René Descartes.
René Descartes.
TVVHĐ – Đó là mệnh lệnh thúc đẩy triết gia hành động, một tư tưởng dấn thân, đối mặt với thực tại, cái sự ấy chính là cơ bản chủ yếu của triết học – Principles of Philosophy/ Principia philosophiae- mà Descartes nói đến trong những tác phẩm của ông, tất cả đều mang nặng tính chất tư duy (pensée/thinking), một nền văn hóa lớn lao nhất  ‘magnum-opus’ gần như tiếng nói rộng lớn và phổ quát. Descartes đã  xử dụng ngôn ngữ Latin vào tác phẩm của mình như một bút tích kỳ bí của văn chương triết học qua những năm 1630 và mãi đầu thập niên 1640 mới hình thành.

Nhưng có lẽ tăm tiếng như thế một phần nhờ vào tham luận phần IV; ở đây Descartes đã cung cấp đầy đủ, một tóm lược trong sáng về quan điểm của cái gọi là siêu hình, đồng thời đưa dẫn đến một lời nói như một xác quyết và được coi là thành ngữ lừng lẫy dính liền trong tư tưởng triết học : « Cogito Ergo Sum / Je pense donc je suis / I am thinking, therefore I exist » Có nghĩa là :’Tôi tư duy do đó tôi hiện hữu’ mà ngày nay thường đưa vào lý luận tư tưởng của triết học.

But  perhaps the best-known portion of the ‘Discourse’ is part IV, where Descartes provides a lucid summary of his metaphysical views, and introduces the famous pronouncement.

Đã tư duy tức là hành động của trí tuệ và tâm linh. Cái đó nó nằm trong ý thức nội tại của con người; một ý thức trầm lắng ẩn mình trong điạ hạt của tiềm thức. Một sản phẩm vĩ đại của Descartes: Tĩnh lự Khởi đầu Triết học ‘Meditation on First Philosophy / Meditationes de Prima Philosophia’. Descartes đã hoàn tất một số tác phẩm của mình trong thời gian lưu trú ở miền bắc Hòa Lan.

Dưới tiêu đề của tác phẩm, chứa đựng một tư tưởng về hiện hữu của Thượng đế và cá biệt giữa hồn và xác của con người. Nhưng Descartes làm sáng tỏ luận cứ bằng một chọn lựa thích nghi trong tác phẩm được gọi ‘Tĩnh Lự Khởi Đầu  Triết Học’  (Meditations on First Philosophy) một chỉ định từ về việc hợp thông, một trao đổi trung thực, nghĩa là không có chuyện cưỡng bức hay giới hạn giữa Thượng đế và linh hồn, cái đối đãi đó là một cư xử thông thường cho tất cả những gì đã được khám phá trong bộ môn triết học lý tính nầy (philosophizing). Tĩnh lự là một hành động hết sức trong sáng đầy sinh động, được xem như là một chối bỏ về những thành kiến cũ xưa để rồi đi lùng kiếm và thiết lập cho một nhận thức đáng tin cậy. Descartes đã viết trong phần mở đầu: “ Tôi không thể thúc bách mọi người phải đọc những cuốn sách nầy ngoại trừ những thứ đó người ta có thể làm được và mong muốn cùng tôi tĩnh tâm  một cách nghiêm túc” ( I would not urge anyone to read this book except those who are able and willing to meditate seriously along with me) đề tài đó như gợi ý; sách không có dụng ý tìm kiếm một khám phá về sự tĩnh nghỉ dành cho lý luận của một chủ thuyết nhưng sắp xếp cho một tâm thức mà tâm thức phát khởi tự chính nó. Hành động đó Descartes muốn duy trì trong mỗi chúng ta để trở nên cái điều không thể xác quyết như một biện chứng tiên khởi cho một hiện hữu; theo suy nghĩ của Descartes; tất thảy đều qui vào sự hiện hữu của Thượng đế. Cuối cùng chỉ là bản chất cho những chất liệu đó mà thôi và chỉ là một sự thật như nhiên của trí tuệ con người -the true nature of the human mind only- .

Khi phát hành tập tham luận nầy được chia ra ba tiểu luận điển hình như một minh họa cho phương thức của Descartes; lấy tên là Thị Lực học (Optics / La Dioptrique), Khí Tượng học (Meteorology / Les Météores) và Hình học (Geometry / La Géométrie) Ba phân đoạn nầy là một áp dụng sự thể rõ ràng về kỷ thuật thuộc tính kỷ-hà-học mathematical techniques là vấn đề khoa học vật lý physical science và đưa tới nhiều điều bổ ích nói về cái như nhiên của cảm-tính-nhận-thức sense-perception và tương quan giữa trí tuệ và tâm linh mind and soul.

