Vị trí của nghệ thuật nằm trong mức độ nhận biết của con người, có lẽ; gần như là biện chứng ngăn cách tư tưởng giữa tiến trình thuộc khoa học sinh lý tự nhiên và một thứ thoái trào, đình trệ đối với nhân loại ngày nay. Đứng trên lãnh vực của nhận biết; con người cần phát triển nhanh để thực hành việc lùng kiếm con đường dẫn đến những gì là bí truyền thuộc nghệ thuật; trong điạ hạt khác của thẩm mỹ, đây là một thực hiện còn lại đầy năng lực và trở nên nhiều thứ vụng về, thô thiểm hiện ra ở ngày nay –In fields of knowledge, men have out-grown the practice of seeking the guidance of mystic oracles; in other field of esthetics this practice has remained in full force and is becoming more crudely obvious today. Mà coi như hiện tượng ban sơ được thừa nhận, chấp nối vào nghệ thuật, đặc biệt nghệ thuật hội họa, điêu khắc và tạo hình đã hướng tới nền móng này như trường hợp của Picasso, Matisse (một thời nghiêng về nghệ thuật Phi Châu) Gauguin (lấy nghệ thuận biển đảo hay đại đương làm chủ đề) và một số họa nhân đã biến thể một số tác phẩm qua nhiều trường phái khác nhau hoặc lập nên một hệ thống nhận thức riêng biệt cho tác phẩm với ý thức nhận biết của mình. Còn nghệ thuật sơ khai là những gì không thể giản lược hay cắt bỏ bước đầu của nó; không có vấn đề nêu ra sự cớ, hoặc phân tích lý giải nguồn cơn, tự sự mà coi như lãnh điạ độc đáo của những con người ma quái; có thể là vô danh. Rứa cho nên nghệ thuật cổ sơ mà tâm lý khoa học luận đã nhận ra nó là một thứ nghệ thuật khai mở: chỉ khác ở chỗ hoang sơ tiền sử thì không quan tâm.Vị chi nhận thức về nghệ thuật thuở ban sơ đã hiện hình trong một ý thức nhân tính với những đường nét giữa người và vật nguệch ngoặc trên vách đá, đồng đúc, tạc tượng kim loại hoặc gỗ; đều mang tính chất ma qủy, thần bí hay hoang đường, tiêu biểu cổ La Hy và những bản điạ cận Đông. Đó là chức năng của đời sống con người hoặc là nguyên nhân táo bạo thuộc về sinh lý.

Hẳn nhiên nghệ thuật là một thứ đam mê nồng nhiệt, quan trọng và sâu sắc, một chú ý cá thể của loài người. Đấy là nhận thức về nghệ thuật ‘Conception of Art’ hay còn gọi là tâm lý khoa học luận của nghệ thuật ‘The Psycho-Epistemology of Art’.

Nhận thức về nghệ thuật một cách xềnh xoàng là nhận thức chưa thấu triệt đường lối nghệ thuật và khẳng định được giá trị chính xác thế nào cho một tuyệt phẩm, bất luận ở bộ môn nào, bởi; nghệ thuật dù dưới dạng thức nào đều phải có ‘thức’ và ‘nhãn’ thời mới thấy được chất lượng của nó với hai bề mặt nội quan và ngoại quan; nhất là trường phái hội họa (hội họa là âm vang là tiếng động) không còn nhìn qua màu sắc hay đường nét mà là một tổng thể bao hàm. Nghĩa là đứng trước một họa phẩm không để thấy, ngắm, nhìn mà nghe thời mới định nghĩa được thứ nghệ thuật không hóa tức chân không. Nhưng nhớ cho; nghệ thuật tùy vào cái không thể xã hội hóa (non-socializable) mà là ở vị trí hiện thực của vũ trụ quan và cũng không là sở hữu riêng ai (non-collective); mà nó đến trong nhận thức siêu đẳng tự nhiên của con người. Một trong những khác biệt nhận ra được đặc thù của tác phẩm nghệ thuật luôn cả văn chương. Một tác phẩm văn học (tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, thơ, ký…) là tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật phục vụ bởi sáng tạo chớ không phải mưu cầu, chất liệu hạng nhất (material high-end), nhưng chất liệu là làm nên ở tự nó, tác phẩm làm nên không ngoài mục đích ‘suy/thinking’ chớ không làm nên để ‘thưởng ngoạn/contemplation’. Rứa thì gọi triển lãm, ra mắt làm chi rứa? –vì đó là sự thỏa lòng có cường độ cho việc thưởng ngoạn, chìm đắm trong trạng thái ý thức nhận biết đó là kinh nghiệm của con người, là điều ắc-có-và-đủ, là tự nó đã xứng đáng (self-sufficient) và tự nó biện minh cho chính nó (self-justifying) từ khởi thủy cho tới về sau; rứa cho nên chi chuyện phê bình nghệ thuật phải là con người chuyên nghiệp thì may ra định nghĩa chính xác từ trong ra ngoài tác phẩm, nôm na mà nói là người phải sành điệu của ‘tứ-khoái’ thì lãnh hội và thông đạt trọn vẹn thế nào là bình và thế nào là phê; còn bằng không chỉ là lý giải như một dẫn chứng thông thường gần giống như từ chương (điển tích, điển cố để xác minh) mất đi tính hiện đại nhân văn và nghệ thuật. Việc này kể cả văn chương và hội họa mà xưa nay chúng ta thường bắt gặp; có thể do cái nhìn thiển cận, có thể do cái nhìn một chiều mà làm cho giá trị tác phẩm trở nên hời hợt là ở chỗ đó. Nghệ thuật nói chung là một nhận định tinh tế.

