”behold the man!” (John 19:5)

Ecce Homo là một tác phẩm tự truyện, Nietzsche ghi lại đây một giai đoạn khẩn trương cuối đời ông, một đối kháng nội tại, một sụp đổ bi thảm (tragedy) giữa sự sống và sự chết đó là những tháng năm (1888) Nietzsche đến gần với cái chết. Nietzsche dốc sức hoàn thành tác phẩm nầy và sau đó gây chú ý trong quần chúng về Ecce Homo tức Lật Đổ Mọi Giá Trị; gần như là ”hồi ký”, ông kê khai tất cả những dữ kiện xẩy ra trong đời là một sinh tồn bi thảm; ở trang mở đầu tập Ecce Homo Nietzsche cho đó là một tựa đề rành mạch nhất. Nguyên nghĩa của Ecce Homo (gốc Latin) rút từ Thánh kinh John 19:5 ”Behold the Man” là đối chất giữa Pilate và Christ. Nietzsche cho đây là lời thách đố, phủ nhận, lật đổ mọi giá trị của Christ đưa ra; hàm ý những gì xưa nay Nietzsche chối bỏ để được trở về với vĩnh cửu. Bởi trong truyện nhân vật Apollon là tượng hình đấng thần linh Mơ Mộng và Dionysos là biểu tượng thần Lưu Linh; thần say. Nietzsches lấy từ thần thoại cổ Hy Lạp, vin vào đó để khám phá những gì mới mẻ và vĩnh cửu mà con người đối diện với hiện hữu. Năm 1886 Nietzsche nói đến nền văn minh và bi kịch Hy Lạp và sau đó đưa vào Ecce Homo. Đúng thế; bởi cuộc đời Nietzsche đã là bi thảm, nhưng trong tất cả thảm kịch là biến cố nội tại. Một hố-thẳm tội lỗi: đó là tiếng thốt cuối đời Nietzsche; một âm vang của Zarathustra, của những gì trong ”Ecce Homo”, của ”The Birth of Tragety”. Và một cái gì trong cái sinh không nhầm thời (untimely) của Nietzsche, có nghĩa rằng cái không nhằm thời chính là Nietzsche sẳn sàng đương đầu trước mọi tình huống ngổn ngang, gò đống của một xã hội không quy ước hay tập quán, đứng để chạm trán giữa lúc mà mọi viễn ảnh không hợp lẽ – the mean only that its author stood ready to confront his times with some uncoventional views. Ecce Homo ra đời từ đấy để được Trở Về Vĩnh Cửu và sự xuất hiện kỳ diệu của Zarathustra. Một nhân vật mà trong Ecce Homo Nietzsche gọi là ”viên kim cương rực sáng với những lời tiên tri của Zarathustra” và tin rằng Ecce Homo là Lật Đổ Mọi Giá Trị, lật đổ mọi giá trị tàng tích cổ hủ để dựng nên giá trị mới mà không một đám mây vẩn đục bay qua…

