Nhà văn nổi nhất hiện nay chắc chắn là Dan Brown, tác giả cuốn tiểu thuyết Da Vinci Code (Mật mã Da Vinci). Trong danh mục những nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới do tạp chí “Forbes” soạn lập, ông đứng hàng thứ 12. Lượng bản in các tác phẩm của ông phải nói là khổng lồ. Riêng cuốn Da Vinci Code đã tiêu thụ được khoảng 25 triệu bản và được dịch ra 44 thứ tiếng.

Nhà văn Dan Brown

Nhà văn nổi nhất hiện nay chắc chắn là Dan Brown, tác giả cuốn tiểu thuyết Da Vinci Code (Mật mã Da Vinci). Trong danh mục những nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới do tạp chí “Forbes” soạn lập, ông đứng hàng thứ 12. Lượng bản in các tác phẩm của ông phải nói là khổng lồ. Riêng cuốn Da Vinci Code đã tiêu thụ được khoảng 25 triệu bản và được dịch ra 44 thứ tiếng.

Tuy nhiên, người ta không biết được nhiều về cá nhân ông. Trên mạng “Internet” có vô số site thảo luận, chỉ trích hoặc khen ngợi cuốn “Da Vinci Code”, nhưng có rất ít site cho biết về đời tư ông.

Brown và gia đình

Dan Brown sinh ngày 22 tháng 6 năm 1964 tại thành phố Exceter bang New-Hamshir. Bố ông là giáo viên dạy toán, mẹ ông là nhạc sĩ biểu diễn. Vợ ông tên là Blite, chuyên nghiên cứu lịch sử nghệ thuật và đồng thời là họa sĩ.

Hai vợ chồng có hai con. Năm 1995, hai người cùng viết chung cuốn “187 người đàn ông cần tránh xa: Sách hướng dẫn cho những phụ nữ thất vọng về cuộc sống riêng tư”. Hiện nay, bà Blite thường đi cùng chồng tới những nơi ông cần thu thập tài liệu để viết sách.

Hồi học phổ thông, Brown không đọc các cuốn tiểu thuyết “thương mại” mà say mê văn học cổ điển. Nhưng vào năm 1994, một bước ngoặt đã xảy ra trong cuộc đời ông. Ông đi nghỉ tại quần đảo Hawaii và tại đây, ông tìm được một cuốn sách đã nhầu nát. Đó là cuốn Âm mưu ngày phán xử cuối cùng của Sidney Sheldon.

Về sau ông nhớ lại: “Tôi đọc xong trang đầu tiên… rồi trang tiếp theo… Chỉ trong một giờ tôi đã đọc hết cuốn sách và thầm nghĩ: “Chà, mình cũng có thể viết được như thế lắm chứ!”.

Sau khi đi nghỉ trở về, ông ngồi vào bàn và miệt mài viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên – cuốn Pháo đài số. Cuốn này được xuất bản năm 1996 nhưng không được nổi tiếng như ông mong đợi.

Tiếp đó, ông lần lượt cho xuất bản cuốn Thiên thần và quỷ dữ rồi Điểm dối trá. Đến năm 2003, xuất hiện cuốn Da Vinci Code. Trong bảng xếp hạng 10 cuốn sách bán chạy nhất do tờ New-York Times giới thiệu, Da Vinci Code trụ được một thời gian kỷ lục là 123 tuần, tức là hơn 2 năm trời!

Cuốn Da Vinci Code kể về cuộc điều tra của xung quanh cái chết bí ẩn của một nhân viên Viện bảo tàng Louvre cũng như chung quanh những phát hiện gây chấn động của nhà nghiên cứu mật mã Robert Langdon về những sự thật ẩn sâu trong các tác phẩm của danh họa Leonardo Da Vinci.

Cuốn sách còn miêu tả giáo đoàn Opus Dei là một giáo đoàn tà giáo đã từng nắm quyền hành thực sự ở Vatican và gây ra nhiều vụ mưu sát. Tuy nhiên, tâm điểm của cuốn sách là ý tưởng cho rằng trong nhiều thế kỷ, Vatican đã che giấu một sự thật động trời là Chúa Jesus có con riêng với Maria Magdalina và huyết thống của Chúa còn tồn tại đến ngày nay.

Chính vì thế, Tòa thánh Vatican đã lên án mạnh mẽ cuốn Da Vinci Code, coi đây là một mưu toan đầy ác ý muốn làm mất thanh danh Nhà thờ La Mã bằng những điều dối trá và xuyên tạc phi lý.

