Nguyễn Thiêm

Giải Nobel văn học năm nay có giá trị 9 triệu Krona Thụy Điển (khoảng 1,1 triệu USD), so với giải của Bob Dylan năm ngoái, năm nay hơn 1 triệu Krona Thụy Điển. Khi trả lời phỏng vấn, nhà văn Kazuo Ishiguro nói: “Trong một thế giới đầy rẫy những rối ren, tôi hy vọng giải Nobel và tôi có thể trở thành một lực lượng tích cực.”

Những tác phẩm của nhà văn Kazuo Ishiguro bao gồm: “Cảnh đồi nhợt nhạt”, “Người nghệ sĩ của thế giới trôi nổỉ”, “Chia tay ngày hữu tình”, “Không khuây khỏa”, “Mãi đừng xa tôi”,  “Nữ bá tước”, “Dạ khúc” và tác phẩm “Ký ức bị chôn vùi”. Những tác phẩm gần đây chủ yếu đi tìm những ký ức đã quên, thực tại và hư ảo là những chủ đề về quá khứ và hiện tại.

Viện Hàn lâm Thụy Điển cho biết những tác phẩm của ông Kazuo Ishiguro đã làm sáng tỏ “Cảm xúc trực giác của nhân loại và thế giới được nối liền dưới vực thẳm”.

Điều giá trị đáng nói là rất nhiều tác phẩm của nhà văn Kazuo Ishiguro đã được chuyển thành phim như “Chia tay ngày hữu tình”, “Âm nhạc đau buồn nhất thế giới”, “Nữ bá tước” và “Mãi đừng xa tôi” mà năm 2016 được chuyển thành phim truyền hình (tác phẩm này kể về con đường sống của người đàn ông được nhân bản).

Nhà văn Kazuo Ishiguro đoạt giải Nobel văn học ở tuổi 63. Ông sinh ra ở Nagasaki, Nhật Bản năm 1954. Năm 1960 chuyển đến xứ sở Sương mù khi bố ông làm việc ở viện nghiên cứu biển của nước Anh. Ông cùng với Naipaul, Rushdie được gọi là “Ba người hùng trên văn đàn Anh quốc”.

Năm 1973, sau khi tốt nghiệp trung học ở Shake Peak, Kazuo Ishiguro đã nghỉ học một năm đi đến nhiều nước trên thế giới. Ông đã du lịch New York, từng là nhạc công trong ban nhạc của Balmoral, sau đó ông học triết học ở đại học Kent và nhập quốc tịch Anh.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Kazuo Ishiguro có mấy năm làm công tác xã hội, sau đó bắt đầu học khóa học sáng tác và nghiên cứu ở trường Đại học East Anglia. Thời gian này, Kazuo Ishiguro làm quen với nhà viết tiểu thuyết Angela Carter và những sáng tác của ông sau này ảnh hưởng phong cách của bà Angela Carter rất nhiều.

Năm 1989, tiểu thuyết “Chia tay ngày hữu tình”của ông được giải thưởng văn học của nước Anh. Tháng 3 năm 2015, ông cho xuất bản cuốn “Người khổng lồ ngủ quên” là tập cuối cùng của bộ tiểu thuyết nhiều tập mà tập đầu xuất bản từ 10 năm trước là “Mãi đừng xa tôi” năm 2005.

Ở Trung Quốc, các tác phẩm của Kazuo Ishiguro được đánh giá cao, nhà xuất bản Thượng Hải đã xuất bản các tác phẩm “Cảnh đồi nhợt nhạt”, “Tiểu dạ khúc”, “Không khuây khỏa”, “Người nghệ sĩ của thế giới trôi nổỉ”, v.v… và còn tiếp tục giới thiệu các tác phẩm khác của ông.

Tác phẩm của Kazuo IShiguro được dịch ra hơn 30 ngôn ngữ, ngoài ra năm 1989 ông giành được giải thưởng Booker, được giải về văn học Pháp và nhiều giải thưởng khác.

