Trần Hậu (Theo báo Nga)

Mizumura Minae là nhà văn, nhà phê bình văn học Nhật Bản. Bà sinh ở Tokyo, năm 12 tuổi cùng gia đình sang Mỹ. Bà học văn học Pháp ở Đại học Yale và sau đó làm nghiên cứu sinh. Giảng dạy văn học Nhật ở Đại học Prinston, Michigan và Stanford.

Các tác phẩm của bà gồm: “Ánh sáng và bóng tối tiếp tục” (1990), “Truyện vừa tự truyện: từ tả sang hữu” (1995), “Truyện ngắn hiện thực (2002), v.v… Bà đã đoạt giải thưởng Noma và Yomiuri. Hiện sống ở Tokyo. Xin trân trọng giới thiệu cuộc trò chuyện của bà với Kōno Michikazu, cựu tổng biên tập tạp chí “Chūō Kōron”.

Phải chăng tiếng Nhật đang lâm nguy

– Trong Tác Phẩm Phê Bình Với Tên Gọi Khá Sốc “Khi Tiếng Nhật Lâm Nguy”, Bà Gửi Tới Giới Khoa Học Hai Thông Điệp. Thứ Nhất, Hãy Dừng Sản Sinh Ra Những Người Biết Nhiều Ngoại Ngữ Mà Rốt Cuộc Không Biết Một Ngôn Ngữ Nào Đến Nơi Đến Chốn, Tốt Nhất Là Đào Tạo Một Số Chuyên Gia Thành Thạo Tiếng Mẹ Đẻ Và Tiếng Anh. Và Thứ Hai, Thay Cho Việc Bắt Học Sinh Phổ Thông Viết Bài Luận, Nên Chú Ý Nhiều Hơn Tới Việc Đọc Các Kiệt Tác Văn Học Tiền Chiến Nhật Bản. Tôi Nghĩ Rằng Thái Độ Nâng Niu Tiếng Mẹ Đẻ Của Bà Cùng Với Việc Mô Tả Sự Khủng Hoảng Của Nó Hiện Nay Khiến Nhiều Độc Giả Xúc Động Mạnh Mẽ.

– Nói thật, tôi không ngờ cuốn sách của tôi được hưởng ứng rộng rãi như vậy. Đối với các phương tiện thông tin đại chúng thông thường thì các ý kiến nhận xét phần lớn tích cực. Thế nhưng cuốn sách đã làm náo động Internet, gây bão tranh luận tại một số diễn đàn. Kỳ vọng chủ yếu đối với các ý kiến của tôi là ở chỗ cuốn sách của tôi xem nhẹ các tác phẩm văn học đương đại vốn cũng đáng được chú ý. Mục đích cuốn sách của tôi là trao đổi về việc làm thế nào bảo vệ tiếng Nhật trong thời đại tiếng Anh ngày càng thống trị và phổ biến, và liệu về nguyên tắc có cần làm điều đó không.

– Cụ thể, điều gì thúc đẩy bà viết cuốn sách này?

– Năm 12 tuổi, vì công việc của bố, chúng tôi chuyển đến nước Mỹ, nơi tôi đã sống 12 năm trong môi trường Anh ngữ. Sau đó tôi trở về Nhật và dần dần bắt đầu ý thức rõ ràng rằng khoảng cách giữa hai ngôn ngữ này rất lớn xét về tương quan chất lượng và số lượng thông tin lưu truyền trong đó. Ví dụ, số lượng nghiên cứu sinh ngoại quốc trong các đại học Mỹ thường xuyên tăng lên. Có cảm giác rằng toàn bộ giới trí thức tinh hoa thế giới đổ xô vào nước Mỹ. Và sự phổ cập của Internet thúc đẩy quá trình này. Với sự hỗ trợ của Internet, đã hình thành nên một cơ sở thông tin to lớn, giống như một thư viện toàn cầu, nơi bất cứ ai có nhu cầu đều có thể đến và đọc bằng tiếng Anh, thậm chí anh ta không sống trong môi trường Anh ngữ.

Có lẽ, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ phổ biến nhất hành tinh trong toàn bộ lịch sử nhân loại. Nếu như chúng ta bỏ qua hiện tượng này thì vực thẳm giữa tiếng Anh và các ngôn ngữ khác càng tăng lên. Những con người thuộc bất cứ dân tộc nào lựa chọn lao động trí tuệ, dù muốn hay không đều bị cuốn hút vào môi trường Anh ngữ, và quá trình này không thể ngăn chặn được. Như vậy, đang xuất hiện tiền đề cho tất cả những thứ tiếng khác, dần dần biến thành một kiểu ngôn ngữ công xã chỉ để sử dụng trong sinh hoạt. Tôi cảm thấy rằng tất cả ngôn ngữ ngoài thế giới Anh ngữ hiện nay đang đứng giữa ngã ba đường.