Ecce Homo là một trong những tài nguyên văn chương thế giới. Nhưng ở những giai đoạn đầu (lần đầu xuất bản 1908) chẳng mấy ai để ý đến hoặc đã không lãnh hội tư duy của Nietzsche một cách trọn vẹn. Hẳn thế; trong những tác phẩm của ông để lại cốt đả thông tư tưởng về sự khai phá của con người, và đó chính là ý nghĩa quan trọng của ông. Ecce Homo được nhìn nhận là một tác phẩm trong sáng không phải là tác phẩm nói lên cái hiểu biết của người thông thái, mà cái chính của nó là nói lên tài năng hoàn toàn ở nơi Nietzsche. Bản thân của Ecce Homo là một tác phẩm có tính nghệ thuật và đánh dấu một trong những đỉnh cao văn chương Đức. Nietzsche không tạo sự khó hiểu trong Ecce Homo. Một chân dung tự họa đời mình, vẽ lên một dáng dấp không mấy tự nhiên để rồi tạo ra cảm giác khác lạ đối với quần chúng. Với tư duy xa vời tưởng như có chất ’điên’ rõ nét nằm trong tác phẩm của Nietzsche, cho nên chi làm lệch hướng tư duy sáng tạo cho một triết thuyết, hiện ra cái không đứng đắn và đưa tới cái nhìn nghi ngờ, sai lầm qua những tác phẩm của Nietzsche làm ra. Nhưng đó là cái nhìn khách thể. Cho rằng; thiếu cái gì tự nhiên không mạch lạc, điều đó không chứng minh được cái điên khùng trong Ecce Homo mà ngược lại  đưa tới sự đắc thắng cho thể loại triết lý của Nietzsche – chỉ một mảng màu đẹp được vẽ lên giữa lúc này thì đó là họa phẩm hợp lý – Và cho dù có đem lại một thông đạt khác đi nữa thì đó là sự phẩn nộ nội tại, một phá chấp của tâm hồn Nietzsche giữa giai đoạn suy sụp thể xác; một cơ duyên nhen nhúm ngọn lửa bùng cháy trong tất cả văn phẩm của Nietzsche để lại, một thông điệp được truyền lưu thì đó không còn xem là chân dung tự họa, mà đó là một phản kháng chung của con người kể cả những gì sinh tồn bi thảm (The Birth of Tragedy) mà về sau người ta phớt lờ những gì Nietzsche đã bức xúc như kẻ điên trong đó… Ecce Homo không còn thích nghi qua ý niệm thông thường của những nhà triết học, mà đòi hỏi một tri nhận thấu đáo. Nó cũng không còn là cái nhìn mờ xa cho những nhà giáo hoặc những nhà mô phạm triết học, mà được nhìn như những chương mục và điều khoản, chú giải và biệt ngữ dành riêng cho triết học. Nó được xử dụng tương đương như một ý tưởng chung cho một trí tuệ khôn ngoan, mẫn cán: thanh khiết, đam mê, chừng mực và một cá tính của Apollinian. Nhưng đây cũng là cứu cánh giản đơn của Nietzsche ở một cảnh tượng mới – cho một triết gia mà người chưa biết đến Apollinian hay Dionysian hay những gì xẩy ra trong huyền thoại cổ Hy.

Nietzsche bỏ hết thời gian đam mê vào triết học để theo dỏi, đối chiếu, so sánh cho một ít dặm đường hướng về Phương đông nơi tụ hội những tư tưởng lớn và khởi từ đó ông viết như lên cơn sốt, ông viết như rượt đuổi với thời gian, bởi Nietzsche biết mình sắp ngã theo thời gian – không có nghĩa là ngừng, nhưng ở đây là một cố công diễn đạt tư tưởng của mình mà ông muốn hoàn tất trước khi nhắm mắt. Một thể xác suy thoái nhưng trí tuệ trong sáng. Freud cho đây: ”Nietzsche có quá nhiều ý sâu sắc, mẫn cán ở chính ông hơn những người khác, dù người ta đã sống hoặc cho dù đã sống như thế” (He had a more penetrating knowledge of himself than any other man who ever lived or was ever likely to live) Hẳn thế; Nietzsche hoàn toàn không có ý thức gì về những cái gọi là điên cuồng trong khi đi vào với tác phẩm của mình, tuy nhiên sự cố đó không thể nào cản lại bởi một hành động xẩy đến trước – Nietzsche was not aware of his impending madness and therefore unable to forestall it.