Ai là người thua cuộc lớn nhất.

Nói về các tác gia Nhật Bản giành được giải thưởng thì người chiến thắng lại không phải là nhà văn nổi tiếng Murakami Haruki. Năm nay, nhiều người hâm mộ nhà văn Murakami Haruki lại không thể không khóc cho ông. Ông Murakami Haruki là ứng cử viên sáng giá của giải Nobel, từ năm 2009 ông đã 9 năm liền lọt vào danh sách đề cử giải Nobel, nhiều năm đứng đầu danh sách các ứng cử viên, nhưng giải này vẫn không có duyên với ông, trong khi nhà văn Kazuo Ishiguro không mấy tên tuổi thì lại “lặng lẽ” giành được.

Trong một lần trả lời phỏng vấn, nhà văn Murakami Haruki đã nói: “Sự việc đến đây coi như kết thúc, tôi đã đọc qua tác phẩm của Kazuo Ishiguro, nhưng chưa cảm thấy thất vọng và cũng chưa cảm thấy không thoải mái.”

Tuy nhiên, trong lịch sử nhà văn nhiều năm theo đuổi giải Nobel, trừ nhà văn Murakami Haruki, nhà văn Anh Graham Green mới thật sự là “kẻ thua cuộc lớn nhất” vì ông đã có 21 năm được đề cử nhận giải nhưng không bao giờ giành được.

Theo các thông tin được tiết lộ, từ năm 1950, ông Graham Green đã có tên trong danh sách đề cử nhận giải Nobel văn học, từ đấy cho đến năm 1966 nhà văn Green 11 năm có tên trong danh sách đề cử nhận giải, và trong cuộc đời của mình ông tổng cộng có 21 lần được có tên trong danh sách rút gọn mà cho đến khi ông qua đời giải Nobel vẫn không đến tay.

Từ năm 1911, giải Nobel văn học đã gây ra nhiều cuộc tranh cãi. Viện hàn lâm Thụy Điển dưới sự lãnh dạo của tổng thư ký Carl David Vincent nghiêm khắc tuân thủ tiêu chuẩn “khuynh hướng lý tưởng” dẫn đến các nhà văn nổi tiếng như Tolstoy, Mark Twain, và Henry Ibsen đã không nhận được giải.

Giải Nobel bị chỉ trích về quốc tịch ứng viên, thiên lệch về giới tính và nhiều vấn đề khác. Theo số liệu thống kê, hầu hết các nhà văn được trao giải Nobel văn học đều là người châu Âu (83 trong tổng số 113) và đặc biệt phần nhiều là nhà văn nam giới, nên người ta gọi giải Nobel văn học là “giải của những ông già châu Âu”.

Trong giải Nobel văn học thậm chí có đến 8 nhà văn Thụy Điển đã giành được giải, hơn số người giành được giải của cả châu Á (7 người), châu Mỹ La tinh (7 người). Tính đến nay, trong số 113 nhà văn giành được giải Nobel văn học, nhà văn nữ chí có 14 người.

Ngoài những vấn đề trên, giải Nobel còn có thành kiến riêng nữa, đó là những nhà văn có sách bán chạy đều rất khó nhận được giải, các nhà văn có ảnh hưởng lớn cũng nằm trong số đó như nhà văn Graham Green là một điển hình.

Mặc dù như vậy, có nhiều học giả và các nhà phê bình cho rằng, những “nhà văn đang theo đuổi giải Nobel” tuy rằng có rất nhiều lý do mà giải này không đến tay nhưng có một điều khẳng định chắc chắn rằng, con đường họ đang chạy đua còn rất dài.

 

 

Theo Xinhuanet.com

Nguồn Báo Văn nghệ số 46/2017

Phạm Thúy Quỳnh đưa bài

 

 

Exit mobile version