Cũng theo số liệu của tạp chí Forbes, Brown là nhà văn có tác phẩm bán chạy nhất thế giới. Chỉ riêng trong năm ngoái, ông đã kiếm được 76 triệu dollars và đẩy nhà văn nữ Joan Rowling (tác giả Harry Porter) xuống hàng thứ hai với 59 triệu dollars.

Brown và vinh quang

 

Tiểu thuyết Da Vinci Code đã phát hành được 25 triệu bản, doanh số đạt 76 triệu đô la. Trong khi đó Harry Potter đạt doanh số 59 triệu đô la.

Sau khi cuốn Da Vinci Code ra đời, Brown được hâm mộ cuồng nhiệt. Ông đến đâu cũng được mọi người chạy đến xin chữ ký, đề nghị ông ký tên lên bất kỳ thứ gì họ có trên tay.

Một lần, ông ký tên lên cả một cuộn giấy toilette! Lại một lần khác, ông đến sân bay mới phát hiện thấy mình quên hộ chiếu. Nhưng may thay, một hành khách cùng xếp hàng với ông lại đem theo cuốn Da Vinci Code có in hình ông trên trang bìa. Và đến cửa kiểm tra, ông chỉ cần giơ cuốn sách đó ra là đã được phép ung dung lên máy bay.

Mặc dù nổi tiếng lẫy lừng như vậy nhưng hiện nay ông sống một cuộc đời ẩn dật. Ông từ chối mọi cuộc phỏng vấn và những cuộc gặp gỡ bạn đọc. Ông miệt mài ngồi viết cuốn tiểu thuyết mới.

Ông thường làm việc đến 4 giờ sáng. Trước mặt ông là chiếc đồng hồ cát: cứ sau một tiếng đồng hồ là ông lại đứng dậy làm vài động tác thể dục (theo lời ông là “Để máu – và cả ý nghĩ nữa – không trì trệ”)

Brown và nghệ thuật

Trong số những cuốn sách yêu thích của Brown, trước hết phải kể đến cuốn Về loài chuột và loài người của Steinbeck, cuốn Thùng rỗng kêu to của Shakespeare, cuốn Mật mã, mật số và những phương pháp giao tiếp bí ẩn và bí mật khác của Fred Rikson, cuốn Trò chơi chữ : Những cách biểu thị nước đôi và suy nghĩ về những cách biểu thị nước đôi của John Langdon.

Cuốn sau cùng này chắc hẳn đã gợi ý cho Brown viết Da Vinci Code. Ngoài ra, những bộ phim ưa thích của Brown là Tưởng tượng bay bổng của Walt Disney, Cuộc đời thật đẹp của Robert Bennini và Roméo và Juliette của Jeffirelli.

Công việc hiện nay

Cuốn tiểu thuyết tiếp theo của Brown có nhan đề là Chìa khóa của Solomon. Có thể coi đây là phần tiếp theo trực tiếp của cuốn Da Vinci Code ( hành động bắt đầu từ đoạn kết hành động trong cuốn Da Vinci Code).

Nhân vật chính vẫn là chuyên gia mật mã Robert Langdon. Nhưng lần này Brown để Chúa Jesus và hội họa Italia được yên: ông chuyển hoạt động của Langdon sang Mỹ để điều tra về lịch sử bí ẩn của thành phố Washington. Theo dự kiến thì cuốn Chìa khóa của Solomon sẽ ra mắt bạn đọc vào cuối năm nay.

Trong khi ấy, việc đưa cuốn Da Vinci Code lên màn ảnh đang được tiến hành khẩn trương. Bộ phim này do hãng “Sony Pictures” chủ trì sau khi bỏ ra 3,1 triệu bảng Anh để mua bản quyền lên phim với diễn viên lừng danh Tom Hanks thủ vai chính.

Việc quay phim tại tu viện Wesminter và nhà thờ Saint-Sulpis bị cấm nhưng ban lãnh đạo tu viện Roslin ở Scottland lại mở rộng cửa cho đoàn làm phim. Cuối tháng 9 này, nhóm làm phim của đạo diễn Ron Howard (người đã từng đạo diễn hai bộ phim Trò chơi của lý tríApollo 13) sẽ có thể bắt đầu quay tất cả những gì cần thiết cho bộ phim tương lai, dĩ nhiên là phải trả một khoản tiền hàng chục nghìn dollars.

Đấy là chưa kể việc sửa sang lại tu viện nói trên cũng sẽ khiến hãng “Sony Pictures” tốn khoảng 4 triệu bảng Anh.

Theo Tiền phong

Exit mobile version