Thông thường việc nhận định đúng đắng và biện minh lý lẽ cho tác phẩm, nó có hai cái nhìn khác nhau, một đằng là ‘cưỡng kháng/resists’ và một đằng là ‘bất mãn/resents’ thời bất cứ gợi ý, ảnh hưởng hay lôi cuốn đều đi tới phân tích để tìm thấy lý sự; sự cố đó có thể tấn công vào đặc tính của nghệ thuật, vào cái trầm tư sâu lắng của một bản chất tự nó –essential-self. Nhận định nghệ thuật phải điều nghiên mới nói lên được giá trị của nó chớ cứ lấy sách báo cũ để chứng minh sự lý thì việc phê nhận đâu còn độc đáo cho tác phẩm; mà trở nên sáo mòn. Vì vậy đứng trên quan điểm này phải có cái nhìn khách thể để thấy thực chất tác phẩm nghệ thuật. Không có ai cảm xúc có thể là vô cớ hoặc không thể giản đơn và không liên can đến nguồn cơn của cảm xúc. Cái tồn lưu, tồn lại là nhu cầu của sự sống còn : ‘to the needs of a living entity’s survival’. Nói như rứa là lý tài cho một sự thách đố đòi hỏi về cái quyền đặc trưng của nghệ thuật? Không! nghệ thuật nó (it does) có mục đích và phục vụ nhu cầu của con người; chớ không vin vào chất liệu để làm nên, nhưng làm nên là nhu cầu ý thức nhận biết của con người. Nghệ thuật là cái gì buộc chặt vào sự sống còn của con người. Không phải sống còn thuộc về sinh lý nhưng sống còn ở đây tùy thuộc vào tồn lưu, tồn lại do từ ý thức của chúng ta mà ra –To the preservation and survival of our consciousness. Nguồn cơn của nghệ thuật đặc trong một dữ kiện nhận biết có trình độ của con người; gọi chung một từ là nhận-thức/conceptual. Thí dụ: Có người nắm được sự hiểu biết và hướng tới hành động, không có nghĩa là đơn phương, cảm nhận riêng mình nhưng do từ cái nghĩa ‘trừu tượng’ của hiện thể sinh ra. Thí dụ khác: Có người lại nghĩ rằng mình có trình độ nhận thức do đó có thể làm được những gì về nghệ thuật như viết văn, làm thơ hay vẽ nhưng trình độ nhận thức chừng nào thì ý thức chừng đó không thể tiến xa và giòng tư tưởng không thể phát tiết hơn được. Sự vụ này nó xâm nhập vào tiềm thức, hình ảnh hay ý niệm là tọa độ trong nhận thức của người nghệ sĩ, cái đó gọi là kiểu sống ‘life-style’ là mẫu thức không thay đổi: họa nhân A vẽ kiểu đó là kiểu đó, thi nhân B vận hành ngữ ngôn rồi nó cũng qui về kiểu đó. Văn nhân C có chuyển mạch văn tới đâu rồi vẫn nguyên trạng hình hài của văn nhân ở kiểu đó. Nghĩa là ‘tánh nào tật nấy’ và ‘văn tức là người’ xưa nay đều thế cả. Cho dù có cách mạng tư tưởng hay cách mạng văn hóa đi nữa rồi nó cũng trở về cái truyền thống của nó. Kiến thức đi theo trình độ và trình độ đi theo kiến thức, dù là thiên tài chăng nữa. Mà phải nhìn thứ nghệ thuật đó là siêu hình nghệ thuật. Răng lạ rứa? –có thể tư duy vượt ra ngoài sở năng và trí năng. Phải có một ‘concept’  trong một ‘psycho-epistemology’ (như đã giải ở trên) thời mới có một ý niệm nhận biết hoàn toàn. Sống còn đòi hỏi ý thức nhận biết thời mới tồn lưu nhân thế. Hiểu biết tự nhiên và chức năng của nghệ thuật là người phải hiểu tự nhiên và chức năng của ý niệm nhận biết. Nhận thức nghệ thuật là gì? –là phải ‘nghe’ vì nghệ thuật có tiếng nói riêng của nó; là một thứ ngôn ngữ mới kể cả văn chương giờ đây không còn là từ ngữ mà là ngôn từ, vì; ngôn từ chúng ta thường dùng trở thành ý niệm nhận thức, một yếu tố vững chắc, một ý niệm gần giống như toán học là giải thích cụ thể từng đơn vị. Rõ ràng minh bạch của toán học gần giống như cái nhìn vào nghệ thuật không thể lệch lạc, vòng vo tam quốc, còn bằng không thì coi như hỗn mang, thuồng luồng phá rối trị an. Không giúp ích cho nghệ thuật mà giết chết nghệ thuật. Nhớ cho điều này: triết lý nghệ thuật là con nhà qúy phái trong mọi tầng lớp xã hội.

