Tiến tới Liên hoan Thơ châu Á lần thứ nhất, đầu năm 2012
Theo Thống kê “Sách nước ngoài xuất bản ở Trung Quốc trong 60 năm (1949-2009)” của báo điện tử “Đọc sách” của Tổng công ty sách Trung Quốc (www.dushu.com), thì Việt Nam đã có tới 180 cuốn sách văn học được dịch sang Trung văn và xuất bản ở Trung Quốc, trong đó có những tập thơ sau đây của Việt Nam được dịch sang Trung văn và xuất bản tại nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, một nước có dân số chiếm ¼ loài người này.1- “Quê hương chiến đấu”, thi tập 1948-1954, tác giả Hoàng Trung Thông, dịch giả Bánh Nãi Lương, NXB Tân Văn nghệ, 130 trang, năm 1958; 0,38 nhân dân tệ.
2- “Thanh Hải”, tác giả Thanh Hải, dịch giả Vi Bình, 78 trang, NXB Tác gia, năm 1965; 0,23 nhân dân tệ.
3- “Gió lộng”, tác giả Tố Hữu, dịch giả La Nhĩ Trang, 64 trang, NXB Tác gia, năm 1963.
4- “Tiếng hát đôi bờ”, tác giả Tố Hữu, 119 trang, NXB Ngoại văn Việt Nam, năm 1964.
5- “Miền Nam Việt Nam đang chiến đấu”, tác giả Tố Hữu, Thanh Hải; dịch giả Lê Tiễn, 172 trang, NXB Tác gia, 1964; 0,51 nhân dân tệ.
6- “30 năm đời ta có Đảng”, tác giả Tố Hữu, dịch giả Nông Gia Ngưu, 19 trang, Báo Tân Việt Hoa (VN) xuất bản, năm 1959.
7- “Tố Hữu thi tập”, tác giả Tố Hữu, 190 trang, NXB Văn học nhân dân, năm 1960; 0,06 nhân dân tệ.
8- “Bầu trời và biển cả anh hùng”, tác giả Chế Lan Viên, dịch giả Hoàng Vĩnh Giám, 88 trang, NXB Tác gia, năm 1965; 0,28 nhân dân tệ.
9- “Chào Trung Quốc”, tác giả Tố Hữu, dịch giả An Chí Tín, 79 trang, NXB Văn học nhân dân, năm 1959; 0,26 nhân dân tệ.
10- “Bài ca chim chơ rao”, tác giả Thu Bồn, 69 trang, NXB Ngoại văn Việt Nam, năm 1965; 0,15 nhân dân tệ.
11- “Quê hương tôi”, tác giả Tố Hữu, dịch giả Tùng Liễu, 143 trang, NXB Tân văn nghệ, năm 1957; 0,42 nhân dân tệ .
12- “Việt Bắc”, tác giả Tố Hữu, dịch giả Nhan Bảo và Bành Nãi Lương, 82 trang, NXB Tác gia, năm 1956; 0,28 nhân dân tệ.
13- “Việt Nam công nhân thi tuyển”, tác giả Nguyễn Anh Tài…, dịch giả Điền Sấu, …,143 trang, NXB Văn nghệ Thượng Hải, năm 1960; 0,42 nhân dân tệ.
14- “Ánh sáng và phù sa”, tác giả Chế Lan Viên, dịch giả Hoàng Vĩnh Giám, NXB Tác gia, năm 1963; 0,23 nhân dân tệ; Năm 1965 tái bản 1,55 nhân dân tệ.
15- “Bão tố Miền Nam”, tác giả Giang Nam, dịch giả Đại Học, NXB Tác gia, năm 1965, 197 trang; 0,43 nhân dân tệ.
16- “Thù muôn đời muôn kiếp không tan” (bạn dịch là Thâm thù đại hận), Tố Hữu và nhiều tác giả, 130 trang, NXB Nhân dân Hồ Nam biên tập và xuất bản, năm 1965; 0,28 nhân dân tệ.
17- “Kim Vân Kiều truyện”, tác giả Nguyễn Du, dịch giả Hoàng Dật Cầu, Á Phi văn học tùng thư, 161 trang, NXB Văn học nhân dân, năm 1959; 0,11 nhân dân tệ; Bìa cứng 1,20 nhân dân tệ.
18- “Chiến sĩ”, tác giả Nguyễn Đình Thi, dịch giả Tùng Liễu, 97 trang, NXB Tác gia, năm 1964; 0,28 nhân dân tệ. NXB Tân Văn nghệ, 1958, 60 trang; 0,16 nhân dân tệ.
19- “Ngục trung nhật ký”, tập thơ, tác giả Hồ Chí Minh, 93 trang, NXB Ngoại văn Việt Nam, năm 1960; 0,35 nhân dân tệ.
21- “Người con gái Việt Nam”, tác giả Tố Hữu, dịch giả Lý Á Thư, 55 trang, NXB Văn nghệ Thượng Hải, năm 1959; 0,24 nhân dân tệ.
22- “Hoàng Văn Hoan Hán văn thi sao”, tác giả Hoàng Văn Hoan, 126 trang, NXB Văn học nhân dân, năm 1980, 0,28 nhân dân tệ, bìa cứng 1,20 nhân dân tệ; Năm1988; 2,15 nhân dân tệ.