Tác phẩm đầu tiên cũng như lần cuối Nietzsche luôn phác họa về sinh và tử mà sinh tồn là sinh ra trong bi thảm ”birth of tragety” có nghĩa rằng không ai sinh ra trong hạnh phúc cả mà sinh ra để nhận bi thảm từ mọi hướng mà đó chính là nguồn hoà nhập của Apollinian và Dionysian và ngay cái chết bi thảm cũng đem lại một duy lý khẩn trương, chính trong sự cớ đó Nietzsche đã tìm thấy một cảm thông  những gì Socrates đưa ra. Rồi từ đó cho Nietzsche cảm thức được tái sinh của thảm trạng (a rebirth of tragedy) trong những tác phẩm của Wagner và hướng tới một vọng tưởng (advent) những gì thuộc lý thuyết của Socrates mà Nietzsche bỏ công theo đuổi. Nietzsche có một ham muốn phê phán (tôn giáo), phản kháng để chối bỏ những gì tôn sùng thánh hóa thượng đế đó là một đòi hỏi trong sáng và chân lý của Nietzsche và đó cũng là sự hoà hợp của cuộc đời đang sống, một tư duy cần thiết không phải luôn luôn là chống đối mà chỉ còn lại một tinh thần nghệ thuật và cũng chẳng đòi hỏi một sự trợ lực nào khác hơn là một sự truyền lưu có thể đem lại một tiến trình để loại bỏ tất cả những bi thảm xẩy ra như Plato đã nói. Cho nên chi Ecce Homo là một biện minh để ”nhận lỗi/ apology” đến tài nghệ Socrates (artistic Socrates) mà xưa nay Nietzsche đã mượn ý. Vậy thì Ecce Homo có thể dựa vào nhan đề ”Biến – thể trên Luận – đề bởi Socrates/ Variations on Theme by Socrates” cũng có thể là một nhan đề khéo léo của tác giả nói lên việc chống-trời (the antichrist). Trong Ecce Homo chứa đựng một bi kịch của con người sinh ra, một định phận phải chấp nhận. Nietzche chối bỏ những giá trị đó như lời miệt thị Christ: ”Hãy trông cậy người nầy đi! Behold the man! Đó là lời thách thức của Pilate; kẻ đội vương niệm gai và đóng đinh Christ lên thập tự giá. Nietzsche thừa hiểu điều nầy, bởi tồn sinh là bi thảm, hình ảnh miệt thị đó đưa Nietzsche tới con đường phản kháng, Nietzsche mất niềm tin hẳn hoi để tìm tới với vĩnh cửu. Hình như có nhiều mục đích khác của Nietzsche. Để rồi Nietzsche thốt lên: Thượng đế đã chết. Đây là con người! Đây là mới (tân ước) một hình ảnh khác của nhân bản: không thánh hóa hoặc thánh – nhân không gì hơn cho một thánh thiện truyền thống, nhưng đó là văn bản hiện đại – here is a man! Here is a new, a different image of humanity: not a saint or holy man any more than a tradition sage, but a modern version.

Thế nhưng trong Ecce Homo  vẫn còn có những khuyết điểm, nó chứa đựng quá nhiều hình ảnh về Zarathustra – hầu như đây là một nỗi băng khoăn – quá nhiều trích dẫn từ đó lý luận cho một tác phẩm không còn sắc bén bởi sau cái chết lớn lao của Zarathustra làm cho người ta không biết đến sách. Dù cho sách của Nitzsche là một liên kết đối với Quốc xã Đức và mở ra đây một chủ nghĩa phê bình với những gì ông tìm thấy sự ghê tởm trong cuộc đời. Đó là những gì thuộc về triết thuyết và những gì thuộc về văn chương tôn giáo của thế giới, toàn bộ không chứa đựng những gì bình đẳng khôn ngoan và cao thượng với sự thách đố của Zarathustra cả. Trong Ecce Homo Nietzsche thể hiện một thái độ của một con người đứng trước: giữa tốt (good) và xấu (evil) trong vai trò của Zarathustra tức của Nietzsche. Là một chọn lựa quyết định phân minh. Chính lý lẽ đó là một thành công níu kéo tình cảm mà trước đây người ta cho như là điên cuồng trong con người và tác phẩm của Nietzsche. Ecce Homo; một Dionysus đối đầu với kẻ hy sinh chịu mọi cực hình  ”Dionysus versus the Crucified”: một đối chiếu nghịch lý với Jesus và Giáo hội. Thế thì Nietzsche là kẻ tiên tri nói lên những gì chống – trời (antichrist), tức chống giáo hội mà ông mạnh dạn đứng lên chống đối giữa thế giới ngày nay và cuộc sống ngày nay. Và; không những thế còn để lại một niềm vui hài hòa và tốt đẹp trong cuộc sống; đó là một lời lẽ nhấn mạnh lạ thường qua tư duy của Nietzsche, ấy là những yếu tố tổng hợp của triết gia, điều nầy được phân tích rõ ràng trong hai chương đầu của Ecce Homo; một tia sáng bắt đầu xuất hiện từ đây.