Ngữ ngôn là mật số của ký hiệu ‘tai nghe mắt thấy/ visual-auditory’ là chức năng phục vụ cho những gì thuộc về tâm lý khoa học luận / psycho-epistemological là biến đổi dạng thể trừu tượng trong dạng cứng nhắc hoặc diễn giải chính xác ý nghĩa trong dạng khó hiểu sang dễ hiểu của những đơn vị đặc biệt. Tâm lý khoa học luận là tìm hiểu về tiến trình nhận biết của con người từ những khiá cạnh của tác động qua lại lẫn nhau giữa tâm trí và cơ năng của tiềm thức; có nghĩa là sợi giây liên lạc của những gì con người nắm bắt được và cũng cố cho một nhận biết thực sự. Nghe như rứa có mơ hồ không? Mơ hồ cái chỗ nào. Nghệ thuật là nhận thức: ‘Nghệ thuật là nồng cốt kết tinh của siêu hình / Art is a concretization of metaphysics’ Nó mang lại ý niệm nhận thức cho con người để đi tới cảm nhận tri giác là mực độ của ý thức (nhận biết) và cho phép được gói trọn tâm tư một cách trực chỉ nhân tâm của một tri giác nhạy bén.

Đó là những gì thuộc chức năng tâm lý khoa học luận của nghệ thuật và là lý do chính đáng trong vai trò đời sống của con người; và là cốt tủy của khách thể thẩm mỹ / and the crux of the objective esthetic.