Tác phẩm cuối cùng và quan trọng của Descartes là cuốn: ‘Lòng Ước của Tâm Linh’ The Passions of the Soul / Les Passions de l’âme. Đây là một tác phẩm chủ yếu, sáng tạo về một đề tài rộng lớn bao gồm 212 phân đoạn. ‘Lòng Ước’ là một luận thuyết (treatise) một chuỗi dây chuyền liên hợp giữa tâm-sinh-luân-lý-học -physiology-cum-psychology-cum-ethics- lý lẽ nầy được giải bày trong một thư trả lời của Descartes; thế nào là tâm linh của con người (soul of  man) và thể chất tinh thần của con người (bodily spirits) Nhưng ‘Lòng Ước’ không những cho chúng ta một hình ảnh chói lọi đầy sinh động về cái nhìn như nhiên của Descartes. Mà ở trong tư tưởng đó nó bao hàm một cái gì bí ẩn bao la của hai bản chất mà hai thứ đó không thể dung hòa được -Tâm Linh và Thể Xác- Đôi khi điều đó làm cho Descartes thấy cái giá trị gặt hái được là đi từ trong sâu thẳm của một hệ thống triết học mà ra. Something which Descartes saw as the most precious fruit to be gathered from a sound philosophical system.

Năm 1637 cho xuất bản tập ‘Tham luận về Phương pháp Đúng đắn nhất Đưa dẫn đến Lý do của Con người và Tìm kiếm Sự thật trong Khoa học’. (Discourse on the Method of Rightly Conducting One’reason and for Seeking Truth in the Sciences / Discours de la Méthode pour Bien Conduire Sa raison et Chercher la Vérité dans la Sciences).

Đây là một tham luận dài cần đọc với một dàn trải đầy đủ; ở đây bài viết có hạn định không thể kéo dài thời gian để rồi đi tới uẩn khúc cho một triết thuyết như thế. Nhất là triết thuyết của René Descartes, điều mong muốn duy nhất là chẻ ra thành 6 phần qua từng chủ đề, một toát yếu cho mỗi bài ‘Tham luận’ được nêu :

– Phần nhất; tìm hiểu và luận bàn về mối quan tâm sự khác biệt của khoa học.

– Phần hai; quy luật chính của phương pháp mà Descartes đã cố công tìm kiếm.

– Phần ba; tìm hiểu quy luật của nền luân lý đạo đức mà Descartes bắt nguồn từ phương thức đó.

– Phần bốn; nêu lên những lý do mà Descartes chứng tỏ sự hiện hữu của Thượng đế và tâm linh của con người, đó là nguồn cơn siêu hình của ông.

– Phần năm; sắp xếp những vấn đề có tính vật lý mà Descartes đã tìm thấy, đặc biệt  lý giải được tấm lòng tích cực của ông và những việc nan giải khác có liên quan đến y dược và một dị biệt khác giữa một động vật có tâm hồn (con người).

– Phần sáu; phần cuối của bài tham luận, là những gì Descartes tin tưởng và thỉnh nguyện về sự tu tập rộng lớn hơn là qua những gì mà ông đã làm trước đây. Đó là động lực đưa ông tới những lý thuyết triết học được tồn lưu cho đến nay.

Trong phần IV của tập ‘ Tham Luận về Phương Pháp’ được ông miêu tả bằng cả một cố gắng để tìm thấy vị trí siêu hình vững chắc,  đủ để cung ứng như một cơ bản cũng cố nền tân khoa học. Ở đây Descartes tường thuật như một dự phóng chối bỏ về tất cả những gì thuộc về lòng tin trong một mức độ yếu kém dể sinh ra nghi ngờ; đó là khám phá về ý nghĩa ‘Cogito’. Tôi tư duy, do đó tôi tồn lưu hoặc Tôi tư duy, do đó tôi hiện hữu. (I thinking, therefore I am or I am thinking , therefore I exist) Cái sự cố đó là chính yếu đầu tiên cho một tân triết học của Descartes. Sự cần thiết và quan trọng của Cogito là nghĩ về những điều gì tương quan cho một tâm linh nhập thể rõ nét để đi vào thân thế của con người, ấy là chính yếu đầu tiên (first principle). Nói chung những kinh nghiệm đó chắc chắn đầy đủ cho một Cogito; trung thực và sáng tỏ dành cho một ý thức. Kinh nghiệm của một nghi ngờ là kinh nghiệm không hoàn toàn; nhưng ở đây là một giả thuyết về ý nghĩ của hiện hữu nhiều hơn cái người ta tự có lấy.

