Rất nhiều các cây bút nổi tiếng đã từng nhận được những lời từ chối xuất bản, thậm chí là sỉ nhục tác phẩm của mình. Nhưng những nhà xuất bản đó không thể ngờ rằng họ đã bỏ qua cơ hội được in ra những tác phẩm vĩ đại nhất, những tác phẩm sau đó đã đi vào lịch sử, được độc giả yêu mến, đón nhận, trở thành những cuốn sách bán chạy nhất và mang lại cho các tác giả những giải thưởng văn học cao quý. Dưới đây là 10 tác giả nổi tiếng cùng các tác phẩm đã từng bị các nhà xuất bản “hắt hủi”…

1. Stephen King

“Vua” tiểu thuyết kinh dị Stephen King đã nhận được rất nhiều lời khước từ của các nhà xuất bản cho cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình, Carrie, ông đã ghi lại những lời từ chối đó và lồng vào một khung gỗ treo trong phòng ngủ của mình. Một trong những nhà xuất bản đã gửi lời từ chối này đến King: “Chúng tôi không quan tâm đến khoa học viễn tưởng cái mà chỉ luôn đề cập đến những vấn đề không tưởng tiêu cực. Chúng tôi không bán loại sách như vậy”.

Sau này Carrie đã được xuất bản và trở thành cuốn tiểu thuyết ăn khách của nhà văn Stephen King. Đây cũng là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông được chuyển thể thành kịch bản phim.

2. J.K.Rowling

Tác phẩm đầu tiên trong bộ truyện Harry Potter nổi tiếng gồm 7 tập của nữ văn sĩ người Anh J.K.Rowling có nhan đề Harry Potter and the Philosopher’s Stone (Harry Potter và Hòn đá Phù thủy)
Tiểu thuyết Harry Potter đã được dịch ra trên 50 ngôn ngữ trong đó có tiếng Việt, tiếng Latin, và tiếng Hy Lạp cổ. Riêng tại Hoa Kỳ, tiểu thuyết đã bán trên 17 triệu cuốn. Nó đã mang lại tên tuổi và nhiều giải thưởng cho tác giả Rowling, trong đó có giải Smarties và giải Cuốn sách hay nhất năm 1998.
cũng đã từng nhận được rất nhiều lời từ chối từ các nhà xuất bản. Bloomsbury, một nhà xuất bản nhỏ ở London đã đồng ý xuất bản chỉ vì chiều theo ý cô con gái tám tuổi của Giám đốc điều hành cũ, người đã năn nỉ cha mình in cuốn sách…

3. Margaret Mitchell

Cuốn tiểu thuyết vĩ đại xuất bản năm 1936 và được giải Pulitzer năm 1937 của tác giả Mỹ Margaret Mitchell Gone With the Wind (Cuốn theo chiều gió) đã bị từ chối 38 lần trước khi tìm kiếm được một nhà xuất bản.

4. William Golding

Tiểu thuyết nổi tiếng Lord of the Flies (Chúa tể của những con ruồi) mang lại giải Nobel cho tiểu thuyết gia Golding cũng từng bị 20 nhà xuất bản từ chối. Một trong số họ đã lên án tác phẩm kinh điển này với những lời lẽ khó chấp nhận được: “Một sự tưởng tượng phi lý và không có gì lý thú đó chỉ là rác rưởi và sự ngu si đần độn”.

5. John le Carré

Sau khi nhà văn viết truyện gián điệp nổi tiếng John le Carré gửi cuốn tiểu thuyết đầu tiên The Spy Who Came in From the Cold (Điệp viên đến từ xứ lạnh) đến cho nhà xuất bản, một trong số họ đã gửi nó cho một đồng nghiệp với thông điệp: “Anh định chào đón le Carré sao – ông ta chẳng có tương lai gì hết”.

Cuốn tiểu thuyết sau đó đã được tạp chí Time bình chọn là một trong số 100 cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất và được mệnh danh là “cuốn tiểu thuyết viết về gián điệp hay nhất” thời bấy giờ.