Thuở xa xưa cái nhìn vào nghệ thuật tuồng như có tính trừu tượng và siêu hình bởi qua nhận thức, qua tiếp cận; cuộc đời và con người có một biên giới vô hình, điều không nghĩ tới hay không làm tới. Tâm thức của con người trước vũ trụ quan là cõi ngoài (beyond) là lạ (strange); vì vậy mà nhận thức một đôi khi xa vời thực tế vì cái nhìn không thực. Nhưng; hôm nay nhận thức trở nên nhu cầu, nhất là nhận thức nghệ thuật nó đòi hỏi con người có hai mặt: tâm lý và sinh lý để đi vào trong một nhận thức hiểu biết, đặc biệt là ngữ ngôn, một thông điệp bén nhạy giữa người sáng tạo và người nhận biết, ngay cả ngữ ngôn trừu tượng cũng trong dạng thuộc tâm lý khoa học luận tương tợ cốt cách siêu hình. Vì rứa mà nghệ thuật biến chuyển siêu hình trừu tượng của con người trong cùng một dạng thể đông cứng kết tinh, đồng thời là một tồn thể (entities) khai mở trực tiếp đến tri giác của con người. Thỉnh cầu duy nhất và nhìn nhận rằng: ‘nghệ thuật là một ngữ ngôn phổ quát toàn diện / art is a universal language’; nghệ thuật không còn là phép ẩn dụ trống rỗng, mơ hồ, vớ vẩn, tào lao, ta bà thế giới, cà kê, dê ngổng. Rứa thì muốn nói cái chi trong đó? Dễ thôi! -là một thứ văn chương trung thực, nguyên chất / it is literally true- ăn ngay nói thực, có sao nói vậy, không tán hươu, tán vượn, tán ẩu… thời mới gọi là nghệ thuật chân như, một kết tinh trong sáng của sáng tạo nghệ thuật. Triết lý nghệ thuật bao la vi diệu. Cho nên chi cảm thức trong chức năng của tâm lý khoa học luận là khai mở bởi nghệ thuật –in the sense of the psycho-epistemological function performed by art. Để nghệ thuật tồn lưu nhân thế, một nhận thức rõ ràng minh bạch tức nhận ra được nghệ thuật chân chính tự nó. Nhưng nhớ cho: nghệ thuật được tồn lưu nhân thế là nghệ thuật tồn thể, nhất thiết không tồn lui, tồn loạt; còn suy tư khác hơn là đánh rơi giá trị nghệ thuật; thời đó là trạng huống suy đồi, suy vong, là nhận chìm nghệ thuật vào dòng sông thủy tử.

Nhìn vào lịch sử nhân loại thì nghệ thuật đã xâm lấn, lũng đọan, chiếm cứ, bắt chụp như thêm vào đó một thứ nghệ thuật độc quyền của tôn giáo. Tôn giáo là thể thức sơ khai của triết học; nó đưa ra những qui ước, cung cấp cho nhân loại có cái nhìn của niềm tin về hiện hữu tồn lưu. Nhìn vào nghệ thuật là nhìn vào một nền văn hóa nguyên sơ đã kết tinh một thứ tôn giáo siêu hình cho một thứ luân lý đạo đức phi thường trừu tượng. Một biện minh chính xác về tâm lý khoa học luận là tiến trình liên đới với nghệ thuật, có thể cho ta một khiá cạnh tương đối lãnh hội được về nghệ thuật: đặc điểm trong văn chương (hội họa, thi ca và kịch nghệ) có vô số tiềm năng sáng tạo và phát tiết; thế nhưng trong những nhu cầu đó là những gì phức tạp, rắc rối mà một đôi khi đã đi lạc đường hoặc tạo ra những gì lúng túng. Ấy là điều khó khăn để làm nổi bậc cá tính con người trong nhận thức trừu tượng và cho dù có đứng riêng hay hợp nhất vẫn không thể mang hết trong một lý trí nhận biết, trong khi chúng ta đang đi tìm một sự đả thông tư tưởng là nhận thức và một tâm lý khoa học luận. Nghệ thuật là một phương tiện, môi giới không thể bỏ qua được cho sự truyền đạt của ý tưởng luân lý. Không có nghĩa rằng nghệ thuật là một hiện thể thay thế cho một tư duy thuộc triết học: không có nhận thức lý thuyết về đạo đức, một nghệ sĩ cũng chưa hẳn đạt đến một kết quả viên mãn cho một hình ảnh ý tưởng riêng mình. Nhưng không có trợ lực của nghệ thuật thời luân lý đạo đức chỉ còn lại trong một vị trí của những gì thiết bị xây dựng: ‘nghệ thuật là mẫu thức xây dựng / art is the model-builder’. Đúng; bởi ngày nay giữa nghệ thuật và con người hoà đồng trong một nhận thức để tạo nên vật thể lý tưởng. Không có nghệ thuật thời không có tiến hóa con người. Đó là những gì chúng ta đặc vấn đề nhận thức vào trong một tâm lý khoa học luận; một thứ nghệ thuật và cảm thức của cuộc đời –art and sense of life đang sống hôm nay và mai sau.

