Dodgson rất yêu trẻ, thường kể chuyện cho trẻ nghe. “Cuộc phiêu lưu của Alice đến một thế giới diệu kỳ”là truyện được Dodgson kể cho bé gái tên là Alice, vào một buổi chiều hè năm 1862, sau đó thể theo yêu cầu của Alice, Dodgson đã chỉnh lý thành văn tự. Việc viết thành sách, cũng như truyện đồng thoại đã gây hứng thú và sức hấp dẫn đối với mọi người.
Từ thuở ấu thơ, Dodgson đã biết cấu tứ “cảnh sắc lạ” của mình, và ảo hóa sự kiện đời thường thành truyện kể, gây xúc động lòng người. Gia đình có 11 anh em, Dodgson là con cả, phu thân cậu là một mục sư sống tại vùng biên. Quanh nơi họ ở là cả cánh đồng bát ngát hoang vắng. Đối với lũ trẻ, chỉ cần có chiếc xe hàng của nông trường chạy ngang qua đã là điều hiếm thấy. Dodgson đã viết nhiều mẩu truyện hóm hỉnh để anh chị em trong nhà mua vui và an ủi mẹ già quanh năm tất bật.
Năm 1851, Dodgson được gửi đến Học viện Cơ đốc thuộc Đại học Oxford, học khóa chính quy từ đó. Ngoại trừ nghỉ hè, thời gian còn lại Dodgson đều sống tại Oxford, tại đây Dodgson làm trợ lý trông coi việc học toán và, bắt đầu viết đồng thoại cho ba bé gái con ông hiệu trưởng.
Đối với Dodgson, việc được sống cùng với trẻ em là điều hạnh phúc nhất. Nghe nói, nhà ở của Dodgson giống một cửa hiệu bán đồ chơi, song được xếp đặt rất gọn gàng, tỷ như không được để lẫn thước tính với hộp đàn chẳng hạn… Một sinh viên khóa chính quy ngờ vực, hỏi: “Chả nhẽ chẳng có lúc lũ trẻ phiền hà thầy?” Tự đáy lòng Dodgson đáp: “Trẻ em là một mảng lớn không thể thiếu trong cuộc sống của tôi, sao lại phiền hà…!”
Alice Liddell sinh năm 1852 trong khuôn viên trường trung học Westminster, trường do phụ thân cô làm hiệu trưởng. Khi Alice lên 4, bố chuyển sang Viện cơ đốc thuộc Đại học Oxford làm Viện trưởng, cả gia đình dời đến đó.
Tình thân hữu giữa Dodgson với lũ trẻ nhà Alice ngày càng khăng khít, vì vậy cô nuôi dạy trẻ thường dẫn các cháu đến chơi nhà Dodgson, Chúng thích ngồi lên trên ghế Sofa, kể cho “thầy Dodgson” nghe những gì đã làm, nhờ vậy chuyện của các em kể được Dodgson sáng tác thành truyện, đòi hỏi phải kinh qua thử thách để đến với thế giới diệu kỳ.
Dẫu cho việc vui chơi của lũ trẻ có thể tách rời khỏi toán học, song Dodgson không nghĩ thế, rằng nhân cách của Dodgson –giảng viên toán học, với Dodgson sáng tác đồng thoại luôn buộc phải hòa quyện với nhau. Yêu thích sáng tác tưởng như không dung hợp được với đầu óc giàu tính logic, trái lại sức tưởng tượng của Dodgson là nhở ở tính hoang đường độc đáo trên cơ sở logic, tính hoang đường hàm chứa logic chặt chẽ đó sẽ mau lẹ sản sinh sức hấp dẫn cực đại đối với trẻ em. Với Alice, một bé gái mẫn cảm, hiếu kỳ, lại càng nhạy bén.