Những Hậu Quả Tiêu Cực Của Nền Giáo Dục Hậu Chiến

– Bà Nghĩ Gì Về Thực Trạng Tiếng Nhật Hiện Nay?

– Tôi cho rằng một trong những tiêu chí qua đó có thể nhận xét về trình độ văn hóa của một đất nước nào đó là số lượng những tác phẩm văn học có giá trị lưu truyền trong xã hội. Hiện nay ở Nhật Bản, nếu không phải là bestsellers thì các cuốn sách không nằm lâu trên giá. Trong trường hợp ngược lại, cuốn sách không được sử dụng và bị chấm dứt xuất bản. Đồng thời đã xuất hiện một số lượng rất lớn các cuốn sách viết nghiệp dư, chất lượng kém tràn ngập các hiệu sách – in sách trở nên rất dễ dàng. Tôi nghĩ rằng kết quả thảm hại của việc áp dụng mô hình giáo dục dân chủ của Mỹ một cách méo mó đã trở nên nhãn tiền, khi sự tiếp nhận dễ dãi được đặt lên hàng đầu. Sau chiến tranh, số tiết học tiếng mẹ đẻ tại các trường phổ thông Nhật Bản dần dần giảm đi, và thay cho việc đọc các kiệt tác văn học tiền chiến người ta bắt các em học sinh đọc những cuốn sách đơn giản mà chính các em cũng có thể viết. Kết quả của việc học tập như vậy khiến người Nhật bắt đầu chờ đợi ở sách sự đơn giản và dễ dãi, và văn học cố điển tiền chiến đã hoàn toàn thoát khỏi cuộc sống của những người đương thời.

Mặc dù vậy, rất khó giải thích cho một người ngoại quốc rằng tiếng Nhật đang lâm nguy. Phần lớn người ngoại quốc sẽ cười vào mặt bạn nếu bạn bắt đầu than phiền về tình trạng bị áp bức của tiếng Nhật. Còn phải nói – ngôn ngữ của một đất nước có trình độ học vấn cao như vậy không thể lâm nguy. Nếu một người ngoại quốc không giỏi tiếng Nhật, chẳng hạn, như nhà văn Mỹ Hideo Levy viết tiếng Nhật và dễ dàng đọc văn học Nhật thì hoàn toàn không thể cảm nhận và thấu hiểu những kỳ vọng của tôi.

Tiếng Nhật Như Là Mẫu Mực Hình Thành Nên Ngôn Ngữ Dân Tộc

– Cuốn Sách Của Bà Trình Bày Tỉ Mỉ Quá Trình Hình Thành Ngôn Ngữ Viết Nhật Bản. Nếu Như Xem Xét Lịch Sử Thì Mặc Dù Nhật Bản Nằm Bên Cạnh Nền Văn Minh Trung Hoa Phát Triển Cao, Nhưng Nhờ Yếu Tố Địa Lý Nó Tránh ĐượcSố Phận Thuộc Địa Của Trung Quốc. Người Nhật Đã Học Được Cách Dịch Sách Trung Quốc, Đồng Thời Phát Minh Ra Hai Bảng Chữ Cái Của Mình Và Tạo Nên Nhiều Kiệt Tác Văn Chương. Quá Trình Hình Thành Ngôn Ngữ Dân Tộc Nhật Bản Diễn Ra Song Song Với Việc Hình Thành Nhà Nước Dân Tộc Nhật Bản Dưới Thời Meiji (Minh Trị 1868-1912), Đó Là Một Sự Thật Hiển Nhiên..

– Vâng, ở đây cần nhắc lại sự phát triển các mối quan hệ tư bản chủ nghĩa vào thời kỳ Edo (1603-1868), khi không chỉ đã tồn tại việc in sách mà thương mại phát triển rất mạnh giữa shogunate (Mạc Phủ) và các lãnh địa phong kiến. Về phương diện phát triển tư bản chủ nghĩa, Nhật Bản thời bấy giờ đã đạt được những thành tựu xuất sắc so với các nước phương đông. Những thành tựu ấy đã tạo đà cho giáo dục và kết quả là vào năm 1868 Nhật Bản bước vào thời Minh Trị với một trình độ văn hóa của nhân dân gần như cao nhất thế giới. Những tiền đề lịch sử như vậy đã cho phép tiếng Nhật khá nhanh chóng giành được một vị thế bền vững.

