Tượng Thập Phương Phổ Hiền trên Kim Đỉnh, núi Nga Mi.
Núi Nga Mi nằm ở phía trung nam tỉnh Tứ Xuyên, miền tây Trung Quốc. Đỉnh cao nhất của núi Nga Mi là Kim Đỉnh, với độ cao 3.077 m. Với địa thế cao chót vót, phong cảnh đẹp, ngọn núi lừng danh “Nga Mi thiên hạ tú”.
Miền đất Phật…Núi Nga Mi là một trong bốn ngọn núi nổi tiếng nhất của Phật giáo Trung Quốc (còn có núi Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây, được gắn liền với Văn Thù Bồ Tát; núi Cửu Hoa, tỉnh An Huy, được gắn liền với Địa Tạng Bồ Tát; núi Phổ Đà, tỉnh Chiết Giang, được gắn liền với Quan Âm Bồ Tát). Tương truyền, núi Nga Mi chính là đạo tràng của Phổ Hiền Bồ Tát. Tại núi Nga Mi có khoảng 26 ngôi chùa, trong đó có tám ngôi chùa lớn. Kim Đỉnh là đỉnh cao nhất của núi Nga Mi, cũng là trọng điểm du lịch của khu vực này. Quần thể kiến trúc tại Kim Đỉnh có tổng diện tích 1.614 m2, trung tâm là Kim Điện – tượng Thập Phương Phổ Hiền cao 26 m. Tượng Đại Phật Lạc Sơn. …Và miền đất võNga Mi cũng chính là ngọn núi xuất phát lịch sử võ thuật của một môn phái võ đã đi vào huyền thoại lịch sử võ thuật Trung Hoa, được thế giới biết đến qua các trang tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, đó là võ phái Nga Mi, còn gọi là Nga Mi quyền hay Nga Mi công phu. Cùng với Thiếu Lâm và Võ Đang, Nga Mi là một trong ba phái võ lớn nhất Trung Quốc. Trong khi Thiếu Lâm đặc trưng là sự trầm ổn, cương liệt của Phật giáo, Võ Đang phiêu diêu, linh hoạt tiêu biểu tinh thần Đạo giáo, thì Nga Mi cân bằng cương nhu, kết hợp hài hòa Phật giáo và Đạo giáo. Phong cách quyền pháp của Nga Mi kết hợp tính nghiêm ngặt, chặt chẽ của Thiếu Lâm và tính khoáng đạt của Võ Đang, vừa có tính nghiêm trang của Phật gia, vừa mang phong thái ung dung tự tại của Đạo gia. Phong thái đa dạng biến ảo hư hư thực thực cho nên các môn đồ của Nga Mi quyền có tiếng là “lai vô ảnh, khứ vô hình”. Luyện Nga Mi quyền. |
TM – Nhân dân |