nhiên

Như những khách bộ hành

Những con chim vỗ cánh

Rời khỏi cây

Bạn ở lại đó

Trên ghế băng

Bạn biết đấy chứ

Chẳng bao giờ bạn được chơi

Như những đứa trẻ kia

Bạn biết chẳng bao giờ đi qua đó nữa

Bước thản nhiên

Như những khách bộ hành

Chẳng bao giờ bạn bay được

Chuyền cây này sang cây khác

Như đàn chim kia.

BARBARA

Rappelle-toi Barbara

Il pleuvait sans cesse sur Brest ce jour-là

Et tu marchais souriante

Epanouie ravie ruisselante

Sous la pluie

Rappelle-toi Barbara

Il pleuvait sans cesse sur Brest

Et je t’ai croisée rue de Siam

Tu souriais

Et moi je souriais de même

Rappelle-toi Barbara

Toi que je ne connaissais pas

Toi qui ne me connaissais pas

Rappelle-toi

Rappelle-toi quand même ce jour-là

N’oublie pas

Un homme sous un porche s’abritait

Et il a crie ton nom

Barbara

Et tu as couru vers lui sous la pluie

Ruisselante ravie épanouie

Et tu t’es jetée dans ses bras

Rappelle-toi cela Barbara

Et ne m’en veux pas si je te tutoie

Je dis tu a tous ceux que j’aime

Même si je ne les ai vus qu’une seule fois

Je dis tu a tous ceux qui s’aiment

Même si je ne les connais pas

Rappelle-toi Barbara

N’oublie pas

Cette pluie sage et heureuse

Sur ton visage heureux

Sur cette ville heureuse

Cette pluie sur la mer

Sur l’arsenal

Sur le bateau d’Ouessant

Oh Barbara

Quelle connerie la guerre

Qu’es-tu devenue maintenant

Sous cette pluie de fer

De feu d’acier de sang

Et celui qui te serrait dans ses bras

Amoureusement

Est-il mort disparu ou bien encore vivant

Oh Barbara

Il pleut sans cesse sur Brest

Comme il pleuvait avant

Mais ce n’est plus pareil et tout est abime

C’est une pluie de deuil terrible et desolée

Ce n’est même plus l’orage

De fer d’acier de sang

Tout simplement des nuages

Qui crevent comme des chiens

Des chiens qui disparaissent

Au fil de l’eau sur Brest

Et vont pourrir au loin

Au loin tres loin de Brest

Dont il ne reste rien.

BARBARA

Nhớ không Barbara hôm ấy

Trời Brest xối xả mưa tuôn

Em vẫn bước đi, miệng hớn hở cười tươi

Lòng ngập tràn niềm vui

Dưới mưa rơi

Nhớ không em Barbara

Brest hôm đó trời xối xả

Anh gặp em trên phố Siam

Em mỉm cười

Và anh cũng thế

Nhớ không em Barbara

Em mà trước đây anh chưa từng biết

Em cũng chưa từng biết anh

Nhớ không em

Dù sao cũng nhớ chứ em, ngày ấy

Đừng quên

Một người đàn ông ẩn mình trong vòm cửa,

và réo gọi tên em

– Barbara…

Em đội mưa chạy về phía anh ta

Với tất cả tin yêu, vui sướng

Rồi lao vào vòng tay ấy

Có nhớ không điều đó, Barbara

Đừng giận nhé, nếu anh thân mật

Nói ở em có tất cả những điều anh yêu thích

Dẫu rằng mới gặp lần đầu

Anh nói mọi thứ trong em đều tuyệt diệu

Dẫu rằng anh chưa biết hết đâu

Nhớ đi em Barara

Đừng quên nhé

Cơn mưa ấy mượt mà hạnh phúc

Trên khuôn mặt em tràn trề

Trên thành phố đê mê

Làn mưa trên biển

Trên xưởng đóng tàu

Trên chiến thuyền Ouessant

Ôi Barabra

Chiến tranh mới ngu xuẩn làm sao

Dưới làn mưa sắt ấy

Mưa lửa đạn máu trào

Người đàn ông đã ôm em trong vòng tay ngày ấy

Thật tình tứ mê say

Anh ta chết… mất tích hay còn sống

Ôi Barabra

Hôm nay Brest mưa tầm tã

Hệt như trước đây đã từng mưa

Nhưng không còn giống như xưa

Mọi thứ đã hỏng nát hết rồi

Đó là một cơn mưa tang tóc mà thôi

Dẫu rằng không còn có bão giông

Không lửa đạn réo gào và không còn máu

Mây chỉ là những đám mây

Mang hình những con chó chết

Những con chó đang biến mất

Theo dòng nước chảy xuống Brest

Và sẽ tan rữa nơi xa xa

Rất xa, rất xa thành Brest

Rồi chẳng còn lại một điều gì!

