Một người bạn của tác giả Sylvia Plath, bà Elizabeth Sigmund cho biết, nữ nhà thơ người Mỹ này không muốn đề tên mình khi xuất bản tác phẩm The Bell Jar (Lọ chuông) trong khi mẹ bà vẫn còn sống

Tác giả Sylvia Plath

Syvia Plath không bao giờ muốn tác phẩm bán tự truyện của mình The Bell Jar xuất bản dưới tên riêng của bà trong khi mẹ bà, bà Aurelia Plath còn sống.

Một trong những người bạn gái thân thiết của nữ tác giả, bà Elizabeth Sigmund đã buộc tội chồng của Syvia Plath, nhà thơ Ted Hughed và chị của ông, bà Olwyn Hughes đã cố tình bỏ qua lời đề tặng của Sylvia Plath tới bà và chồng trong tác phẩm được chỉnh sửa lần đầu tiên và xuất bản dưới tên Sylvia Plath vào năm 1966. Bà Elizabeth Sigmund nói: “Vì họ không muốn ai biết rằng Sylvia có bất kỳ liên lạc nào với giới báo chí”.

Khi The Bell Jar được xuất bản lần đầu vào tháng Một năm 1963, và được xuất hiện dười bút danh Victoria Lucas, bởi theo bà Sigmund, nữ tác giả người Mỹ không muốn bà Aurelia Plath và những người xuất hiện trong tác phẩm bối rối và lo lắng. Bà Aurelia Plath qua đời vào năm 1994.

Trong bản biên tập lần đầu tiên vẫn còn lời đề tặng của tác giả Sylvia Plath “Dành tặng Elizabeth và David”. Hai người mà Syvia Plath nhắc tới chính là bà Elizabeth Sigmund và chồng bà, ông David – một nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng. Nhưng 3 năm sau khi tác giả qua đời, tác phẩm The Bell Jar được tái bản lại dưới tên Sylvia Plath sau, nhưng không còn lời đề tựa.

Bà Sigmund cho biết, bà đã viết thư tới Tạp chí phê bình văn chương Times Literary Supplement khi bà nhận ra rằng lời tựa đề đã biến mất, bà vô cùng thất vọng. Sau đó, bà nhận được lời tin lỗi từ ông Charles Moneith, chủ tịch của nhà xuấy bản Faber and Faber vì sự thiếu sót khi không để ý đến lời đề tặng của Sylvia Plath tới vợ chồng người bạn thân. Bà Sigmund cho rằng, điều này quả thật là một sự khó hiểu và khó xảy ra. “Tôi không tin rằng nhà xuất bản không chú ý tới lời đề tặng vì nó nằm đối diện với chương một. Họ không thể nào bỏ sót lời đề tựa được”.

Nhà xuất bản Faber and Faber nói với The Guardian rằng không có gì ủng hộ quan điểm Faber biết nhà văn Plath không muốn xuất bản tác phẩm dưới tên riêng của mình. Và cũng không có gì chứng minh rằng lời đề tựa của Plath giành cho bà Elizabeth Sigmund bị chúng tôi cố tình bỏ sót”.

Tuy nhiên, hiện giờ bà Elizabeth Sigmund có thể xuất bản một bức thư về việc này. Sau khi bà viết thư cho Tạp chí phê bình văn chương Times Literary Supplement, bà nhận được một bức thư từ bà Olwyn Hughes, người được thi sĩ Ted Hughes tin tưởng giao cho việc phụ trách tác phẩm tái bản của Sylvia Plath. Trong bức thư có đoạn: “ Có lẽ, nhà xuất bản Faber đang cố gắng để tiết kiệm giấy”.

Khi bà Elizabeth Sigmund viết thư trả lời ông Monteith và hỏi ông về điều này. Ông đã hồi đáp lại rằng: “Điều này chẳng có nghĩa lý gì với tôi. Tôi chắc chắn rằng chưa bao giờ nghe thấy rằng Sylvia không muốn xuất bản tác phẩm The Bell Jar bằng trên riêng. Và tác phẩm đã được chúng tôi xuất bản dưới tên Sylvia Plath sau khi Sylvia qua đời. Chúng tôi đã làm vậy khi nhận được sự đồng ý của ông Ted và bà Olwyn Hughes”.

Trong cuộc phỏng vấn với The Guardian, bà Sigmund cho biết: “ Có hai mặt tương phản nhau. Bời vì The Bell Jar là một tác phẩm tuyệt vời, thật đáng mừng khi cuốn sách được xuất bản dưới tên riêng của tác giả. Nhưng bạn cũng nên chú ý tới mong muốn của tác giả. Nếu như Sylvia không muốn làm tổn thương tới mọi người bằng cachs xuất bản cuốn sách dưới tên riêng của mình. Tôi nghĩ rằng Ted và Olwyn nên đề cập tới vấn đề này. Và sau đó, nhà xuất bản Faber sẽ đưa ra quyết định của họ. Nhưng theo như bức thư hồi đáp của ông Monteith về việc chưa bao giờ nghe tới điều này, có vẻ như Ted và Olwyn đã không nói gì”.

Nhà văn Carl Rollyson, tác giả của cuốn tiểu sử về Sylvia American Isis: The Life And Art of Sylvia Plath, ủng hộ quan điểm rằng Plath không muốn xuất bản cuốn sách dưới tên riêng của mình khi mẹ bà vẫn còn sống. Nhà văn nói: “Tôi nghĩ rằng Sylvia rất nhạy cảm với tất cả trong tác phẩm”. Ông cũng cho biết thêm rằng, Plath và Olwyn Hughes không có thiện cảm với nhau. Điều này đã ủng hộ ý kiến “Olwyn ghét Sylvia” của bà Sigmund.

Bà Olwyn Hughes thừa nhận rằng, bà đã nghĩ Plath là “một con quái vật”. Tuy nhiên, bà cũng bày tỏ sự cảm thông của mình với Plath. “Đó là một người phụ nữ với nhiều nỗi sầu muộn, phải chiến đấu với cuộc sống hàng ngày, đó chính là những gì bạn đọc được trong tác phẩm The Bell Jar. Khi tôi đọc tiểu thuyết sau khi Sylvia qua đời, tôi đã khóc”.

Tuy nhiên, bà cũng phủ nhận vấn đề đang gây tranh cãi về việc có hay không mong muốn của Sylvia Plath.

Bà Olwyn nói, thời điểm xuất bản tác phẩm lần đầu dưới tên riêng của Plath, “ mọi người đều thực sự biết đến tác giả của cuốn sách. Tất cả bạn bè của Sylvia đều biết. Không có gì đề cập đến việc không được xuất bản tác phẩm dưới tên của Sylvia. Mọi người đều biết rằng, không có một bí mật nào có thể giấu kín về tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng qua nhiều thập kỷ này”.

Bà Olwyn đã chỉ trích người bạn thân của tác giả Sylvia Plath là một người giàu trí tưởng tượng, việc thiếu lời đề tựa trong tác phẩm chỉ đơn giản là lỗi của nhà xuất bản Faber. “ Bà ta (bà Sigmund) nghĩ rằng, đó là ý định của Ted. Tôi cho rằng đó chỉ là sự thiếu sót của nhà xuất bản Faber. Những chuyện như vậy có thể xảy ra khi xuất bản”.

NGỌC ANH (theo The Guardian)

Exit mobile version