Thiết nghĩ rằng; Descartes đưa ra vấn đề giữa Con người và Thương đế trong những bài viết cũng như tham luận của ông , không tránh khỏi những cuộc tranh luận có tính cách rộng lớn; đó là hiện hữu của Thương đế: một ý niệm hoàn toàn tuyệt đối, một xác quyết hiện hữu. Từ cái ý niệm tự có đó, cho chúng ta suy ra rằng sự hiện hữu của Thương đế là hẳn nhiên. Descartes tiếp tục đưa ra những tranh luận như một nhận thức sâu xa, tùy vào những gì Thượng đế tạo ra. Nếu chúng ta không thừa nhận sự hiện hữu đó, thời chúng ta không thể tránh khỏi sự nghi hoặc về cái thực thể của thân thế chúng ta. Thật ra chỉ có một điều duy nhất là nhận sự hiện hữu, một hiện hữu hoàn toàn -is a perfect being- tất cả bắt nguồn từ những tính chất đó mà ra, ấy là điều chắc chắn rằng mọi thứ rõ ràng và ý thức được sự thật giữa tâm linh và thể xác -soul and body-.

Tĩnh lự  bước khởi đầu triết học / The meditations on first philosophy là nguồn gốc chính yếu của khoa triết học, phát sinh từ sự bằng lòng. Bước Khởi đầu Triết học / First Philosophy được người đọc cho là đồng nghĩa của siêu hình học, nặng tính trừu tượng của Descartes, một hiện hữu tổng quát, còn hơn giống một thứ gì của hiện hữu; bởi vì cuốn : Tĩnh lự bước khởi đầu triết học không hẳn đưa lên chủ đề nói về Thượng đế và tâm linh, nhưng ở đây là một tổng thể với tất cả những gì có được mà như chúng ta biết, qua đó là một thảo luận triết học lý tính (philosophizing). Nhưng từ ngữ ‘Tĩnh Lự’ tự nó như một gợi ý cho một nguyên tố mới để đạt đến một thảo luận triết học mà thôi, cái đó ảnh hưởng lớn lao cho những tác phẩm của Descartes. Tranh luận dựa trên hai chiều kích của vấn đề, một là cống hiến, hai là cung ứng bởi một chấp thuận cụ thể rõ ràng và chính yếu, đồng thời dẫn chứng từ gốc ngọn có thẩm quyền, như trường hợp Aristotle…

René Descartes là một triết gia có một tầm hiểu biết rộng lớn bao quát khắp thế gìới, cha đẻ triết học hiện đại Phương Tây. Những gì Descartes đã viết về tất cả những lý lẽ mà ông đã nêu; nếu chúng ta thực lòng tìm hiểu nguồn cơn, tự sự của nó, đó là những tác phẩm vĩ đại  ở vào thế kỷ XVII, một cuộc cách mạng trí tuệ mà những học giả xưa cũ có một cái nhìn cạn cợt làm mất đi cái nền tảng chính yếu, để rồi từ đó thành lập một triết học hiện đại, một tư duy khoa học được đặc ra. Chúng ta tin tưởng và hy vọng  rằng những gì của Descartes đã đưa ra  đều có thể xem là hiệu ứng, một lý do có thể thay mặt cho một chọn lựa đúng nghĩa, một cái gì gắn bó hầu như quan trọng và cần thiết cho một tư duy, cho một hệ thống có tính triết học.

Lý Luận của Tĩnh Lự

Descartes đã đạt đến vấn đề của sự thật, một thử nghiệm canh tân hết sức nổi bật, hấp dẫn và lôi cuốn. Chân lý đó không cần phải đi lùng kiếm qua bất cứ điều gì có tính độc đoán cho việc thử nghiệm, cốt để phân tích vấn đề mà sự đó cho ta tìm hiểu một tư duy bộc phá với đầy đủ chứng cớ để có một cái nhìn dưới nhiều lăng kính khác nhau. Điều vô cùng đặc biệt; một liên quan bao trùm, cách ly những tồn tại mà con người đặc niềm tin trước đây: không phải những ý nghĩ bất chợt đó, nhưng khẳng định một cách sâu xa và rõ ràng hơn cả.