Trước khi vào truyện Ecce Homo Nietzsche viết:

1/

Thấy được những điều đã qua mà bản thân tôi phải đương đầu  và đối diện với con người; ấy là những gì đòi hỏi khó khăn dù có tạo ra nó chăng nữa, điều đó hình như tất yếu đối với tôi mỗi khi nói ra: ”tôi là ai”. Thật ra người ta đã biết rồi, vì rằng; chính tôi không thể bỏ đi mà ”không dẫn chứng/ without testimony”. Nhưng có cái gì  không được quân bình giữa những công việc lớn lao, to tát của tôi và những gì hợp thời quá nhỏ nhen của tôi mà đã được tìm thấy qua diễn tả của tôi, sự kiện đó người ta không những nghe qua mà còn thấy ở nơi tôi. Tôi sống trong niềm tin của tôi; có lẽ đó là định kiến không hơn không kém là những gì mà tôi đang sống.

Trong số người đọc tôi chỉ cần nói chuyện một người có trình độ học vấn ”educated” nhận thức được những gì tôi nói, tôi làm thì người đó cùng tôi leo lên ngọn núi cao vào một dịp hè. Ôi! hạnh phúc.Và; tôi biện minh rằng tôi hành động mà không sống.

Dưới những hoàn cảnh nầy tôi có một bổn phận là chống lại thói tánh của tôi, dù nhiều tự hào cho khả năng thiên bẩm trong tôi, tận đáy lòng tôi vẫn là một phản kháng – hết sức cụ thể mà nói rằng: Nghe tôi đây! Vì tôi là con người thế đó là thế đó. Những gì nêu trên đây đừng nhầm lẫn tôi qua một vài người khác.

(Under these circumstances I have a duty against which my habits, even more the pride of my instincts, revolt at bottom – namely, to say: Hear me! For I am such and such a person. Above all, do not mistake for someone else.)

2/

Lấy thí dụ: TÔI; có nghĩa là xác nhận không mập mờ, ẩn giấu hoặc nói theo lối đạo đức giả (a moralistic monster) – nói đúng ra tôi là loại người chống bán, kẻ đã một lần là con chiên ngoan đạo. Ngay cả chính chúng ta, điều ấy hình như chính xác đối với tôi, đây là một phần mà tôi tự nhận có một cái gì kiêu hãnh trong tôi. Tôi là đệ tử của triết gia Dionysus; tôi sẽ có thể ưa thích thông tục hơn là thánh nhân. Nhưng người thật lòng muốn đọc bài tiểu luận nầy thì may ra hiểu được tôi đôi phần. Có lẽ  tôi đạt được kết quả đó, có lẽ luận văn nầy không có nghĩa là đưa đến một biểu lộ trái nghịch để đỏm dáng trong niềm vui và lòng nhân ái qua lối đối xử của tôi.

Điều cuối cùng  tôi hứa là có thể cải thiện được những gì lợi ích cho nhân loại. Ở đây không tuyên xưng đấng tôn thờ mới là dựng nên bởi tôi; hãy thu tập cái cũ xưa của người trước, ”lật đổ thần tượng/ overthrowing idols” là những gì đến rất gần trong một phần chức năng của tôi. Một giá trị đã bị tước đoạt: một ý nghĩa đầy đủ, một sự thật đầy đủ, một phạm vi chính xác mà người ta đã dối trá, chế ra một thế giới lý tưởng. Thế gới thực và thế giới minh bạch – nghĩa là: dối trá phát hiện ra thế giới trung thực ở đó.The ”true world” and the ”apparent world” – that means:the mendaciously invented world and reality.

