Hơn 40 năm kể từ khi bài thơ “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn ra đời, và gần 30 năm bài hát do nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc chắp cánh cho bài thơ đến với rộng rãi công chúng, cả “Hương thầm” thơ và “Hương thầm” nhạc vẫn chứng tỏ sức sống bền bỉ.

Và cũng đã mấy chục năm rồi Phan Thị Thanh Nhàn vẫn độc bước, lặng lẽ với “Hương thầm”…

Mỗi bước chân thơm mùi hương bưởi

Tại trại sáng tác Văn nghệ Quân đội 2012, lần đầu tiên nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, tác giả “Hương thầm” đến với mảnh đất Phú Yên. Suốt những ngày trại viết diễn ra, có đi cùng bà đến các buổi giao lưu, tham dự các sự kiện mới thấy độ hot của nữ tác giả “Hương thầm”. Hầu như đâu đâu mọi người cũng biết bà. Khi giới thiệu tác giả “Hương thầm”, tất cả đều ồ lên, ánh mắt đổ dồn về phía bà chào đón.

Bài thơ “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn xuất hiện cách đây đã hơn 40 năm. Nó được tặng giải nhì cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ năm 1969. Xuất phát từ câu chuyện có thật của người em trai thứ sáu trong gia đình với cô bạn học, Phan Thị Thanh Nhàn đã viết nên bài thơ. Ngày ấy nhà bà ở khu Yên Phụ, vùng quê trù phú ven sông Hồng xum xuê cây trái, trong đó không thể thiếu những cây bưởi ngát hương mỗi độ tháng ba về. Sau đó em trai bà là Phan Hữu Khải nhập ngũ. Từ chiến trường, khi tình cờ nghe được Đài Tiếng nói Việt Nam ngâm bài thơ, anh viết thư về kể cho chị gái. Nhưng Phan Thị Thanh Nhàn chưa kịp hồi âm lá thư ấy để nói rằng bài thơ bà làm là từ câu chuyện của em thì đã nghe tin người em hy sinh. Em trai bà ra đi mà chưa kịp biết rằng, bài thơ chị gái làm để tặng cho chính mình. Năm 1984, bài thơ được nhạc sĩ Vũ Hoàng thổi hồn để nó đi xa hơn, đến với công chúng nhiều hơn qua sự thăng hoa của âm nhạc. Có lẽ cả bài thơ và bài hát có sức sống lâu bền đến thế là vì chúng đã nói hộ tâm trạng của cả một thế hệ thanh niên đã sống và yêu, thầm kín, dịu dàng nhưng cũng rất nồng nàn lãng mạn. Đã hơn 40 năm kể từ khi bài thơ ra đời, cũng như hơn 40 năm người em ra đi, nhưng “Hương thầm” của một thế hệ vẫn sống mãi.

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn.

Sau này, có tác giả trẻ trong làng văn đã nói rằng, thời của cô không còn là thời của “Hương thầm” như thế hệ Phan Thị Thanh Nhàn nữa để mà “nào ai đã một lần dám nói”, nếu cô yêu cô sẽ đến và nói thẳng với người cô yêu những tình cảm của mình. Thế hệ sau có quyền sống khác, tuy nhiên không có nghĩa là những gì mà thế hệ trước đã làm không còn ý nghĩa. Phan Thị Thanh Nhàn cũng từng được nghe rất nhiều “dị bản” mà người yêu nhạc đã chế lại lời của bài hát, tưởng rằng “tác giả gốc” của “Hương thầm” sẽ buồn nhưng không, bà kể lại điều đó với thái độ rất vui vẻ.

Chiếc khăn gửi lại Phú Yên

Nếu như lời bài hát “Hương thầm” có câu “Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay / Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm” thì tác giả của nó cũng có một chiếc khăn rất đẹp. Mỗi khi có sự kiện trọng đại, bà thường xuất hiện, khi thì váy, khi thì áo dài, nhưng luôn xúng xính chiếc khăn dài thả dáng. Tại Liên hoan thơ châu Á – Thái Bình Dương, bà và nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát cùng xuất hiện với chiếc khăn nổi bật, sau đó cũng với hình ảnh ấy bà đọc thơ trên sân khấu trước các đại biểu. Khi ấy trời Hạ Long còn se lạnh. Và khi dự trại sáng tác tại Phú Yên, dù đất phương Nam nắng nóng nhưng vẫn thấy Phan Thị Thanh Nhàn quấn quýt với chiếc khăn, khi thì căng ra đội lên đầu che nắng, khi thì quàng trên vai, cũng có khi buộc vắt ngang eo.