Thế nhưng người Nhật hiện nay tiếp nhận ngôn ngữ của mình như một lẽ đương nhiên, không hề suy nghĩ về chặng đường lịch sử độc đáo nó đã trải qua. Tôi không nghĩ người Nhật nhận thức một cách đầy đủ rằng một đất nước không phải châu Âu thời bấy giờ trong một thời gian ngắn như vậy đã có thể hình thành nên ngôn ngữ dân tộc để giáo dục nhân dân và sáng tác văn học. Có thể, điều này nghe hơi tự tin, nhưng tôi cảm thấy rằng, sự hình thành ngôn ngữ Nhật Bản có thể trở thành tấm gương cho những nước đang đấu tranh vì sự thiết lập ngôn ngữ dân tộc của mình, đồng thời đánh thức tinh thần đoàn kết ở những nước đang ra sức duy trì và gìn giữ ngôn ngữ dân tộc.

Điều Thần Kỳ Của Văn Học Tiền Chiến Nhật Bản

– Trong Cuốn Sách Của Mình Bà Chia Ngôn Ngữ Thành Ba Nhóm Chức Năng. Thứ Nhất Là “Phương Ngữ”. Nghĩa Là Ngôn Ngữ Của Một Địa Phương Nhất Định, Chủ Yếu Là Khẩu Ngữ. Nhóm Thứ Hai Là “Ngôn Ngữ Phổ Quát”, Nghĩa Là Ngôn Ngữ Trong Đó Chuyển Tải Các Kiến Thức Và Tư Tưởng Phổ Quát. Sinh Thời Đó Là Tiếng La Tinh Để Đọc Kinh Thánh. Sau Đó Tiếng Pháp Có Những Đặc Điểm Của Ngôn Ngữ Phổ Quát. Hiện Nay Trong Lĩnh Vực Này Tiếng Anh Đứng Đầu Một Cách Vô Điều Kiện. Chiếm Vị Trí Trung Gian Giữa Hai Phạm Trù Này Là “Ngôn Ngữ Dân Tộc”. Ngôn Ngữ Dân Tộc Như Là Chiếc Cầu Nối Liền Khẩu Ngữ Bản Địa Với Ngôn Ngữ Phổ Quát Bằng Con Đường Phát Triển Ngôn Ngữ Viết, Nó Giống Như Ngôn Ngữ Thứ Hai. Hy Vọng Rằng Tôi Truyền Đạt Chính Xác Nội Dung Phân Loại Của Bà. Tiếp Theo, Bà Khẳng Định Rằng Sự Xuất Hiện Nhiều Kiệt Tác Văn Học Tiền Chiến Nhật Là Nhờ Trình Độ Phát Triển Cao Của Tiếng Mẹ Đẻ, Có Đúng Thế Không?

– Trên Đỉnh Cao Của Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Dân Tộc Thế Nào Cũng Xuất Hiện Các Nhà Văn Xuất Sắc. Dưới Thời Heian (794-1185) Cùng Với Sự Ra Đời Của Chữ Viết Kana Đã Xuất Hiện Các Nữ Văn Sĩ Lớn. Điều Này Cũng Xẩy Ra Vào Thời Minh Trị. Trong Thời Gian Phục Hưng Minh Trị Năm 1868, Chưa Tồn Tại Tiếng Nhật Như Chúng Ta Biết Hiện Nay. Nếu Như Nhật Bản Trở Thành Thuộc Địa Của Phương Tây Thì Tiếng Nhật Có Thể Đã Chuyển Sang Phạm Trù “Khẩu Ngữ” Và Bị Đẩy Lùi Bởi Các “Ngôn Ngữ Phổ Quát” Phương Tây. Thế Nhưng Nhật Bản Đã Giữ Được Độc Lập Của Mình, Nên Điều Đó Đã Không Xẩy Ra. Cụ Thể, Nhờ Có Fukuzava Yukichi Và Nhiều Nhà Khoa Học Khác, Tiếng Nhật Đã Trở Thành Ngôn Ngữ Thích Ứng Với Nhà Nước Đương Thời Và Cho Phép Nhân Dân Tư Duy Ở Cùng Trình Độ Với Các Cường Quốc Khác Trên Thế Giới. Nghĩa Là Tiếng Nhật Đã Vươn Tới Một Trình Độ Phát Triển, Khi, Là Ngôn Ngữ Dân Tộc, Nó Không Bị Tách Rời Với Thế Giới Còn Lại. Tiếp Theo, Tôi Muốn Nói Về Văn Học. Tôi Nghĩ Rằng Chính Tiếng Mẹ Đẻ Phát Triển Tới Mức Có Thể Diễn Đạt Thực Chất Tâm Hồn Nhật Bản, Đã Cho Phép Sōseki Và Nhiều Nhà Văn Khác Thời Bấy Giờ Viết Nên Những Kiệt Tác Bất Hủ. Thật Kỳ Diệu Là Hơn 100 Năm Trước Đã Xuất Hiện Một Hiện Tượng Như Vậy Trong Nền Văn Học Nhật Bản.

