Tết Nguyên đán chưa cận kề nhưng thị trường đã sôi động quảng cáo các mặt hàng phục vụ tết. Càng về sau càng đa dạng, phong phú chủng loại, giá cả để người mua lựa chọn – trong đó có nhiều mặt hàng hấp dẫn làm quà biếu tặng nhân dịp tết đến, xuân về. Phong tục biếu quà tết cũng có nhiều thay đổi…

Xưa:

Hình thành và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử dân tộc, biếu tặng quà tết đã thành nét đẹp văn hóa truyền thống lưu truyền cho các thế hệ trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Theo đặc trưng vùng miền, tập quán, mỗi dân tộc có vật biếu và cách biếu khác nhau.

Nhưng tựu trung lại, vật biếu ngày xưa là những sản phẩm của nền nông nghiệp quê mùa do họ làm ra. Cân gạo nếp thơm, cân gạo tẻ ngon, tấm bánh chưng, phong bánh khảo, chai rượu nếp cái nước đầu, miếng thịt ngon, cặp gà trống thiến béo ngậy, con vịt bầu béo tròn, gói mứt gừng, mứt lạc, hoa quả…

Ở thị xã, thành phố thì sang trọng hơn, có hộp mứt thập cẩm, mứt sen, bánh cốm, bánh su sê, chai rượu mùi (rượu cam, rượu chanh, rượu ngũ gia bì…), chè ướp hương sen hương nhài, thuốc lá thơm…

Tranh Đông Hồ, một trong những quà tặng ngày tết xưa.

Người được tặng biếu trước tiên là ông bà, lão làng, người cao tuổi thường được biếu tấm lụa quý. Rồi đến bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ, bậc trên dòng họ, cô dì, chú bác, anh chị ruột, những người đã giúp đỡ gia đình, con cái mình trong lúc khó khăn, túng bấn…

Quà tết là sự biểu hiện lòng kính trọng, biết ơn, tri ân với tổ tiên, người sinh thành ra mình, giúp đỡ mình trong đường đời, cuộc sống. Tùy theo vị trí, vai trò, tầm quan trọng, mối quan hệ mà biếu tặng những món quà khác nhau cho tương xứng, phù hợp.

Nhiều người còn tặng nhau các bức tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống thật đẹp – trong đó ẩn ý nghĩa, triết lý và ước mơ, mong muốn. Đàn lợn con béo tròn mũm mĩm vây quanh mẹ tượng trưng cho sự no đủ; gà mẹ giỏng tai, ngước mắt nhìn trời xòe cánh che chắn cho con cảnh giác lũ ó, diều tàn ác tượng trưng cho sự an toàn, bình yên. Hay bức Vinh hoa tặng cho các đôi mới cưới. Họ còn tặng chữ cho con trẻ với mong muốn con cái học hành giỏi giang, thành đạt…

Cùng với các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, biếu quà tết còn là sự biểu hiện của đạo lý làm người, về lẽ sống, tình đời sâu đậm thấm đẫm chất nhân văn. Món quà biếu tặng thường không có giá trị lớn về tiền bạc và không ai phân biệt, so sánh thiệt hơn, nhiều ít. Cái lớn hơn trong những món quà đó là ý nghĩa, giá trị tinh thần ấm áp tình người.

Quà tết cũng là sự sẻ chia, đồng cảm; nhắc nhở nghĩa vụ con cái với cha mẹ, ông bà; là sự gắn kết trong các mối quan hệ của các thành viên gia đình, họ hàng, cộng đồng sống có trách nhiệm với nhau. Quan trọng nhất là cái Tâm, thái độ và cách biếu tặng của người biếu và người nhận sao cho chân thành, ấm cúng, vui vẻ, và thực lòng tôn trọng và quý mến nhau…

Nay:

Exit mobile version