6. Anne Frank

Một nhà xuất bản đã nhận xét về The Diary of Anne Frank (Nhật ký Anne Frank): “Cô gái dường như không có nhận thức hoặc cảm xúc đặc biệt nào mà có thể khiến cuốn sách thu hút được sự tò mò của độc giả”. 15 nhà xuất bản khác cũng từ chối xuất bản Nhật ký Anne Frank.

Nhật ký Anne Frank là một cuốn sách bao gồm các trích đoạn từ một cuốn nhật ký do Anne FrankĐức Quốc Xã chiếm đóng Hà Lan. Eleanor Roosevelt đã miêu tả Nhật ký Anne Frank là “một trong những lời nhận xét khôn ngoan và cảm động nhất về chiến tranh và tác động của chiến tranh đối với nhân loại mà tôi từng đọc”. Hơn 25 triệu bản cuốn sách này đã được bán ra và đã được dịch ra hơn 50 thứ tiếng. viết trong khi cô bé đang trốn cùng gia đình trong thời kỳ

7. Joseph Heller

Một nhà xuất bản đã viết những câu thế này về cuốn tiểu thuyết lịch sử trào phúng Catch-22 của tác giả người Mỹ Joseph Heller: “Tôi không có khái niệm gì về tiếng nói của các nhân vật trong tác phẩm… Dường như tác giả dự định khiến nó trở nên hài hước – thậm chí có thể là châm biếm – nhưng nó thực sự nó chẳng mang lại một chút hài hước nào cả”.

Cuốn tiểu thuyết này về sau đã được độc giả công nhận, được nhiều tạp chí bầu chọn là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của thời đại. Tiểu thuyết cũng được chuyển thể thành bộ phim cùng tên của đạo diễn Mike Nichols.

8. George Orwell

Cuốn tiểu thuyết đã hai lần được chuyển thể thành phim Animal Farm (Trại súc vật) của tác giả người Anh Orwell đã nhận được lời từ chối: “Chúng ta không thể bán được những câu chuyện về động vật tại nước Mỹ”. Sau đó tạp chí Time đã bình chọn cuốn sách này là một trong 100 tiểu thuyết hay nhất bằng tiếng Anh (1923 tới 2005); nó cũng đứng ở vị trí 31 trong Danh sách tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20, giành Giải Hugo năm 1996 và cũng có mặt trong Những cuốn sách hay của thế giới phương Tây.

9. William Faulkner

Một nhà văn nổi tiếng vùng Mississppi, có tiểu thuyết và truyện ngắn đạt giải Nobel nổi tiếng khắp thế giới và được xem là một trong những  nhà văn lớn nhất của thế kỷ XX, William Faulkner đã viết tác phẩm Nơi tôn nghiêm (Sanctuary), một cuốn tiểu thuyết mà sau đó ông đã thú nhận là viết “vì mục đích kiếm tiền”. Do viết về những nội dung thấp kém, bẩn thỉu mà cuốn tiểu thuyết ngay lập tức bị nhà xuất bản từ chối. Điều mà ông cần lúc ấy là một nguồn thu nhập để nuôi sống gia đình. Một nhà xuất bản đã thốt lên trong lá thư từ chối: “Chúa ơi! Tôi không thể xuất bản cuốn sách này!”

10. Ursula K. Le Guin

Một nhà xuất bản đã gửi lá thư từ chối xuất bản cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng The Left Hand of Darkness (Bàn tay trái thuộc bóng tối) đến  Le Guin: “Các chi tiết về tài liệu tham khảo và các thông tin trong cuốn sách quá phức tạp, những truyền thuyết gây nên quá nhiều phiền toái mặc dù vẫn có sự liên quan với nhau, diễn biến của câu chuyện dường như luôn đi vào sự vô vọng sa lầy, nói tóm lại cuốn sách này không thể đọc được”. Các bản thảo của The Left Hand of Darkness đã được trả về.
The Left Hand of Darkness
sau đó đã giành chiến thắng cả giải Hugo và giải thưởng Tinh vân và được coi là một trong những tác phẩm lớn đầu tiên viết về khoa học viễn tưởng.

Diệu Diệu

Nguồn: vanvn.net.

Exit mobile version