Cuốn tiểu thuyết “Ở đất kẻ thù” của nhà văn Lê Lan Anh vừa trở thành cuốn sách đầu tiên của Việt Nam được nhà xuất bản L’Hamarttan, một trong những nhà xuất bản danh giá, lâu đời, lớn nhất của Pháp chọn xuất bản đưa hình ảnh người nông dân Việt ra thế giới.
Tối 20/2, lễ ra mắt cuốn tiểu thuyết “Ở đất kẻ thù” với tiêu đề được dịch ra tiếng Pháp là “En terre ennemie” của tác giả Lê Lan Anh được ấn hành bởi Nhà xuất bản L’Harmattan (Pháp) đã được tổ chức long trọng tại Trung tâm Văn hóa Pháp (Hà Nội). Chương trình có diễn văn mở màn của đại sứ Cộng hòa Pháp Jean Noel và giao lưu với tác giả Lê Lan Anh và dịch giả Nghiêm Phong Tuấn.
Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay của một người phụ nữ trung niên lần đầu cầm bút đã ra mắt độc giả năm 2007. “Ở đất kẻ thù” cũng là cuốn sách đầu tiên của một tác giả Việt Nam được nhà xuất bản L’Hamarttan, một trong những nhà xuất bản danh giá, lâu đời và lớn nhất của Pháp chọn ấn hành.
Cuốn tiểu thuyết “Ở đất kẻ thù” của nhà văn Lê Lan Anh vừa trở thành cuốn sách đầu tiên của Việt Nam được nhà xuất bản L’Hamarttan, một trong những nhà xuất bản danh giá, lâu đời, lớn nhất của Pháp chọn xuất bản.
Ngày 5/6/2013, tại trụ sở NXB L’harmattan của Pháp đã diễn ra buổi giới thiệu bản dịch tiếng Pháp: “En terre ennemie” với sự tham dự của đông đảo bà con Việt kiều và công chúng Pháp yêu mến văn học Việt Nam. Cuốn tiểu thuyết dày 200 trang của nhà văn không chuyên Lê Lan Anh, một doanh nhân, đến với cộng đồng người Việt Nam và bạn bè Pháp yêu mến Việt Nam tại Pháp.
“Ở đất kẻ thù” có ba nhân vật chính, ông Bi, một lão nông lãnh đạo một xóm quê, Na một cháu bé mười bốn tuổi, con gái ông Bi, và Jim, phi công đại tá hải quân Mỹ. Thêm vào đó, cũng sống động như một nhân vật là chính cái làng của cha con ông Bi, và nhóm nữ dân quân của làng. Jim bị tên lửa phòng không bắn rơi, bị thương khi nhảy dù xuống, bị giam tại nhà ông Bi trong hơn hai mươi tiếng, và được bé Na săn sóc.
Truyện thuật lại việc dân quân trong làng lùng bắt Jim, đời sống của Jim với cha con ông Bi và với các cô gái dân quân, và cũng vòng quanh thời gian trở lại những giai đoạn đã qua của dân làng. Đời sống thời bình, trước cách mạng, rồi qua vụ cải cách ruộng đất, rồi đến chiến tranh, với những chiến công chống máy bay của các cô gái dân quân.
Nhà văn Lê Lan Anh viết “Ở đất kẻ thù” để trả nợ chính mình.
Trong bối cảnh ấy, truyện rất nặng về người. Về quá trình sinh trưởng của từng người, Bi, Na và Jim, và về quan hệ tâm lý của ba nhân vật. Nhân vật chính của cuốn sách được lấy cảm hứng từ lúc thượng nghị sĩ John McCain – người tù binh “đắt giá” nhất trong chiến tranh mà chúng ta bắt giữ, đã quay lại Việt Nam trong sứ mệnh của một người hòa giải.
Nhà văn Lê Lan Anh chia sẻ: “Ở đất kẻ thù” là một phần của cuộc đời tôi cũng như của những con người thuộc thế hệ tôi ở miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Câu chuyện bắt đầu từ những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất của cuộc chiến. Khi đó tất cả trẻ em ở Hà Nội phải rời xa mái ấm của cha mẹ, theo các thầy cô giáo sơ tán về các miền quê để tránh bom đạn. Và chúng tôi – những đứa trẻ mới hơn mười tuổi đã bắt đầu một cuộc sống tự lập hoàn toàn. Những kỷ niệm đó, vì mưu sinh cuộc sống mà nhiều khi tạm ngủ yên ở một góc khuất nào đó trong trái tim, nhưng nó vẫn luôn ở trong tôi, ám ảnh, xen lấn vào đời tôi. Và tôi hiểu rõ rằng cách giải thoát duy nhất là phải cầm bút.”
Nhà văn Chu Lai đã nhận xét về tiểu thuyết “Ở đất kẻ thù”: Thật bất ngờ khi những trang viết về chiến tranh vạm vỡ, bạo liệt và khá dạn dày này lại là của một cây bút nữ. Cứ tự hỏi, là phụ nữ sao chị không bắt chước người ta chuyên mải mê khai thác những gì gần gụi, quấn quýt xung quanh mình như tình yêu, tình vợ chồng, tình tay ba tay tư, nỗi buồn công sở, cảnh đời trái ngang, thói đời đen bạc, yêu nhau, gài nhau, nỗi niềm đường phố, trắc trở nhân duyên, đàn ông là gì, đàn bà là sao… có phải dễ hơn, truyền cảm hơn, thiện hạ thời nay thích đọc hơn và sức đi con chữ dồi dào hơn không?
Vậy mà chị lại đi vào một đề tài quá chừng hóc búa. Hóc búa với người viết, người in và cả người đọc. Nhưng vẫn xông vào. Thì ra cái sân chơi văn chương tưởng như vu vơ, tưởng như lắm lúc vô tích sự này cũng đòi hỏi con người ta phải có dũng khí và niềm đam mê đáo để.
Anh Thế
Nguồn: Dantri