Tuy không cung cấp tư liệu kỹ càng như Bản thống kê của Tổng công ty Sách Trung Quốc, song trang web của Thư viện Trung Quốc (www.sinolib.com), còn giới thiệu những cuốn sách của Việt Nam đã được lưu trữ tại Thư viện quốc gia Trung Quốc.
Bước đầu tra cứu, tôi thu được kết quả là:
Tập thơ “Chiến sĩ” của nhà thơ Nguyễn Đình Thi được hai Nhà xuất bản ấn hành bản dịch: Tân Văn nghệ xuất bản xã, năm 1958; Tác gia xuất bản xã, năm 1964.
Nhà thơ Chế Lan Viên có hai tập thơ được xuất bản: “Ánh sáng và phù sa”, do Tác gia xuất bản xã, xuất bản tại Bắc Kinh, năm 1963; “Bầu trời và biển cả anh hùng”, do Tác gia xuất bản xã Thượng Hải biên tập sở, phát hành tại Thượng Hải, 90 trang, năm 1965.
Tại thư viện quốc gia này, có lưu trữ những tác phẩm thơ, lý luận phê bình thơ Việt Nam, in tiếng Viêt, in bìa sách kèm theo, như: “Về Kinh Bắc” của Hoàng Cầm; “Một số đặc trưng nghệ thuật thơ tứ tuyệt đời Đường” của Nguyễn Sĩ Đại; “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” của Xuân Diệu; “Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam” của Nguyễn Vũ Tiềm; “Thơ Thiền Lý-Trần” (không ghi tác giả); “Thơ Mai Am và Huệ Phố” của Lương An và Lê Nguyễn Lưu.
Nhà thơ Tố Hữu có 9 tập thơ dịch sang Trung văn, xuất bản tại Trung Quốc, và lưu trữ tại Thư viện quốc gia Trung Quốc, là: “Việt Bắc”, Tác gia xuất bản xã, năm 1956; “Quê hương tôi”, Tân văn nghệ xuất bản xã, năm 1957; “Ba mươi năm đời ta có Đảng”, Tân Việt Hoa báo xã, năm 1959; “Người con gái Việt Nam”, Thượng Hải văn nghệ xuất bản xã, năm 1959; “Gió lộng” (bạo phong), Tác gia xuất bản xã, năm 1963; “Tiếng hát đôi bờ” (Lưỡng ngạn ca thanh), Việt Nam Ngoại văn xuất bản xã, năm 1964; “Chào Trung Quốc” (Hướng Trung Quốc chí kính), Nhân dân văn học xuất bản xã, năm 1959; “Tố Hữu thi tập”, Nhân dân văn học xuất bản xã, năm 1960; “Miền Nam Việt Nam chiến đấu” (Chiến đấu đích Nam Việt), Tác gia xuất bản xã, năm 1964.
Nhà thơ Hồ Chí Minh, Chủ tịch Đảng Lao Động Việt Nam, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, có 10 bộ sách được dịch hoặc chú giải xuất bản tại Trung Quốc, hiện lưu trữ tại Thư viện quốc gia Trung Quốc: “Ngục trung nhật ký thi sao”, Nhân dân văn học xuất bản xã, năm 1960 và năm 1990; “Ngục trung nhật ký”, Việt Nam ngoại văn xuất bản xã, năm 1960; “Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thanh niên và thiếu niên nhi đồng”, Trung Quốc thanh niên xuất bản xã, năm 1956; “Nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước”, Việt Nam ngoại văn xuất bản xã, năm 1967; “Hồ Chí Minh ngục trung thi chú thích”, nguyên tác Hồ Chí Minh, chú thích Hoàng Tranh, Quảng Tây giáo dục xuất bản xã, năm 1992; “Hồ Chí Minh tuyển tập”, tập 1, Việt Nam Ngoại văn xuất bản xã, năm 1962; “Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội”, Việt Nam Ngoại văn xuất bản xã, năm 1971; “Báo cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hội nghị Chính trị đặc biệt”, Việt Nam Ngoại văn xuất bản xã, năm 1964; “Ngục trung nhật ký thi sao”, Nhân dân văn học xuất bản xã, năm 1960 và năm 1972; “Hồ Chí Minh tuyển tập”, Việt Nam ngoại văn xuất bản xã, năm 1962, năm 1963 và năm 1964. Như vậy, tiêng về thơ, Bác Hồ cũng có ít nhất bốn bộ sách lưu trữ tại Thư viện Trung Quốc.
Điểm qua đôi nét tra cứu bước đầu như vậy, chúng ta thấy thơ ca cách mạng hiện đại Việt Nam được dịch sang Trung văn và xuất bản tai Trung Quốc cũng không đến nỗi quá ít, như lâu nay chúng ta vẫn quá tự ty mặc cảm.
Tôi nhớ không nhầm, trong khi giới thiệu thi ca Việt Nam, có nhà lý luận phê bình Trung Quốc đã nói rất khách quan rằng: “Việt Nam là một đất nước thi ca!”.
Bìa 4 tập thơ Việt Bắc, NXB Nhà văn TQ, 1956
Bìa Ngục trung nhật ký thi sao, NXB Văn học nhân dân TQ, 1965
Bìa phụ ‘Việt Bắc’ của Tố Hữu, NXB Nhà văn TQ, 1956
Bìa sách gỗ khắc ‘Việt Bắc’ của Tố Hữu, 1956, NXB Nhà văn TQ
Bìa tập thơ ‘Ánh sáng và phù sa’, NXB Nhà văn TQ, 1963