Hà Nội có nhiều chợ, chợ nào cũng có những đặc trưng riêng, các chợ nổi tiếng có thể kể đến như Đồng Xuân, chợ Hôm, Long Biên, Quảng Bá… và còn vô số những siêu thị, chợ cóc, chợ xanh khác. Nhưng có một chợ mỗi năm chỉ họp một vài ngày, đó là những phiên chợ Tết trong phố cổ, nó bắt đầu rục rịch từ giữa tháng Chạp và kết thúc vào ngày ba mươi Tết.

Phiên chợ Tết phố cổ bán hoa đào, hoa mai, đồ trang trí dọc các con phố từ hàng Cót, hàng Lược, hàng Mã, hàng Chai… Hoabán trong phố cổ không quá nhiều, không quá lớn vì không gian chật hẹp nhưng vẫn có những đặc sắc riêng. Hoa chủ yếu là đào bích, đào phai và người bán cầm hoa luôn trên tay. Bán mua không quá ồn ào, khách mua hoa chủ yếu là những ngườisống lâu năm trong phố hoặc thích cái không gian ấm cúng, cổ kính ở đây mà đi chợ hoa.

Đi chợ hoa phố cổ cũng không nhất thiết phải mua hoa, mà để cảm nhận cái hương vị của Tết, của Xuân đang đến gần. Đểnhìn ngắm những thiếu nữ quần áo sặc sỡ, nụ cười tươi rói đi dạo phố, chụp ảnh. Để nhìn ngắm những cụ già râu tóc bạc phơchống gậy ra đường để ôn lại cái hương vị Tết của ngày xưa. Để thấy cái rộn rịp, nồng ấm của phố phường cuồn cuộn trôi khiai nấy đều bận rộn xuôi ngược những ngày cuối năm.

Nhưng cái đặc sắc nhất của các phiên chợ phố cổ là nơi bán các đồ cổ, đồ cũ. Những đồ cũ, đồ cổ tập trung nhiều nhất ở các phố hàng Lược, hàng Rươi, hàng Chai, hàng Mã… Những khu phố này là nơi thấm đẫm cái không khí xưa của những ngày giáp Tết. Những đại tự, hoành phi, câu đối sơn son thiếp vàng đã lên nước thời gian, rạn vết chân chim, những đồ gỗ đen bóng, đồ đồng xanh xỉn xếp ngăn nắp. Là những hũ đựng tiền đã keo chặt lại của một gia đình phú hộ nào đó chưa kịp tiêu, là những bát, ấm, lọ, đồng hồ sản xuất từ Việt Nam, Liên Xô, Thụy Sỹ… là những dao kéo, bật lửa, bút máy, tiền cũ, sách báo cũ, đồ lưu niệm từ bốn phương, tám hướng tụ về.

Đi trong không gian chứa toàn những thứ xưa cũ ấy lòng bỗng thấy nôn nao. Những câu đối, đại tự kia đã đã tồn tại bao nhiêunăm mà đã phai mờ cả nét chữ. Những sách báo kia, ai đã từng đọc một thời mà sờn gáy, ố chữ. Những hũ đựng tiền, những rìu đá, rìu đồng, mảnh tước, có tuổi cả ngàn năm có lẻ. Ai đã từng là chủ nhân của những đồ vật ấy, lịch sử thăng trầm, những dấu vết của thời gian tưởng chừng đã chìm khuất một nơi nào đó bỗng tụ hội, quây quần trong một không gian cổ kính màkhiến lòng người man mác khôn nguôi

Đôi khi đi chợ Tết, lòng bỗng nhói đau, khựng lại khi bắt gặp những kỉ vật của mình bao năm về trước. Nào bút máy kim tinh, đồng hồ để bàn, dao díp đã từng tặng ai ngày nào đó… Vừa mừng vui ngỡ ngàng, vừa nhoi nhói kỉ niệm về một thời tuổi trẻ. Tất cả đã thành kí ức, thành xưa cũ. Những phiên chợ đồ cũ, đồ cổ của chốn kinh kì xưa vòa ngày giáp Tết có cái gì bàngbạc kiêu sa, như một chứng nhân bình thản chứng kiến và chấp nhận quy luật hưng phế, hội tụ, li tan của bao kiếp người.

Tản văn của Bình Nguyên -Văn học quê nhà

Exit mobile version