Phần lớn ngôn ngữ trẻ em thốt lên trong câu chuyện đều là lời của Alice, ngoài ra ngôn ngữ của trẻ em khác dưới mọi dạng thức: nghe được trên tầu hỏa, trong công viên, trên bãi biển… đều được Dodgson ghi chép tỉ mỉ. Dodgson cho rằng, muốn để các em tập trung toàn tâm toàn ý nghe chuyện kể, thì phải xếp đặt để chính các em trở thành trung tâm câu chuyện.
Truyện ký “Cuộc phiêu lưu của Alice tới một thế giới diệu kỳ” đã khởi đầu bằng tên gọi của Alice. Trong từng trang sách, Alice luôn là vai chính một bé gái: chững chạc, đâu ra đấy, hình tượng rõ nét mà tự nhiên. Những mẩu chuyện do Dodgson kể lại cho các bé khác, tuy không viết ra, song đều trở thành tài sản quý giá trong tâm hồn các em. Mọi chuyện kể của Dodgson đều dẫn dắt các em đi vào thế giới ảo tưởng, song hoàn cảnh xung quanh vẫn thân quen với chúng và sự việc khởi thủy đều phát sinh ngay cạnh chúng. Nhờ vậy ông dễ dàng triển khai, tùy thuộc ở sức tưởng tượng của lũ trẻ, khiến chúng càng say sưa câu chuyện đầy hiểm nguy và kịch tính.
Đối với chị em Alice mọi việc phát sinh trong Viện Oxford đều tạo nên tâm lý hiếu kỳ. Nhà triển lãm vừa mới xây và phẩm vật trưng bày bên trong đều có sức hấp dẫn to lớn đối với chúng. Bộ xương của một loài quạ đen tuyệt chủng đã khiến chúng say mê, nay trong “Cuộc phiêu lưu của Alice tới một thế giới diệu kỳ”, một lần nữa được tái hiện. Alice thường nêu các vấn đề khó giải đáp, như phân loại các loài côn trùng, tuy nhiên đơn giản là chỉ muốn biết loài côn trùng đó có cắn người không.
Số đông bạn bè Alice là con em các giáo sư Đại học Oxford qua đó các em quen biết khá nhiều giáo sư, cũng vì vậy Alice được nghe nói tới các “học giả mọt sách”. Những học giả này thường có khổ người thấp lùn, miệng luôn ngậm chiếc dọc tẩu hình sâu róm, hơi một tí là đem triết học răn dạy mọi người nhằm biểu lộ cốt cách nguyên sơ của họ.
Trên nhiều bảng hiệu Học viện Cơ đốc Đại học Oxford trước đây, có điêu khắc hình công chúa Shakson khi còn sống trong đó mô tả chiếc giếng thánh, ví như một cửa ải. Được biết nhà kiến tạo Cơ đốc giáo San Fressiwider từng bị vua Algar truy cản tận cửa ải này, vì vua muốn lấy bà làm vợ, tuy nhiên do quá thô lỗ nên phải chịu tội mù mắt. Nhờ có San Fressiwider cầu cứu San Marguerite, phép lạ đã phát sinh: một giếng nước xuất hiện, nước giếng giúp đôi mắt của kẻ cầu hôn sáng lại, vua Algar phải ra đi lòng đầy cảm kích. Fressiwider buộc phải trở lại Tu viện Oxford, tiền thân Học viện Cơ đốc hiện nay. Giếng nước thánh, nay trở thành “Giếng nước ngọt”, hàm ý của từ “nước ngọt” thời trung cổ được hiểu là một loại “dịch thể chữa bệnh”. Trong “Tiệc trà say khướt”, truyện ký “Cuộc phiêu lưu của Alice tới một thế giới diệu kỳ”, chuột sóc giải thích: “trước kia có 3 chị em”, là: Elsie, Lacie và Tillie sống dưới đáy giếng…”, tên gọi vừa kể là tên cúng cơm của chị em Alice, tuy vậy Alice vẫn gặng hỏi “tại sao họ lại sống đáy giếng”, chuột sóc đáp “đó là giếng nước ngọt”, thoạt tiên Alice nghĩ là đúng, nói: “không thể có loại giếng như vậy được”, tuy nhiên, khi nhớ lại câu chuyện “giếng cửa ải” trong truyền thuyết, Alice lại nói: “cũng có thể có loại giếng như thế”!