LES FEUILLES MORTES

Oh, je voudrais tant que tu te souviennes,

Des jours heureux quand nous étions amis,

Dans ce temps là, la vie était plus belle,

Et le soleil plus brûlant qu’aujourd’hui.

Les feuilles mortes se ramassent à la pelle,

Tu vois je n’ai pas oublié.

Les feuilles mortes se ramassent à la pelle,

Les souvenirs et les regrets aussi,

Et le vent du nord les emporte,

Dans la nuit froide de l’oubli.

Tu vois, je n’ai pas oublié,

La chanson que tu me chantais…

C’est une chanson, qui nous ressemble,

Toi qui m’aimais, moi qui t’aimais.

Nous vivions, tous les deux ensemble,

Toi qui m’aimais, moi qui t’aimais.

Et la vie sépare ceux qui s’aiment,

Tout doucement, sans faire de bruit.

Et la mer efface sur le sable,

Les pas des amants désunis.

Nous vivions, tous les deux ensemble,

Toi qui m’aimais, moi qui t’aimais.

Et la vie sépare ceux qui s’aiment,

Tout doucement, sans faire de bruit.

Et la mer efface sur le sable,

Les pas des amants désunis…

Les feuilles mortes se ramassent à la pelle,

Les souvenirs et les regrets aussi

Mais mon amour silencieux et fidèle

Sourit toujours et remercie la vie

Je t’aimais tant, tu étais si jolie,

Comment veux-tu que je t’oublie ?

En ce temps-là, la vie était plus belle

Et le soleil plus brûlant qu’aujourd’hui

Tu étais ma plus douce amie

Mais je n’ai que faire des regrets

Et la chanson que tu chantais

Toujours, toujours je l’entendrai !

NHỮNG CHIẾC LÁ VÀNG RƠI


Ôi, anh những muốn biết bao em nhớ

Những ngày vui khi ta ở bên nhau,

Những ngày sống đẹp hơn tất cả

Ánh mặt trời rạo rực hơn hôm nay…

Xẻng hót đi những chiếc lá vàng rơi,

Em có biết, anh đã không quên

Xẻng hót đi những chiếc lá vàng rơi

Hót cả kỷ niệm cùng những điều luyến tiếc,

Nhưng cơn gió bắc về đã cuốn đi,

Trong cái đêm lạnh lùng li biệt

Em thấy chứ, anh đã không quên,

Bài ca ấy anh đã nghe em hát…

Bài hát giống như mình hai đứa

Em yêu anh và anh đã yêu em.

Cuộc sống mình cùng nhau đôi lứa,

Em yêu anh và anh đã yêu em.

Nhưng cuộc sống lại chia lìa,

Rất nhẹ nhàng chẳng hề ồn ã

Biển lớn vội xóa nhòa trên cát đi tất cả

Dấu chân tình nhân xa rời

Chúng mình cùng bên nhau hai đứa

Em yêu anh và anh đã yêu em

Nhưng cuộc sống lại chia lìa

Rất nhẹ nhàng chẳng hề ồn ã

Biển lớn vội xóa nhòa trên cát ướt

Dấu chân tình nhân xa rời

Xẻng hót đi những chiếc lá vàng rơi

Hót cả kỷ niệm cùng bao điều luyến tiếc

Của anh đó tình chân thành câm lặng

Mỉm cười rằng cuộc sống đã hàm ơn

Anh yêu em bởi vì em rất đẹp

Làm sao em hỡi, có thể quên.

Mình đã sống hơn tất cả những ngày này

Ánh mặt trời rạo rực hơn hôm nay

Với anh, em người tình hiền thục nhất

Nhưng giờ còn lại trong anh toàn luyến tiếc

Và ca khúc ngày xưa em từng hát

Thì mãi mãi anh sẽ nghe mãi mãi!


(Sans titre)

Tu le dis…

Tu dis que tu aimes les fleurs

et tu leur coupes la queue.

Tu dis que tu aimes les chiens

et tu leur mets une laisse.

Tu dis que tu aimes les oiseaux

et tu les mets en cage.

Tu dis que tu m’aimes

alors moi j’ai peur…


(Không đề)

Em nói…

Em nói em yêu hoa

Sao em lại còn ngắt.

Em nói em thích chó

Sao em lại cột dây.

Em nói em yêu chim

Sao em nhốt trong lồng.

Em nói em yêu anh

Thế là anh hoảng sợ…