3/

Triết học; mỗi khi tôi đã sống và đã vượt quá xa để hiểu đến nó, có nghĩa là tự nguyện đi vào giữa lằn băng giá và trèo lên ngọn núi cao – tìm kiếm mọi thứ xa lạ và khám phá vấn đề tồn lưu, một nơi mà luân lý cấm kỵ. Qua kinh nghiệm dài lâu, thâu lượm được những gì tất thảy coi như là một thứ lạc lối trong cái gì gọi là ”cấm thành/ in what is forbidden”, điều ấy đã dạy cho tôi chú ý đến sự cố đã xẩy ra, như nhắc nhở tôi về luân lý đạo đức và lý tưởng hóa trong mọi con đường dẫn tới ánh sáng từ những gì của lòng ham muốn: lịch sử đã ”ẩn giấu” những gì cho triết gia, về tâm lý của những tên tuổi tiếng tăm, tất cả thắp sáng trong tôi. Bao nhiêu sự thật là cả một tinh thần chịu đựng, bao nhiêu sự thật dám nói ra? Có vô số điều đó đến với tôi, một đánh giá thực tế. Một mắc phải lỗi lầm là điều không thể mù quán, mắc phải nhầm lẫn là nhu nhược tâm thần.

Mọi diễn trình là mỗi bước đưa tới nhận biết, đi theo từ lòng dũng cảm mà ra, từ mọi sự khó khăn, trở ngại để chống lại cái gì tự có của con người, từ những tinh khiết trong sự ban giao quan hệ đến từ tự có của con người. Tôi không bắt bẻ quan niệm nầy; tôi chỉ nhẹ nhàng đặc vào đôi găng tay trước khi sờ đến nó.

”Nitimur in vetitum/ We strive for the forbidden/ Chúng ta ráng vượt qua tử-cấm-thành” trong cùng một dấu hiệu triết học của tôi thì sẽ một ngày đem lại vinh quang, vì cái gì người ta ngăn cấm coi như vấn đề chính yếu đó luôn luôn hiện hữu – chỉ còn lại sự thật. Nitimur in vetitum in this sign my philosophy will triumph one day, for what one has forbidden so far as a matter of principle has always been-truth alone.

4/

Những gì tôi viết về Zarathustra vẫn còn nguyên vẹn trong trí tôi như chính nó. Đó là những gì tôi mang lại cho nhân loại một tặng phẩm lớn lao dù đã đem lại những suy tư quá xa vời. Tác phẩm tôi viết lên đây là tiếng nói qua những nhịp cầu thế kỷ, không nói những gì cao vọng – mà nói lên tất cả dữ kiện đặc con người dưới dạng láo lường, một ngăn cách ghê tởm đó cũng là điều gì sâu sắc, thâm trầm. Sinh ra từ nơi thật thà vô lượng, trong tận cùng của tấm lòng nhân ái, mà những thứ đó không mong đến một lần nữa để chất đầy vàng bạc và thăng hoa cho một chứng tỏ. Ở đây không phải là nhà ”tiên tri” rao giảng, không có gì để làm cho kinh hãi và tạo ra quyền lực để người ta tín ngưỡng như tôn giáo. Trên tất cả, con người cần phải nghe đúng giọng điệu đến từ miệng mồm nầy, một giọng điệu bình an. Chẳng vậy người ta có thể tạo ra những điều bất công, khốn khổ như có nghĩa rằng những gì rao giảng là khôn ngoan thánh thiện.

”Những lời lẽ đó như ngấm ngầm mang lại lời thịnh nộ. Tư duy ấy chỉ đến trên đôi chân bồ câu dẫn đường thế giới” (trong: Zarathustra Thốt Như thế)

( It is the stillest words that bring on the storm. Thoughts that come on doves’feet guide the world. (Thus Spoke Zarathustra NY.1954)

Ấy không phải là điều cuồng tín để nói ra ở đây; đây cũng không phải là lời rao giảng; không có niềm tin cho nên đưa ra yêu sách ở đây: xuất phát từ một một nỗi lòng chan chứa vô biên, và một hạnh phúc tràn trề như đã một lần đánh rơi khỏi tầm tay, tiếng than đó như đã xẩy ra: lời nói ở đây là nhịp đập con tim là một cái gì nhẹ nhàng, khoan thai.

Sự thể đạt được như lựa lời ăn năn. Ở đây không có đặc quyền như nhau để cho người ta lắng nghe. Không một ai thảnh thơi đặc tai vào nghe Zarathustra.