Ngày 4 tháng 7 năm 1862, Dodgson tổ chức cho chị em Alice chuyến đi chơi xa thật khó quên. Thuyền xuất phát từ bờ đối diện giáo đường Oxford, ngược dòng sông Thames tới Goethstone đi ngang qua “cửa ải”. Dodgson có dịp kể lại câu chuyện dường như bất tận, trong đó Alice đã phải trải qua bao hiểm yếu. Nhân vật chính chuyện kể là Alice, các em cô cũng góp vai. Cùng du ngoạn với họ còn có mục sư Duckworth, nhận vai chú vịt, Dodgson là quạ đen. Truyện khởi đầu từ việc Alice rơi vào một ổ chuột, triển hiện một thế giới diệu kỳ, ảo tượng và lạ lùng.
Họ dùng cơm dã ngoại tại nông trường, ngay đoạn sông Goethstone quanh năm có dòng xoáy sông Thames chảy qua và sẵn có thiết bị đánh bắt cá chình, điều đó đã kích thích linh cảm Dodgson qua những vần thơ của “William là ông nội”. Hình ảnh cá chình vẫy vùng, lạng lách bên mũi, vượt ngang qua đầu, William, đã để lại ấn tượng hết sức sâu sắc đối với lũ trẻ. Trên thuyền trở về, chúng hy vọng được nghe thêm nhiều chuyện kể, tuy nhiên do thấm mệt, Dodgson an ủi “xin hẹn lần sau”, lũ trẻ cười ran: “Đây chả lần sau là gì”!
Sau nhiều lần khẩn nài, Dodgson kể tiếp về Alice. Thường thì truyện kể Dodgson đều rất ngắn, song lần này có khác. Khi bước tới bậc thềm vào phòng, trước lúc chia tay chúc ngủ ngon, Alice nói: “Thầy Dodgson kính mến, rất mong thầy ghi lại truyện kể về Alice, gửi tặng Alice”.
Duckworth nhớ lại, Dodgson thường thức thâu đêm viết sách, chép lại những gì nhớ được, ông không câu nệ bất cứ việc gì, sẵn sàng dốc sức làm thật hoàn mỹ, mãi hai năm sau, cuối 1864 Alice mới nhận được “Cuộc phiêu lưu của Alice tới một thế giới diệu kỳ” với dòng lưu niệm của Dodgson: “Thân tặng người bạn nhỏ quà Noel như một kỷ niệm mùa hè năm ấy”.
Những truyện ký hoang đường và quái đản do Charles Dodgson sáng tác kể trên, quả “không vì đồng tiền, cũng không vì danh vọng, mà chỉ mong cung cấp được ít nhiều tư liệu sống vui chơi giải trí, phù hợp với lứa tuổi trong trắng của trẻ. Trẻ cần phải được hưởng thụ vui chơi giải trí. Hy vọng câu chuyện sẽ đem lại ít nhiều cách nghĩ cho trẻ em và người khác, hy vọng cách nghĩ đó sẽ không lỗi nhịp với cung bậc và thoát ly khỏi cuộc sống hôm nay.
Cho tới nay, câu chuyện về Alice vẫn đem lại niềm vui đối với trẻ em cũng như người lớ
n, từ thế hệ này sang thế hệ khác trên thế giới, tuy nhiên như đích thân Alice đã nói tại buổi kỷ niệm 100 năm ngày sinh Dodgson: “Không rõ có bao nhiêu câu chuyện lý thú bị người đời lãng quên, phải đợi tới khi thổ lộ, mong sao câu chuyện về tôi được viết nên, thầy tôi mới bắt tay làm điều đó !”
Phan Trọng Hậu
Theo World Culture.
Chú thích: Đồng thoại (cổ): truyện nhi đồng (Childrens’ stories), ND.
Tên sách có nhiều cách dịch khác nhau.
Nguồn: Văn nghệ.