More particularly, it involved a wholesale repudiation of one’s former belief: not merely casual opinions but deep convictions.

Nhưng điều gì cần để đi tới cái không quy luật đó? Cái sự cớ ấy như gò đống chồng chất khó gỡ (puzzled) cho cái thời được gọi là đương đại (của Descartes) mà chính ông là kẻ có thể hài lòng về điều đó. Nhưng ở đây Descartes thúc bách sự cớ như đặc vào một điều có thể nhận đúng (probable) của một cấp độ sai lầm tuyệt đối. Giờ đây lý luận đó là một điều hoàn toàn hẳn hoi, một triết thuyết trong sáng, một lý luận vững chãi cho một tư tưởng của Descartes. Có như vậy tìm thấy được trong ‘Tĩnh lự’ những chứng tích mạch lạc của triết học. Đồng thời giải tỏa những định kiến cũng như phục sinh sự nghi ngại mà xưa nay lưu truyền; chính nhờ đó mà tạo nên một ấn tượng mạnh cho một triết thuyết. Thành quả kiến thức của hiện thực xẩy ra ngay sau đó. Tuyết trông giống trắng: nhưng có trắng hay không thì nó là trắng hoặc không;  thật sự chúng ta cũng không biết. “Chúng ta không thể đạt tới kiến thức”  (We cannot achieve knowledge) một cách hoàn toàn. Descarters không những chỉ thừa nhận, nhưng nhấn mạnh điều đó rằng là chúng ta phải hết sức bình thường để thỏa thuận với cái điều có thể nhận là đúng.( Tham Luận. p.22-3/24-5) (Descartes not only admits but insists that we must normallly be content with probability.(Discourse .p. 22-3/24-5)

Có lẽ đây là vấn đề khuếch đại bởi sự lo lắng của tôn giáo, của những kẻ vô thần vốn đã từ chối sự hiện diện của Thượng đế và ngay cả cuộc đời sau cái chết, điều  nầy thường tỏ ra vô luân và sa đọa của những kẻ vô tín đối với tôn giáo.

Như thế; Tĩnh lự Tiên khởi của Descartes là điều không phải giản đơn để đưa tới một sự tranh luận cho việc nghi ngờ mang dấu hiệu của cảm tính. Trong một buổi đối thoại chưa kết thúc về đề tài : Tìm kiếm  một sự thật đúng nghĩa của nguồn sáng nguyên nhiên (The search for Truth by Means of the Natural Light / La Recherche de La vérité par La lumière Naturellle). Người thay mặt Descartes nói rằng: ‘cuộc tranh luận của ông cho thấy nghi ngờ về cảm tính sẽ đạt một kết quả trọn vẹn nếu sự kiện đó xuất hiện đầy đủ với một hình ảnh cho người nghe’. Đây là một đòi hỏi đi tới đam mê, một tập quán cho một chức năng của phép tu từ học (the functions of rhetoric) Đây là một trong những cách biện luận của Descartes trong chương trình hợp tác, một yếu tố cần thiết dành cho việc đối thoại để thiết lập  cho một tĩnh lự. Tất cả không phải hoàn toàn như chúng ta mong muốn, do đó chúng ta theo phương hướng của Descartes may ra ‘Tìm thấy được Sự thật’.

Vậy thì; chủ nghĩa hoài nghi có thể quay ngược để chống lại triết học lý tính tự nó? Cái sự khám phá của người suy tưởng (thinker) về vai trò hiện hữu, như nhận biết cái sự cớ của ‘Cogito’là điều như đã bàn thảo qua triết học Phương tây. Vậy thì làm thế nào biết rõ một cách chính xác về sự yêu cầu của người trầm tư (meditator) qua kiến thức hiện hữu của Descartes? Trong cuốn ‘Tham luận về Phương cách’ (Discourse on the Method) sự hiện hữu đã hiện ra với hàm ý: ’je pense, donc je suis / I am thinking, therefore I exist’. (Trong Discourse 6-32) Ở đây đã cho chúng ta một suy luận để thấy được sự thay thế đó như một trực giác xẩy đến : “Tôi có thể chấm dứt quyết định nầy mà đây chỉ là mệnh đề; ‘Tôi đây, tức Tôi hiện hữu’ mà mỗi khi điều đó được nói ra từ tôi hoặc đưa tới một ý thức trong tâm tôi; đó mới là sự thật cần thiết”

Here the inferential structure seems to be replace by a direct intuition: ‘I can finally decide that this proposition, ‘I am,I exist’ whenever it is uttered by me, or conceived in the mind, is necessarily true. (p.18).