Phan Thị Thanh Nhàn có cách giao tiếp thân mật, gần gũi, nhiều lúc bà thường xưng “tao – mày”, “u – con” với lớp trẻ. Ăn nói thì có vẻ “thông thoáng” thế nhưng bà rất kỹ trong việc ăn mặc. Và có vẻ như bà ngày càng đẹp lên. Đẹp đến mức trước đây nếu xem ảnh Phan Thị Thanh Nhàn, tôi không nghĩ khi gặp bà mình sẽ chụp nhiều ảnh đến thế. Suốt những ngày ở trại viết, đến trước hôm bế mạc tôi đã copy từ máy tính vào chiếc USB do Phan Thị Thanh Nhàn đưa cho đến hơn một trăm bức ảnh. Trong đó phân nửa là những bức ảnh có khăn.

Chiếc khăn của bà cũng làm nên khối chuyện ở trại viết. Trong buổi đi tham quan Nhà máy đường tại huyện Sông Hinh của Phú Yên, bà xúng xính với chiếc khăn, điệu đà thế nào mà nó lại móc vào bụi xương rồng ven lối đi khiến cho hai nhà văn trẻ Đỗ Tiến Thụy và Phong Điệp phải xúm lại gỡ hộ mãi mới được.

Vẫn chiếc khăn ấy, trong buổi giao lưu với Hội Văn nghệ Phú Yên còn trở nên đặc biệt hơn nhiều. Biết có sự xuất hiện của tác giả “Hương thầm”, đoàn ca múa Sao Biển đã dàn dựng và biểu diễn bài hát phổ thơ bà. Phan Thị Thanh Nhàn rất cảm động, ngoài việc trực tiếp lên tặng hoa bà còn đưa chiếc khăn của mình cho nhà văn trẻ Nguyễn Anh Vũ và thì thầm gì đó, một lát sau, thấy Nguyễn Anh Vũ chạy lên chỗ ca sĩ đang hát dùng chiếc khăn quàng vào cổ mình rồi quàng lên cổ cô gái làm các văn nghệ sĩ của Phú Yên và cả nước vỗ tay nhiệt liệt. Sau đó, cứ có người lên hát là lại có người cầm khăn của Phan Thị Thanh Nhàn lên làm “đạo cụ” để diễn chung; từng cặp, từng cặp đã dùng chiếc khăn làm sợi dây tơ hồng để kết nối.

Nữ sĩ và người đàn ông mến mộ bà.

Nhưng khi Phan Thị Thanh Nhàn đang mải mê với những lời chúc tụng và chụp ảnh cùng bạn văn và những người yêu quý thì bỗng nhiên chiếc khăn… biến mất. Các nữ văn sĩ của Hội Văn nghệ Phú Yên tá hỏa đi tìm khắp vòng trong vòng ngoài mà không thấy. Khi buổi giao lưu đã gần kết thúc, họ tỏ ra lo lắng sợ làm mất khăn của nữ sĩ “Hương thầm”, cuối cùng ai đó đã nghĩ ra cách truy lần lượt những người cầm khăn, ai đã cầm phải nói đã đưa cho ai, cuối cùng đến một người không nói được đã đưa khăn cho ai, bị truy vấn đành thú nhận mình đã giấu chiếc khăn do quá yêu quý tác giả. Trước đó, khi biết có sự xuất hiện của tác giả “Hương thầm”, người đàn ông này đã đưa cả gia đình đến để gặp mặt và xin được chụp ảnh chung với bà. Khi biết chuyện, Phan Thị Thanh Nhàn không trách và còn tỏ ra rất cảm động. Được trả lại khăn nhưng bà đã quyết định tặng lại cho người hâm mộ ấy dù chiếc khăn cũng là một món quà bà được tặng. Sau khi nhận được tặng vật quý, người đàn ông hâm mộ bà rất mừng và nói: “Đấy nhé, tôi vô can. Tôi chỉ muốn giữ kỷ niệm của tác giả “Hương thầm” thôi mà”. Mọi người đều cười thông cảm… Kết thúc buổi giao lưu ấy, Phan Thị Thanh Nhàn rất vui.

Dù cuộc sống riêng tư có những nỗi buồn, Phan Thị Thanh Nhàn luôn lạc quan. Tuổi cao nhưng suy nghĩ của bà rất trẻ. Bà biết tìm cho mình những niềm vui trong cuộc sống, không ngồi một chỗ thụ động để nỗi buồn và bệnh tật tìm đến quật ngã. Đó cũng là bản lĩnh và sức sống bền bỉ của một “Hương thầm”.

Nguyễn Xuân Thuỷ

Nguồn: eVan.