It is no fanatic that speaks here; this is not ”preaching”; no faith is demanded here: from an infinite abudance of light and depth of happiness falls drop upon drop, word upon word: the tempo of these speeches is a tender adagio. Such things reach only the most select. It is privilege without equal to be a listener here. Nobody is free to have ears for Zarathustra.

Vậy thì Zarathustra không phải là viễn cảnh để làm cho người ta ham mê? – nhưng những gì Zarathustra tự nói ra, như sự trở về một lần nữa ở buổi đầu nơi chốn cô độc hoang vu? Rõ ràng là đối kháng mọi thứ xẩy ra, đó là những gì ‘cứu rỗi’ của bậc hiền nhân quân tử, đấng ”thánh sống”, ”đấng cứu thế” hoặc bất cứ gì sui sụp, sai trái khác đều được giải bày cho trường hợp nêu trên – không những chỉ Zarathustra nói lên cái dị biệt, ở nó cũng là một sự khác biệt rồi.

Bây giờ tôi độc hành, bổn phận của tôi. Các người cũng như tôi hãy lên đường một mình. Thế là điều tôi mong muốn.

Tránh xa tôi ra và hãy chịu đựng với Zarathustra! Và; dù sao cũng là tốt: xấu hổ cho nó. Có lẽ nó đã lừa gạt con người.

Người ngưỡng mộ tôi; nhưng nếu sự ngưỡng mộ ấy sụp đổ một ngày nào? Hãy cẩn thận kẻo tượng thần đó đằn lên thân mình.

Anh nói rằng anh tin nơi Zarathustra? Nhưng có phải những vấn đề đó đưa ra từ Zarathustra? Anh tin vào những gì tôi nói – nhưng những gì của vấn đề là ở người tin mình?

Anh không có mưu cầu ở chính anh và anh đã tìm tới tôi. Như vậy là dành cho tất cả niềm tin; tuy nhiên niềm tin ấy chỉ đem lại một ít mà thôi.

”Giờ đây giả như anh thua cuộc tôi và rồi tìm thấy ở chính anh. Và; chỉ khi nào anh từ nan tôi một cách hẳn hoi thì điều đó trở lại với anh” (trong: Zarathustra Thốt Như thế) (Trích đoạn ở. ’Preface: Ecce Home’ by F. Nietzsche).

Qua bài nhận định về tác phẩm Ecce Home/ Lật Đổ Mọi Giá Trị của Nietzsche cho chúng ta thấy được nội tâm của con người yêu đời và yêu đạo như Nietzsche. Một nội tại phản kháng, một chối bỏ giáo điều mà chỉ thừa nhận cõi như nhiên. Ấy là lý do mà Nietzsche chọn tựa đề nầy cho tác phẩm cuối cùng của mình; đó là một phán quyết rõ ràng giữa con người (Pilate) và Thượng đế (Christ) trong vai trò của nhà tiên tri Zarathustra (Niezsche); đó là một đối thoại triền miên để đi tới đối kháng, một vượt thoát ra khỏi những rao giảng để mở đường cho con đường tự do. Một thứ tự do trong sáng. Theo quan niệm của Nietzsche phản kháng hay chối bỏ không nhất thiết là xiềng xích trói buộc con người và thượng đế mà là hình ảnh để thành lập một tư duy có luân lý, đạo đức mang con người trở lại với hiện hữu, một tồn lưu của nhân loại trên quả điạ cầu nầy, xa rời những ảo tưởng về cái siêu đẳng tối thượng và cái gọi là bất diệt, hướng tới cái khuôn phép có tính vật lý của tồn lưu nhân loại, một bản năng vô lý để đưa tới: cái điều mà ông gọi là muốn có quyền năng thì phải có: ”Ý-Chí-Hùng-Tráng/ Will-to-Power/will-zur-Macht” ấy là cho ta kiểm chứng được khuynh hướng phải trái; đẩy con người tới chỗ biểu dương ý chí, đặt nó lên sự vật hữu thể qua những hữu thể khác dù là một hòa hợp chung nhưng được coi là một chọn lựa chính đáng, thật sự đó là câu hỏi cho vấn đề siêu hình. Có một điều gì tối hậu? -và rồi đây; hẳn nhiên là nỗi lòng căm ghét chống lại những gì là siêu hình. What is there, ultimately? – and this, notwithstanding his animus against metaphysics…