Tĩnh lự đưa tới một hình ảnh trừu tượng của siêu hình, một đối đãi có tính khoa học về cái đích thực của hiện hữu (ontological) Tham luận (Discourse) là tụ điểm quan hệ giữa ‘Tôi tư duy’ và ‘Tôi hiện hữu’ Nhưng đây không phải là yêu cầu dành cho cái kiến thức tổng quát; ‘Dẫu là tư duy, hiện hữu’ cái đó không ám chỉ vào hoàn cảnh ở nơi triết thuyết nầy.

Đối tượng của Cogito đã đi tới những tranh luận và khảng định tư tưởng của Descartes về ‘tư duy’ và ‘hiện hữu’ một cách mãnh liệt ở vào thế kỷ XVIII với những tư tưởng gia Đức Lichtenberg, Nietzsche (Ngoài kia cái Tốt và Xấu/Beyond Good and Evil) đều trả lời cái sự cớ của Descartes chưa phủ quyết giữa tư duy và hiện hữu. Bởi vì Cogito có thể diễn giải như một liên trình của trực giác đầu tiên qua cái gọi là ‘Tôi tư duy’ rồi từ đó đưa tới ‘Hiện hữu’. Descartes nghĩ; đây là một yêu cầu để diễn đạt sự lẽ của hiện hữu giữa con người với tâm linh, giữa con người với Thượng đế hầu đưa tới đổi thay cho một triết thuyết. Nhưng điều đó cũng có thể xẩy ra, chủ thuyết của Descartes vẫn trong sáng, cuối cùng vẫn là lợi ích và ngay cả sự phân tích mới đây được coi là hiệu ứng để chống trả thẳng thắng vào cái hiểu biết đơn giản cho một lý thuyết như thế. Descartes đã giảm đi cái ‘tôi/self’

để hiểu những điều về mình như một sự khéo léo khôn ngoan và tạm thời : một chuyển đổi hết sức đặc biệt để khám phá những giao lý xác thực. Tuy nhiên sinh mệnh làm người là một tổng thể dính liền giữa kinh nghiệm và hành động sống mà trong đó chức năng của tâm linh và xác thân là một sự hoà hợp nhất trí. Công tâm mà nói; tư tưởng Descartes là ý niệm của hồn và xác (mind / body) giao thông đó đem lại một sự tĩnh lự. Ở đây người ta xem chủ thuyết của  Descartes như bao hàm ý niệm học và biểu tượng học; điều đó khó để lãnh hội một cách thông suốt cho một vị trí thưộc về triết học hoặc chủ thuyết đó có khuynh hướng về ý niệm học. Vấn đề yêu cầu ở đây là phân tích có tính lịch sử.

Điều chắc chắn; triết học giúp cho Descartes sắp xếp lại cái chương trình nghị sự, mà ít ra còn lưu truyền vào những thế kỷ tiếp nối: tác phẩm của Spinoza, Malebranche và Leibniz đưa ra là hoàn toàn thay đổi, vấn đề đó tưởng như là không thể giải quyết được ý niệm trí tuệ của Descartes và vấn đề đó tách ra khỏi bản chất, có thể là khả năng giao lưu giữa trục lộ của con người và triết học.

Có lẽ; ảnh hưởng tư tưởng của Kant và Hegel mà làm giảm đi sự hiện diện của Descartes ở thế kỷ thứ mười chín. Nhưng chắc chắn triết thuyết của ông sẽ trở lại với triết học Âu châu vào thời kỳ phát động cao trào văn học của thế kỷ hai mươi.

Cho dù nặng lời bình phẩm ông trong mọi chi tiết. Husserl trách cứ ở Descartes về cái sự cớ đó như  một bộc phát dành cho hiện tượng học thì đúng hơn. Chủ đề mang nặng tính chất ‘chủ nghĩa’ Cartesian -Tĩnh lự Cartesian- được nhắc nhở và  nói đến nhiều hơn, nói một cách rõ ràng, minh bạch!.

Jean-Paul Sartre đã lắp ý tưởng của Cogito vào ‘Hiện hữu và Hư không / In being and Nothingness’ như một hiện tượng học dành riêng cho Sartre và nhiều tư tưởng gia thời đó đã dựa vào để tạo được mục đích sâu xa và uyên bác, hứa hẹn hơn trong ‘Tĩnh lự’ của Descartes. Triết học gần giống như một cái gì năng nổ, như thời trang, một thời thượng cho riêng mình, thời đại mình… nhưng; tất cả sẽ được phán quyết bởi lịch sử vào những thế kỷ về sau. Mới mong định được giá trị của Descartes. Cho nên chưa hẳn là chủ thuyết chính yếu để nói lên một cái gì.