Hơn 40 năm kể từ khi bài thơ “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn ra đời, và gần 30 năm bài hát do nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc chắp cánh cho bài thơ đến với rộng rãi công chúng, cả “Hương thầm” thơ và “Hương thầm” nhạc vẫn chứng tỏ sức sống bền bỉ.

Và cũng đã mấy chục năm rồi Phan Thị Thanh Nhàn vẫn độc bước, lặng lẽ với “Hương thầm”…

Mỗi bước chân thơm mùi hương bưởi

Tại trại sáng tác Văn nghệ Quân đội 2012, lần đầu tiên nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, tác giả “Hương thầm” đến với mảnh đất Phú Yên. Suốt những ngày trại viết diễn ra, có đi cùng bà đến các buổi giao lưu, tham dự các sự kiện mới thấy độ hot của nữ tác giả “Hương thầm”. Hầu như đâu đâu mọi người cũng biết bà. Khi giới thiệu tác giả “Hương thầm”, tất cả đều ồ lên, ánh mắt đổ dồn về phía bà chào đón.

Bài thơ “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn xuất hiện cách đây đã hơn 40 năm. Nó được tặng giải nhì cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ năm 1969. Xuất phát từ câu chuyện có thật của người em trai thứ sáu trong gia đình với cô bạn học, Phan Thị Thanh Nhàn đã viết nên bài thơ. Ngày ấy nhà bà ở khu Yên Phụ, vùng quê trù phú ven sông Hồng xum xuê cây trái, trong đó không thể thiếu những cây bưởi ngát hương mỗi độ tháng ba về. Sau đó em trai bà là Phan Hữu Khải nhập ngũ. Từ chiến trường, khi tình cờ nghe được Đài Tiếng nói Việt Nam ngâm bài thơ, anh viết thư về kể cho chị gái. Nhưng Phan Thị Thanh Nhàn chưa kịp hồi âm lá thư ấy để nói rằng bài thơ bà làm là từ câu chuyện của em thì đã nghe tin người em hy sinh. Em trai bà ra đi mà chưa kịp biết rằng, bài thơ chị gái làm để tặng cho chính mình. Năm 1984, bài thơ được nhạc sĩ Vũ Hoàng thổi hồn để nó đi xa hơn, đến với công chúng nhiều hơn qua sự thăng hoa của âm nhạc. Có lẽ cả bài thơ và bài hát có sức sống lâu bền đến thế là vì chúng đã nói hộ tâm trạng của cả một thế hệ thanh niên đã sống và yêu, thầm kín, dịu dàng nhưng cũng rất nồng nàn lãng mạn. Đã hơn 40 năm kể từ khi bài thơ ra đời, cũng như hơn 40 năm người em ra đi, nhưng “Hương thầm” của một thế hệ vẫn sống mãi.

Nhà văn Phan Thị Thanh Nhàn.
Nhà văn Phan Thị Thanh Nhàn.

Sau này, có tác giả trẻ trong làng văn đã nói rằng, thời của cô không còn là thời của “Hương thầm” như thế hệ Phan Thị Thanh Nhàn nữa để mà “nào ai đã một lần dám nói”, nếu cô yêu cô sẽ đến và nói thẳng với người cô yêu những tình cảm của mình. Thế hệ sau có quyền sống khác, tuy nhiên không có nghĩa là những gì mà thế hệ trước đã làm không còn ý nghĩa. Phan Thị Thanh Nhàn cũng từng được nghe rất nhiều “dị bản” mà người yêu nhạc đã chế lại lời của bài hát, tưởng rằng “tác giả gốc” của “Hương thầm” sẽ buồn nhưng không, bà kể lại điều đó với thái độ rất vui vẻ.

Chiếc khăn gửi lại Phú Yên

Nếu như lời bài hát “Hương thầm” có câu “Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay / Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm” thì tác giả của nó cũng có một chiếc khăn rất đẹp. Mỗi khi có sự kiện trọng đại, bà thường xuất hiện, khi thì váy, khi thì áo dài, nhưng luôn xúng xính chiếc khăn dài thả dáng. Tại Liên hoan thơ châu Á – Thái Bình Dương, bà và nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát cùng xuất hiện với chiếc khăn nổi bật, sau đó cũng với hình ảnh ấy bà đọc thơ trên sân khấu trước các đại biểu. Khi ấy trời Hạ Long còn se lạnh. Và khi dự trại sáng tác tại Phú Yên, dù đất phương Nam nắng nóng nhưng vẫn thấy Phan Thị Thanh Nhàn quấn quýt với chiếc khăn, khi thì căng ra đội lên đầu che nắng, khi thì quàng trên vai, cũng có khi buộc vắt ngang eo.

