Về “Giã từ vũ khí”, một số người đã biết tác giả từng phải rất loay hoay mới chọn được một cái nhan đề ưng ý. Nhưng đó cũng không phải do Hemingway hoàn toàn nghĩ ra. “Giã từ vũ khí” (A Farewell To Arms) được Hemingway lấy từ một bài thơ do George Peele sáng tác vào thế kỷ XVI để tặng Nữ hoàng Elizabeth. Còn về việc sửa chữa cuốn tiểu thuyết, theo một tài liệu công bố năm 1958 thì mấy câu kết của nó đã được tác giả viết đi viết lại tới… 39 lần…

Nhà văn Ernest Hemingway

Ra đời năm 1929, “Giã từ vũ khí” được nhiều nhà phê bình văn học xem là một trong những cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh xuất sắc nhất từ trước tới nay. Văn hào Mỹ Ernest Hemingway đã hoàn thành phần lớn cuốn tiểu thuyết tại nhà bố mẹ vợ ở Piggott, Arkansas. Thông qua lời kể của Trung úy Frederic Henry, một người Mỹ lái xe cứu thương trong quân đội Ý trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, cuốn tiểu thuyết đã hé mở nhiều tình tiết mang tính tự truyện của bản thân tác giả (một anh lính trẻ bị thương ở chiến trường Ý trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, được chăm sóc tận tình bởi cô y tá người Mỹ lớn hơn mình 6 tuổi. Từ sự chăm sóc này, họ đem lòng yêu thương nhau).

Về “Giã từ vũ khí”, một số người đã biết tác giả từng phải rất loay hoay mới chọn được một cái nhan đề ưng ý. Nhưng đó cũng không phải do Hemingway hoàn toàn nghĩ ra. “Giã từ vũ khí” (A Farewell To Arms) được Hemingway lấy từ một bài thơ do George Peele sáng tác vào thế kỷ XVI để tặng Nữ hoàng Elizabeth. Còn về việc sửa chữa cuốn tiểu thuyết, theo một tài liệu công bố năm 1958 (căn cứ vào bài trả lời phỏng vấn của Hemingway) thì mấy câu kết của nó đã được tác giả viết đi viết lại tới… 39 lần. Những tưởng như thế là nhiều, tuy nhiên, theo một thông tin mới nhất vừa được công bố thì Hemingway đã viết đi viết lại câu kết ấy (cùng với một số đoạn văn ngắn khác) tới 47 lần. Để đi tới kết luận này, các nhà nghiên cứu đã dựa trên các bản thảo thu thập được từ Thư viện mang tên Tổng thống John F. Kennedy và Bảo tàng ở Boston.

Theo đại diện của Nhà xuất bản Scribner, một nhà xuất bản ở New York từng in các sách của Hemingway trước đây, từ lâu giới văn học đã biết Hemingway phải vất vả, kỳ công đến thế nào khi viết nên những câu kết ấy, tuy nhiên, số lần viết lại là bao nhiêu, và nội dung các câu kết khác nhau ấy như thế nào thì họ chưa bao giờ được tiếp cận, vì lý do đơn giản là tới nay, nó vẫn chưa hề được in ra. Bởi vậy, họ tin tưởng rằng vào ngày 10/7 này, khi một ấn bản mới của “Giã từ vũ khí” được xuất bản, bạn đọc sẽ có trong tay tất cả những câu kết, những đoạn kết khác nhau. Bên cạnh đó là một số bản viết nháp của Hemingway liên quan tới cuốn tiểu thuyết trứ danh nói trên.

Tờ New York Times hé lộ, “Giã từ vũ khí” bản mới dày 330 trang. Ngoài bìa là hình vẽ của họa sĩ Rockwell Kent minh họa hình ảnh một người để ngực trần. Phần kết của sách có in kèm lời tựa của nhà văn quá cố F. Scott Fitzgerald, tác giả tiểu thuyết “Gasby vĩ đại”.

Nếu như ở bản in chính thức từ trước tới nay của “Giã từ vũ khí”, bạn đọc thấy tác giả kết thúc tác phẩm của mình bằng một câu: “Một lát sau tôi bước ra khỏi phòng, rời bệnh viện và trở về khách sạn dưới trời mưa” thì với 47 câu kết mà Nhà xuất bản Scribner sắp cho công bố lần này, họ sẽ biết được kiệt tác này từng được tác giả cho chấm dứt bằng nhiều cung bậc khác nhau, khi thì mang âm hưởng bi quan, cam phận, khi thì mang âm hưởng lạc quan. Ví dụ, ở câu kết số 1, tác giả từng viết: “Câu chuyện tất cả chỉ có thế thôi. Catherine đã chết và bạn sẽ chết và tôi cũng sẽ chết và đó là tất cả những gì tôi có thể hứa với bạn”. Còn ở câu kết số 7: “Điểm cuối thì không có, ngoại trừ cái chết, và sự chào đời của một đứa bé là cái khởi đầu duy nhất”.

Nhận xét về 47 đoạn kết rất khác nhau đó, bà Susan Moldow (đại diện Nhà xuất bản Scribner) cho hay, việc cung cấp tất cả những câu kết, đoạn kết mà Hemingway từng viết chỉ là để bạn đọc tham khảo, qua đó cho thấy tiến trình sáng tạo của Hemingway, còn cá nhân bà, bà vẫn thích cái kết được tác giả lựa chọn cuối cùng (đã được cả thế giới biết đến qua bản in chính thức) hơn cả. Đó là thái độ nguội lạnh của nhân vật qua một câu chuyện mang tính sử thi về chiến tranh. Theo bà, đoạn kết ấy đã thể hiện được sức sống của mình qua thử thách của thời gian.

Nguồn: VNCA

Exit mobile version