Tập truyện ngắn ĐI BUÔN VÀNG
Mười lăm truyện ngắn được tập hợp trong tập truyện ngắn Đi Buôn Vàng và ra mắt bạn đọc tháng 7 năm 2017.
Đi Buôn Vàng là những câu chuyện cảm động, thấu lòng của những con người nhỏ bé, những tình huống dở khóc dở cười,… là tập truyện ngắn khá hấp dẫn, độc đáo, phong phú với nhiều hình thái, mức độ tình cảm trong nhiều mặt của xã hội. Đó là những lời thốt ra tự đáy lòng của những con người cùng cực không còn gì để mất:
“Ba má bỏ con ra đi khi con vài tháng tuổi, được bố mẹ đưa về nuôi yêu thương, chăm sóc con, con đã làm lụng vất vả suốt đời để có nhà cửa, ruộng vườn, để người ta quy con là địa chủ, làm đời con khốn kiếp đến cùng. Cả cuộc đời con chưa làm hại ai bao giờ… ông giời ơi, ông bà ơi, ba má ơi, bố mẹ ơi! Nếu thương con cho con được chết, con khổ quá, con đau đớn quá, con nhục nhã quá!…” (trích truyện ngắn “Dì An” của tác giả Nguyễn Lam Thuỷ)
Đó cũng có thể là một hành trình buôn vàng của ba chị em qua biên giới nhưng lại bị lừa bởi những ông trùm mafia chính cống mà không thể làm được gì; Đó cũng là những giây phút nhìn đời của một chàng trai sắp lìa xa trần thế…
Hay những bi kịch khi: “Vợ của ông chủ tịch Kiện lén lút đến nhà của một gã hoạn lợn; gã khoẻ đến độ một mình bê được cả con lợn nặng gần một tạ đi phăng phăng như mấy bà cắp cái thúng không đi chợ làng”. (Ao làng trong vắt của tác giả Vũ Đảm)
Đi Buôn Vàng được Trung tâm Văn hóa và Truyền thông Thiên Đức liên kết Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản quý 3 năm 2017.
Sách dày 220 trang.
Giá bìa: 60.000đ
Sách có bán lẻ theo giá bìa tại địa điểm của Trung tâm: 34, ngõ 12, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.
Bạn bè có thể giao dịch đặt mua lẻ qua:
[email protected]
[email protected]
MỤC LỤC
1. Nguyễn Lam Thuỷ
– Dì An
– Đi buôn vàng
– Ngày cuối cùng ở Budapest
2. Vũ Đảm
– Ao làng trong vắt
– Con Ních
– Xe người và xe trâu
3. Đỗ Trọng Khơi
– Hành trạng tâm linh
– Trần trụi con người
– Nhìn từ ánh chiếu khúc xạ
4. Đỗ Triệu
– Người kéo vó bè
– Biển vỡ
– Hoa đại trắng
5. Cao Tiến Lê
– Thượng sĩ Đông Dương
– Xin đừng quên tôi
– Vĩ tuyến 17 “trên” đất nước Mỹ