Bất luận những gì thuộc siêu hình đưa ra sẽ là cần thiết cho việc định lượng những gì thuộc tâm thức và có một ảnh hưởng rộng lớn về thói tính của con người, tuy nhiên; đứng trên mặt đạo đức đôi khi tánh hư tật xấu cũng được tha, bởi trong mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có một chủ đề của nó để làm nên (ngoại trừ hứng ẩu) và cần thiết để chuyển tải cho một kết quả nhận thức đạt được; đôi khi cũng là ‘thông điệp’ nhắn gởi đến người thưởng ngoạn. Nhưng thông điệp ở đây là một gián tiếp vấn đề chớ chẳng là điều phải lưu ý, mà nó chỉ là kết quả thứ yếu chưa hẳn phải đã làm nên cho tác phẩm. Cái khó của nghệ thuật là phải có tầm nhìn của ‘thính,trí’ và ‘nhãn,tạng’ mới là hiệu năng. Răng lạ rứa? -bởi nghệ thuật không có nghĩa là đưa dẫn tới bất cứ một tri thức hay giáo điều nào cả. –Art is not the means to any didactic end. Mà đây là một sự khác biệt giữa tác phẩm nghệ thuật và trò chơi luân lý hoặc vai trò tuyên huấn. Một tác phẩm vĩ đại là tác phẩm sâu sắc, uyên thâm đòi hỏi phải suy nghiệm để thấy từng chi tiết ẩn tàng trong chủ đề của nó. Nghệ thuật không có nghĩa là mượn ý thay lời hay xào đi, nấu lại. –Art is not the means of literal transcription. Mà đây là một sự khác biệt giữa tác phẩm nghệ thuật và những chuyện thời sự, phong thần, xe cán chó, chó cán xe hoặc ba cái thứ tào lao, ta bà làm rộn trí nhân tâm. Vị trí của nghệ thuật là đỉnh cao siêu thoát để tìm thấy tự do. Một nơi dự trử những gì có tính chất luân thường đạo lý trong bất cứ tác phẩm nào (văn, thi, họa, kịch) đều chất chứa một cái nhìn siêu hình, trừu tượng của người nghệ sĩ. Trong trường hợp nào đi nữa; cái nghĩa thẩm mỹ cũng là một tiến trình của tâm lý khoa học luận ảnh hưởng vào trong đó. Nhớ rằng trừu tượng hay siêu hình thật ra không có hiện hữu tồn lưu: mà là một phương thức bước vào cảm nhận; một thứ cảm nhận mới tinh túy và sáng tạo. Cho nên chi cái gì gọi là siêu hình trừu tượng của con người là một thứ nghệ thuật đối đầu trong một dạng thức kết tinh cụ thể (concretization) để làm nên nghệ thuật. Đây là điều quan trọng được nhấn mạnh; dù cho tư duy về giá trị luân lý là không thể giải quyết được, hoặc có liên can đến nghệ thuật mà chỉ liên can như một kết quả nào đó chớ không phải đó là sự cớ nguyên nhân: bởi trọng tâm ban đầu của nghệ thuật là siêu hình chớ không phải luân lý, giáo điều. nghệ thuật không phải là ‘nàng-hầu’ của luân thường đạo lý, nết na, nhu mì, chỉ đâu ngồi đó; mục đích cơ bản của nó là không cần học thức, không cải cách hoặc bào chửa, bao che cho những gì liên đới tới nghệ thuật. Mà đòi hỏi một sáng tạo mới, thực và trong sáng.

Nói tóm lại; nhận thức về nghệ thuật là vai trò cảm xúc trong nghệ thuật và tự động hóa của tiềm thức là những gì phục vụ như một nhân tố hợp nhất trong những gì thuộc về sáng tạo, nhất là lãnh vực sáng tạo nghệ thuật kể cả văn chương và trong những gì đáp ứng nhu cầu nghệ thuật mà tất thảy những yêu cầu đó có dính dáng tới hiện tượng thuộc tâm lý học; đó là những gì mà chúng ta thường gọi chung một cụm từ: ‘cảm thức của cuộc đời / a sense of life’. Sao gọi là cảm thức của cuộc đời? -là bước cảm nhận tương đương với siêu hình: cảm xúc, tiềm năng, tri nhận là một đánh giá về con người, về sự tồn lưu nhân thế trong một ý niệm được giới thiệu như chủ đề của tâm lý khoa học luận qua vai trò, chức năng và nhiệm vụ của nghệ thuật. Mà trong kỷ nguyên này chúng ta đang theo đuổi cho một trào lưu mới ./.

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc. maxwell 13/7/2015)

SÁCH ĐỌC: ‘A Philosophy of Literature’ by Ayn Rand. A Signet Book- New American Library. New York. NY USA 1971.

TRANH VẼ: ‘Chân Dung Quả phụ Ng. / Portrait of Widow Ng.’ Khổ 12’ X 16’ Trên giấy cứng. Acrylics+Acrylic-ink. Vcl# 1172015.