– Tôi nghe nói rằng tác phẩm của Sōseki hoàn toàn không thể dịch được.

– Quả đúng như vậy. Các truyện ngắn của Sōseki khắc họa rất sinh động hiện thực của thời đại ông, tuy nhiên song song với điều đó một số tình tiết được mô tả đến mức chỉ có tiếng Nhật mới chuyển tải được những sắc thái ý nghĩa của chúng. Các tác phẩm của ông thường xuyên đặt ra câu hỏi về vị trí của nước Nhật trên thế giới. Những đoạn trích như vậy thậm chí sau hàng trăm năm khiến chúng ta, những người nói tiếng Nhật, không thể thờ ơ. Và chính những câu văn đó không thể nào dịch được. Tôi thực sự cho rằng nếu đọc tác phẩm của Sōseki  bằng ngôn ngữ khác thì không thể đánh giá chúng một cách trọn vẹn.

– Thời gian gần đây, trong giới xuất bản sách của Nhật Bản, xuất hiện ngày càng nhiều tên tuổi người ngoại quốc. Nhà văn Mỹ Levy Hideo mà bà nêu trên, sau đó là nữ văn sĩ Trung Quốc Yang Yi đã đoạt giải thưởng văn học Akutagava với những tác phẩm của mình viết bằng tiếng Nhật. Bà nghĩ gì về xu thế đó?

– Tất nhiên, thật phấn khởi là tiếng mẹ đẻ của chúng ta được người ngoại quốc đặc biệt quan tâm và họ bắt đầu viết sách bằng tiếng chúng ta. Hơn nữa, viết bằng tiếng Nhật khá dễ mặc dù không phải ai cũng ý thức được điều đó. Mặt khác, hiện nay computer tự viết chữ tượng hình thay cho chúng ta. Có thể viết một số câu hội thoại ngắn thành một dòng, và đọc rất thú vị. Nếu nói về những nhà văn nước ngoài nào tôi muốn nhìn thấy trong tiếng Nhật thì đó là những nhà văn đọc nhiều tác phẩm văn học xuất sắc bằng tiếng mẹ đẻ của họ, đồng thời nghiên cứu văn học Nhật Bản.

Tiếng Nhật Như Ngôn Ngữ Thiểu Số

– Bà đã 12 năm xa rời môi trường ngôn ngữ Nhật và sống trong thế giới Anh ngữ. Tuy nhiên, sau đó bà trở về tổ quốc và bắt đầu viết truyện ngắn bằng tiếng Nhật. Nguyên dân nào dẫn tới điều đó?

– Từ nhỏ tôi đã say mê văn học tiền chiến Nhật Bản. Vì vậy, tôi ấp ủ khao khát viết bằng ngôn ngữ này, trở thành một phần của nền văn học Nhật Bản. Tuy nhiên, trớ trêu thay, khi  viết xong truyện ngắn đầu tiên “Ánh sáng và bóng tối tiếp tục” (1990), tôi nhận thức sâu sắc rằng tiếng Nhật chiếm một vị trí rất nhỏ trên thế giới. Tôi tiếc là không trở thành nhà văn viết tiếng Anh. Mặt khác, nếu nhìn vào thế giới thì đối với phần lớn cư dân trái đất, tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ lẫn ngôn ngữ thứ nhất, vì vậy, tôi đã xét lại quan điểm của mình và quyết định sẽ tiếp tục viết bằng tiếng Nhật. Mặc dù xét về mặt này, cảm giác của tôi đến nay vẫn mâu thuẫn…

Trở lại với phần đầu câu chuyện của chúng ta, giới trí thức trên thế giới càng ngày càng bị cuốn hút vào môi trường Anh ngữ. Không phụ thuộc vào đất nước đang sống, mọi người đọc và viết tiếng Anh ngày càng nhiều, đang diễn ra cái gọi là chảy máu chất xám ngôn ngữ. Trong tình hình đó, thành thực mà nói, tôi không cảm thấy lạc quan về việc một trăm năm nữa người dân bỗng nhiên muốn quay lại với tiếng Nhật, đọc và viết bằng tiếng Nhật; rằng tiếng Nhật sẽ trở về với trình độ trước chiến tranh.

