Khả năng dùng vài từ để nói được nhiều, làm người ta phải suy nghĩ, đánh thức cảm xúc là mức cao nhất trong nghệ thuật ngôn từ. Dưới đây là vài câu chuyện.

1. Một lần nhà văn Mỹ Hemingway (1899 – 1961) cược rằng sẽ viết một truyện ngắn chỉ gồm 4 chữ nhưng có thể gây chú ý bất cứ độc giả nào. Và ông thắng cược.

Những kiệt tác kiệm lời - ảnh 1
Hemingway.

Truyện như sau:

Có bán

Giày trẻ. Mới nguyên.

Nguyên tác: “For sale: baby shoes, never used”.

2. Nhà văn Mỹ Fredric Brown (1906 – 1972) viết truyện kinh dị ngắn nhất trong những truyện cùng thể loại  từng được viết:

“Người cuối cùng của trái đất ngồi trong phòng. Bỗng có tiếng gõ cửa…”.

Những kiệt tác kiệm lời - ảnh 2
Brown.

3. Nhà văn Mỹ O. Henry (1862 – 1910) thắng cuộc thi viết truyện ngắn nhất có đủ mọi yếu tố cấu thành truyện truyền thống: nút, cao trào, cởi nút:

“Tài xế châm thuốc và cúi nhòm bình xăng xem còn bao nhiêu. Người tử nạn mới 23 tuổi”.

Những kiệt tác kiệm lời - ảnh 3
O. Henry

4. Người Anh mở cuộc thi truyện ngắn nhất. Điều kiện là trong đó phải nhắc đến Nữ hoàng, Chúa Trời và tình dục. Truyện đoạt giải nhất như sau:

“Trời ôi – Nữ hoàng kêu lên – Ta có thai nhưng không biết từ ai”.


5. Văn hào Pháp Victor Hugo (1802 – 1885)  gửi bản thảo tiểu thuyết “Những người khốn khổ” của mình tới nhà xuất bản kèm bức thư:

“?”

Câu trả lời cũng chẳng dài hơn:

“!”

Những kiệt tác kiệm lời - ảnh 4
Victor Hugo.

6. Một phụ nữ Pháp thắng cuộc thi hồi ký ngắn nhất. Nàng viết:

“Trước đây tôi mặt nuột, váy nhàu. Giờ ngược lại”.

7. Nhà thơ Nga Valery Bryusov (1873-1924) có bài thơ 1 câu nổi tiếng:

Ôi, hãy khép lại cặp chân trắng nõn”.

Những kiệt tác kiệm lời - ảnh 5

Valery Bryusov.

8. Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt (1882 – 1945) lấy lại sự chú ý của người đối thoại có dấu hiệu xao nhãng bằng câu chuyện cực ngắn:

“Sáng nay, tôi vừa  giết bà ngoại của mình”.

Những kiệt tác kiệm lời - ảnh 6
Roosevelt.

Theo Lê Xuân Sơn dịch – Tiền phong