Nhưng đối với Nietzsche, trong câu chuyện ”ngụ ngôn” của nhà tiên tri tôn giáo; sắp xếp cho Zarathustra đứng trước một khả năng có thể là ”đỉnh cao/ highger”, dựa trên căn bản luân thường đạo lý đó là chủ nghĩa tự do, một tiềm năng sáng tạo giá trị. Cảm thức ”cái chết của Thượng đế/ death of God” để có một cảm thức tự do hoàn toàn, không còn phải ràng buộc giữa thượng đế với con người, là một thách đố đưa tới một giả thuyết phân chia cái đặc quyền tối thượng (preogatives), gần như là điều quan trọng; ấy là tạo được một khẳng định cho cuộc đời có luân lý đạo đức và mở ra một cuộc đời có một giá trị thẩm mỹ. ”con người được coi như một động vật/ man is an evaluating animal”. Yêu cầu của Nietzsche là có được một nền luân lý cao thượng và một giá trị thẩm mỹ ăn khớp vào nhau trong cùng một phương án để làm nên một cuộc đời vừa đẹp vừa nghệ thuật. Nietzsche cho rằng nghệ thuật thay thế được tôn giáo; những yêu cầu đó chính là tinh thần tự do – free spirits.

Vậy thì trong Ecce Homo mục đích của Nietzsche mượn điển tích Hy Lạp qua vai trò của mẫu người Apollinian và Dionysian để rồi từ đó mới có Zarathustra một tiên tri gia đối mặt với thượng đế.Nietzsche nhìn tác phẩm Ecce Homo là một tác phẩm công trình mang lại một kỷ cương, cắt đứt mọi thứ duy tâm, một thứ cuồng nhiệt thiêng liêng, một đức tính nghệ thuật thẩm mỹ. Đó chính là tác phẩm đáng ghi nhớ của một cơn khủng khoảng  nội tại, một phản kháng cần vượt thoát. Nietzsche trực nhận cõi Như – Nhiên để Trở Về Vĩnh Cửu; lúc đó con người mới thật sự bắt đầu cuộc sống của mình. Nietzsche cho đó là tôn giáo thực và mới. Một tôn giáo không dối trá. Một giáo điều thực hơn trước đây. Tinh thần tự do lớn dần để nhận ra thượng đế cũ đã chết, thay vào đó một hiện hữu mới, một cảm nhận mới giữa thượng đế với con người, một bình minh rực rỡ trong chúng ta; một thứ ánh sáng mới trong niềm tin mới. Nietzsche khẳng định: tinh thần tự do là giá trị cao nhất, hoàn toàn độc lập trong khi đi tìm chân lý, một tinh thần độc đáo nghĩa là phải vượt thoát khỏi mọi ảnh hưởng xã hội, vượt thoát ra khỏi mọi ảo tưởng. Trong Ecce Homo kêu gọi một cuộc giải phóng toàn diện tâm linh, quay về với hiện thực giữa cũ và mới. Do đó tinh thần tự do có một xác định: Tinh thần tự do đi tìm lý trí, tinh thần nô lệ đi tìm niềm tin. Tinh thần tự do từ bỏ ngay các niềm tin của mình khi chúng không còn chân xác. Bởi đã trung thành một thứ giả hình như thượng đế, vua chúa, đảng phái, giáo điều; tất cả là giả định, biến niềm tin trở thành tín mộ.Tức là tin vào  một điểm nào đó của tri thức. Như vậy tinh thần tự do không thể có tín mộ. Mà là một xác tín của niềm tin.

Những gì xẩy ra trong Ecce Homo là linh hồn, là tư duy của một con người ngay thật, trực diện với cõi như-nhiên để trở về vĩnh cửu. Một xác quyết cuối cùng của đời Nietzsche và ông cho đây là món quà qúy giá dâng tặng thế gian.

VÕ CÔNG LIÊM

Exit mobile version