Tiểu thuyết cổ xưa nhất của nhân loại – “Truyện Genji” (Nhật Bản) đã được dịch ra tiếng anh với phiên bản mới nhất có độ dài 1360 trang, thực hiện bởi dịch giả người Mỹ Dennis Washburn.
Một bản in khắc gỗ của Utagawa Hiroshige từ bộ “Truyện Genji trong 45 chương”. Ảnh: Japan Times
Được viết vào khoảng năm 1.000 trước Công Nguyên, “Truyện Genji” của Murasaki Shikibu được giới học giả công nhận là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của nhân loại và có thể coi như là tác phẩm văn học Nhật Bản có sắc ảnh hưởng lớn nhất khi truyền cảm hứng cho vô số bộ phim truyền hình và trong lĩnh vực nghệ thuật.
Với bản dịch tiếng Anh hơn 1.000 trang, cuốn sách đồ sộ của nền văn học xứ Phù Tang là một thử thách thực sự cho bất kỳ dịch giả nào.
“Đó là công sức 15 năm ròng miệt mài làm việc hầu như mỗi ngày của tôi” ông Dennis Washburn, giáo sư đại học Dartmouth, Hoa Kỳ, chia sẻ. Trước đó, ông đã tham gia vào một nhóm dịch giả ưu tú để đưa ra bản dịch tiếng Anh cho tác phẩm kinh điển của Murasaki. Đây là một cuốn tiểu thuyết kết nối cuộc đời của Hoàng tử Genji- một người con riêng nhưng rất được Hoàng đế cưng chiều- với những câu chuyện tình của ngài. Không giống các tiểu thuyết thông thường, “Truyện Genji” còn tiếp tục đưa độc giả đến với những mưu đồ và sự thất vọng của những hậu duệ của các nhân vật cận thần trong Hoàng tộc.
Nhà nghiên cứu về Trung Quốc, Nhật Bản người Anh – Arthur Waley – là người hoàn thành bản dịch đầu tiên của tác phẩm này, được xuất bản giữa những năm 1920. Sau đó, đã xuất hiện những bản dịch tiếp theo của Edward Seidensticker năm 1976 và của Royall Tyler năm 2001.
Bản dịch mới nhất hoàn thành năm 2015 là của dịch giả Washburn. Ông lần đầu biết đến bản dịch của tác phẩm vào cuối những năm 1970 và nghiên cứu về bản nguyên tác trong những năm đại học 10 năm sau đó. Nhà xuất bản W.W.Norton đã đề xuất với ông về ý tưởng cho ra mắt một bản dịch mới vào năm 1998, nhưng phải đến năm 2000, công việc mới thực sự bắt đầu.
“Trước đây tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ dịch tác phẩm này” Washburn kể. “Và thú thật là tôi đã tốn khá nhiều thời gian suy nghĩ trước khi nhận lời làm công việc này. Đó là một viễn cảnh đầy khó khăn và lúc đó tôi thực sự không đủ tự tin”.
“Mỗi bản dịch mới của “Truyện Genji” lại rất khác so với các tiền bản. Tôi thật sự tôn trọng tất cả những bản dịch này”, Washburn nói. “Mỗi tác phẩm đều có những nét hay riêng. Tuy nhiên, một kiệt tác như “Genji” thì không thể chỉ có duy nhất một dịch bản cho nên tôi đã đề ra một số mục tiêu cho dịch phẩm của mình”.
Washburn mong muốn độc giả tiếp nhận bản dịch của mình cùng với một sự gần gũi mà nguyên tác đã đem đến cho người đọc khi lần đầu được xuất bản vào thời đại Heian (Bình An, 794-1185). Và đồng thời, ông cũng hy vọng tác phẩm của mình vẫn giữ được nét phong phú về mặt ngôn ngữ và lối bóng gió mà trước đó đã giúp Murasaki trở thành một văn nhân phi thường.
Khi được hỏi về sự liên hệ của tác phẩm với thế giới hiện tại, năm 2015, Washburn cho rằng “những nguyên tắc tâm lý, luân lý được bàn đến trong cái thế giới hư cấu của truyện cũng dễ nhận ra và gần gũi với thực tại như là khi nó được viết trong quá khứ”.
Bản dịch mới nhất hoàn thành năm 2015 là của dịch giả Washburn. Ông lần đầu biết đến bản dịch của tác phẩm vào cuối những năm 1970 và nghiên cứu về bản nguyên tác trong những năm đại học 10 năm sau đó. Nhà xuất bản W.W.Norton đã đề xuất với ông về ý tưởng cho ra mắt một bản dịch mới vào năm 1998, nhưng phải đến năm 2000, công việc mới thực sự bắt đầu.
“Trước đây tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ dịch tác phẩm này” Washburn kể. “Và thú thật là tôi đã tốn khá nhiều thời gian suy nghĩ trước khi nhận lời làm công việc này. Đó là một viễn cảnh đầy khó khăn và lúc đó tôi thực sự không đủ tự tin”.
“Mỗi bản dịch mới của “Truyện Genji” lại rất khác so với các tiền bản. Tôi thật sự tôn trọng tất cả những bản dịch này”, Washburn nói. “Mỗi tác phẩm đều có những nét hay riêng. Tuy nhiên, một kiệt tác như “Genji” thì không thể chỉ có duy nhất một dịch bản cho nên tôi đã đề ra một số mục tiêu cho dịch phẩm của mình”.
Washburn mong muốn độc giả tiếp nhận bản dịch của mình cùng với một sự gần gũi mà nguyên tác đã đem đến cho người đọc khi lần đầu được xuất bản vào thời đại Heian (Bình An, 794-1185). Và đồng thời, ông cũng hy vọng tác phẩm của mình vẫn giữ được nét phong phú về mặt ngôn ngữ và lối bóng gió mà trước đó đã giúp Murasaki trở thành một văn nhân phi thường.
Khi được hỏi về sự liên hệ của tác phẩm với thế giới hiện tại, năm 2015, Washburn cho rằng “những nguyên tắc tâm lý, luân lý được bàn đến trong cái thế giới hư cấu của truyện cũng dễ nhận ra và gần gũi với thực tại như là khi nó được viết trong quá khứ”.
Theo Hải An – Hà Nội mới online (dịch từ Japan Times)