Phan Thị Thanh Nhàn có cách giao tiếp thân mật, gần gũi, nhiều lúc bà thường xưng “tao – mày”, “u – con” với lớp trẻ. Ăn nói thì có vẻ “thông thoáng” thế nhưng bà rất kỹ trong việc ăn mặc. Và có vẻ như bà ngày càng đẹp lên. Đẹp đến mức trước đây nếu xem ảnh Phan Thị Thanh Nhàn, tôi không nghĩ khi gặp bà mình sẽ chụp nhiều ảnh đến thế. Suốt những ngày ở trại viết, đến trước hôm bế mạc tôi đã copy từ máy tính vào chiếc USB do Phan Thị Thanh Nhàn đưa cho đến hơn một trăm bức ảnh. Trong đó phân nửa là những bức ảnh có khăn.

Chiếc khăn của bà cũng làm nên khối chuyện ở trại viết. Trong buổi đi tham quan Nhà máy đường tại huyện Sông Hinh của Phú Yên, bà xúng xính với chiếc khăn, điệu đà thế nào mà nó lại móc vào bụi xương rồng ven lối đi khiến cho hai nhà văn trẻ Đỗ Tiến Thụy và Phong Điệp phải xúm lại gỡ hộ mãi mới được.

Vẫn chiếc khăn ấy, trong buổi giao lưu với Hội Văn nghệ Phú Yên còn trở nên đặc biệt hơn nhiều. Biết có sự xuất hiện của tác giả “Hương thầm”, đoàn ca múa Sao Biển đã dàn dựng và biểu diễn bài hát phổ thơ bà. Phan Thị Thanh Nhàn rất cảm động, ngoài việc trực tiếp lên tặng hoa bà còn đưa chiếc khăn của mình cho nhà văn trẻ Nguyễn Anh Vũ và thì thầm gì đó, một lát sau, thấy Nguyễn Anh Vũ chạy lên chỗ ca sĩ đang hát dùng chiếc khăn quàng vào cổ mình rồi quàng lên cổ cô gái làm các văn nghệ sĩ của Phú Yên và cả nước vỗ tay nhiệt liệt. Sau đó, cứ có người lên hát là lại có người cầm khăn của Phan Thị Thanh Nhàn lên làm “đạo cụ” để diễn chung; từng cặp, từng cặp đã dùng chiếc khăn làm sợi dây tơ hồng để kết nối.

Nữ sĩ và người đàn ông mến mộ bà.
Nữ sĩ và người đàn ông mến mộ bà.

Nhưng khi Phan Thị Thanh Nhàn đang mải mê với những lời chúc tụng và chụp ảnh cùng bạn văn và những người yêu quý thì bỗng nhiên chiếc khăn… biến mất. Các nữ văn sĩ của Hội Văn nghệ Phú Yên tá hỏa đi tìm khắp vòng trong vòng ngoài mà không thấy. Khi buổi giao lưu đã gần kết thúc, họ tỏ ra lo lắng sợ làm mất khăn của nữ sĩ “Hương thầm”, cuối cùng ai đó đã nghĩ ra cách truy lần lượt những người cầm khăn, ai đã cầm phải nói đã đưa cho ai, cuối cùng đến một người không nói được đã đưa khăn cho ai, bị truy vấn đành thú nhận mình đã giấu chiếc khăn do quá yêu quý tác giả. Trước đó, khi biết có sự xuất hiện của tác giả “Hương thầm”, người đàn ông này đã đưa cả gia đình đến để gặp mặt và xin được chụp ảnh chung với bà. Khi biết chuyện, Phan Thị Thanh Nhàn không trách và còn tỏ ra rất cảm động. Được trả lại khăn nhưng bà đã quyết định tặng lại cho người hâm mộ ấy dù chiếc khăn cũng là một món quà bà được tặng. Sau khi nhận được tặng vật quý, người đàn ông hâm mộ bà rất mừng và nói: “Đấy nhé, tôi vô can. Tôi chỉ muốn giữ kỷ niệm của tác giả “Hương thầm” thôi mà”. Mọi người đều cười thông cảm… Kết thúc buổi giao lưu ấy, Phan Thị Thanh Nhàn rất vui.

Dù cuộc sống riêng tư có những nỗi buồn, Phan Thị Thanh Nhàn luôn lạc quan. Tuổi cao nhưng suy nghĩ của bà rất trẻ. Bà biết tìm cho mình những niềm vui trong cuộc sống, không ngồi một chỗ thụ động để nỗi buồn và bệnh tật tìm đến quật ngã. Đó cũng là bản lĩnh và sức sống bền bỉ của một “Hương thầm”.