Bất luận thế nào, nhất định phải giáo dục những độc giả biết suy tưởng. Chẳng hạn, Sōseki sống rất lâu ở Anh. Thế nhưng ông biết rằng khi ở Nhật vẫn còn những trí thức văn chương tầm cỡ Masaoka Siki, trở về nước ông có thể tiếp tục viết bằng tiếng mẹ đẻ và sẽ được hiểu.

Người Nhật gặp may ở chỗ, mặc dù chúng ta có một nền văn học cổ điển, kiểu như “Truyện về hoàng tử Genji”, nhưng chúng ta hoàn toàn không nhất thiết phải đọc lại nó để phát triển một ngôn ngữ văn học tốt. “Truyện về hoàng tử Genji” tất nhiên là một tượng đài văn học vĩ đại, nhưng tiếng Nhật sau thời phục hưng Minh Trị đã thay đổi nhiều đến mức, hiện nay chỉ các chuyên gia mới có thể đọc nổi Genji trong nguyên bản. Thế nhưng chúng ta có nền văn học tiền chiến. Văn học thời đại Minh Trị, Taishō (1912–1926), thời kỳ tiền Shōwa (1926–1989) – là một nền văn học cổ điển sinh động xét trên quan điểm ngôn ngữ cũng như thế giới quan. Hơn nữa, ngôn ngữ của nền văn học này không khó đọc. Nhật Bản quả thật đã gặp may vì có một hành trang văn học độc đáo như vậy trong số các nước phương đông.

Về Hiện Thực Nhật Bản Trong Tiếng Nhật

– Khi Nói Rằng Bà Quyết Định Trở Thành Nhà Văn, Không Xuất Thân Từ Môi Trường Anh Ngữ, Bà Muốn Ngụ Ý Gì?

– Có một câu hỏi không buông tha tôi: liệu người Nhật hiện nay có nhìn vào đất nước mình không. Sau thất bại trong chiến tranh đã xuất hiện những  xu thế phủ nhận tất cả những gì liên quan tới nước Nhật, và hiện nay tôi cảm thấy rằng trong đầu óc những người Nhật đương thời, đất nước chúng ta ngày càng phụ thuộc vào nước Mỹ. Văn học đương đại Nhật Bản dường như được sao chép từ văn học Mỹ và để cho có bản sắc nó được tô vẽ bằng một chút hiện thực Nhật Bản. Phải chăng người Nhật không nhận ra những khác biệt căn bản mang tính nguyên tắc giữa hai đất nước này không cho phép so sánh chúng?! Tôi nhìn thấy nhiệm vụ của mình với tư cách nhà văn Nhật Bản là chỉ ra một cách rõ ràng cho những người đương thời những khác biệt này, dường như chúng nằm trên bề mặt, thế nhưng vẫn không được nhận ra.

Ngoài ra, một điều rất quan trọng là đối lập thế giới Anh ngữ với thế giới quan bản địa của chúng ta, khác với những gì có thể viết bằng tiếng Anh. Một ví dụ tiêu biểu về vấn đề này là những bộ phim của Ozu Yasujirō. Khi quay những bộ phim này, ông không tìm cách làm vừa lòng người nước ngoài. Vì vậy, ông trình bày đời sống Nhật thời bấy giờ với những màu sắc rực rỡ, tự nhiên. Nhưng chính điều đó lại khiến người nước ngoài thích thú bởi sự độc đáo và không giống họ. Tất nhiên, chúng ta không thể so sánh văn học với điện ảnh, thế nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng về hiện thực Nhật Bản tốt nhất là viết bằng tiếng Nhật. Điều quan trọng không phải là lao vào vòng xoáy của toàn cầu hóa, mà mô tả đời sống Nhật Bản như nó vốn có, bằng tiếng Nhật. Tôi nghĩ rằng đó chính là sứ mệnh của chúng ta với tư cách  những nhà văn Nhật Bản – những con người kịp thời chiếm lĩnh hoàn toàn tiếng nói dân tộc chúng ta.

 

Nguồn Văn nghệ số 38/2017

Phạm Thúy Quỳnh đưa bài

Exit mobile version