Meditations gần như mất đi vị trí và chức năng của nó mà ngược lại đang đối đầu giảo nghiệm của nền triết học Âu châu trước và sau khi học thuyết (doctrine) của René Descartres ra đời.

Cuộc đời và sự nghiệp của Descartes(*) từ khi bước vào đời cho tới khi nằm xuống là cả một luận đề tranh luận và đối kháng. Một nội chiến tôn giáo (Công giáo và Tin lành, ròng rã hơn 30 năm) Sự cớ đó ảnh hưởng phần nào trong những tác phẩm triết học của ông. Descartes đã ‘Trầm Tư’ với thế gian  hơn 4 thế kỷ qua. Ông sống và làm việc là đi trên những bước thăng trầm của cuộc đời, nhận không biết bao nhiêu lời bình phẩm kể cả những chi tiết nhỏ nhặt. Tuy nhiên Tĩnh lự / Meditations vẫn được xem là tác phẩm có ít nhiều trắc nghiệm cho triết học Phương tây từ xưa cho đến nay. Nhiều tư tưởng gia đã đứng ra thách đố luận thuyết của ông hoặc chối từ tư tưởng của ông, có một số khác miệt thị và bỏ hẳn; nhưng vấn đề, lề thói học thuyết của ông chắc chắn là nguồn cơn, tự sự cho những gì thuộc bộ môn triết học vẫn còn đang phát triển và tiếp nối. ‘Chủ nghĩa’ phê bình mà ông đã nhận và tiếp tục nhận như là một gián tiếp chúc tụng, với ông chẳng tỏ ra cảm kích cho mấy; kể cả mục lục liệt kê trong đó; nói cho ngay chả hơn kém gì (nonetheless) về một tiềm năng mãnh liệt cho một triết lý vĩ đại của  Descartes cả.

Thế nhưng : “Tôi tư duy, do đó tôi hiện hữu” vẫn đầu môi, trước lưỡi của những nhà phê bình và những kẻ chưa biết gì về Descartes. Âu đó cũng là một sự lý giữa đời này. Phương ngữ có nói một câu như sau: ‘Nói thì hay vỗ tay thì dở’. Thế đấy!

Cha đẻ khoa phân tâm học Sigmund Freud nói: “Psychic shit” tạm dịch: ‘Cứt tâm lý’. Đưa câu nói nầy vào bài viết triết học của René Descartes hợp không nhỉ ?

Võ Công Liêm (ca.ab. rằm tháng giêng âm lịch. 2/2012)

__________________

(*) René Descartes.

– Sanh: 31/3/1596 . Tại: La Haye. Thuộc hạt: Touraine. Pháp quốc.

– Chết : 11/2/1650 . Bệnh lao phổi.

8 tuổi học trường dòng Tên. Tốt nghiệp đại học Tổng hợp Poitier. Descartes là tư tuởng gia, nhà triết học, nhà tiên phong toán học, vật lý học hiện đại Pháp. Mở đầu triết học chủ nghĩa duy lý.

Ông để lại nhiều thư, văn có giá trị cao : Hình học (1637) Tham luận về Phương pháp (1637) Tĩnh lự và Siêu hình học (1671) Khúc xạ học (1637) Nguyên lý Triết học (1644) Luận về Dục tính (1649) Quy tắc Chỉ đạo Lý trí (1701)

SÁCH ĐỌC:

–  Discourse on Method and Meditations on First Philosophy. René Descartes. Trans. by Donald A. Cress. Hackett Publishing Company 1993. USA.

– Meditations on First Philosophy (with Selections from the Objections Replies) Trans.by Michael Moriarty.  Oxford University Press Inc. New York. NY 2008. USA.

–  The Life of René Descartes and its place in his Times. The Free Press. London 2005.

–  Treatise of Man. René Descartes (Great Minds Series) Trans. by Thomas Steele Hall. Prometheus Books. New York. NY 2003.USA.

–  http://www.wright.edu/cola/descartes

–  Danh Nhân Thế Giới (Văn học Nghệ thuật/Khoa học Kỹ thuật) NXB Văn hoá/Thông tin. HN/VN 1988.

Exit mobile version