Báo điện tử Hội Nhà văn Trung Quốc (www.chinawriter.com.cn), ngày 17-5-2013, đưa tin:

Nhà văn Mạc Ngôn được trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh mời làm giáo sư hướng dẫn nghiên cứu sinh Thạc sĩ và Tiến sĩ, đánh tan “thiên kiến về học lịch, học vị”.

Trung tâm Sáng tác quốc tế thuộc trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh vừa chính thức thành lập. Là chủ nhân Giải thưởng Nobel văn học, nhà văn Mạc Ngôn được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm trung tâm, sau này nhà văn sẽ còn làm thầy hướng dẫn nghiên cứu sinh Thạc sĩ và Tiến sĩ. Tuy nhiên, quá trình học tập của Mạc Ngôn mà làm giáo sư hướng dẫn nghiên cứu sinh cao học cũng gặp phải một bộ phận cư dân mạng tỏ ra ngờ vực.

Được biết, Trung tâm sáng tác này tương lai sẽ có kế hoạch thu nhận các nghiên cứu sinh Tiến sĩ và Thạc sĩ về phương diện sáng tác và nghiên cứu văn học; Sẽ xây dựng Trung tâm này thành cơ sở giáo dục văn học và bồi dưỡng nhà văn.

Trả lời phỏng vấn của báo chí, nhà văn Mạc Ngôn nói: Trong thời gian sinh viên học tập văn học tại trường, có cần dạy họ sáng tác hay không, vẫn còn có tranh luận. Theo đà phát triển của thời đại, sáng tác cũng thay đổi không yêu cầu khắt khe và cao như ngưỡng cửa của văn học trước đây, rất nhiều người trên thực tế đã bắt đầu sáng tác ngay trong thời gian học tập, hơn nữa giành được thành tích tốt, nên cần phẩi cổ vũ      khích lệ!

Nhà văn Mạc Ngôn nói: “Sáng tác và học tập không mâu thuẫn, hơn nữa bổ sung làm lợi cho nhau. Trong thời gian học tập tại trường, sinh viên có thực tiễn về sáng tác văn học, sẽ giúp ích rất lớn cho việc học tập văn học hiện đại đương đại, văn học cổ đại. Bởi vì là một người thực tiễn, một người sáng tác, sinh viên có thể hiểu tác phẩm của người khác càng trực tiếp hơn, càng thấu triệt hơn. Cho nên tôi cổ vũ khuyến khích sinh viên tại trường cầm bút sáng tác.”

Nhà văn Mạc Ngôn còn hoan nghênh các nhà văn “năng qua lại” trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Ông cho rằng, như vậy nhà văn có thể giao lưu nhiều hơn với sinh viên, cũng có lợi cho việc xua tan cảm giác thần bí về văn học, khuyến khích mọi người đọc nhiều, viết nhiều.

“Trước đây, mọi người có lẽ thường cho rằng nhà thơ hàng ngày đều hay khóc mếu. Những tương lai sau khi mời nhà thơ đến thường trú tại trường, mọi người sẽ trông thấy họ cũng là những người bình thường, cũng sẽ cùng chúng ta đến nhà ăn tập thể ăn cơm hộp, cũng sẽ đi đi lại lại hàng ngày, như vậy có lợi cho việc xoá bỏ cảm giác thần   bí này, cũng có lợi cho việc cổ vũ dũng khí sáng tác của sinh viên tại trường.”

Mạc Ngôn cho biết, bản thân còn tiếp tục cân nhắc suy nghĩ đến việc làm hướng dẫn nghiên cứu sinh.

Tuy nhà văn Mạc Ngôn cũng đã được một số trường đại học mời làm giáo sư thỉnh giảng, nhưng lần này nhà trường thật sự yêu cầu ông làm thầy hướng dẫn nghiên cứu sinh Thạc sĩ, thậm chí nghiên cứu sinh Tiến sĩ, các nhà báo chú ý thấy, ông chỉ học tại trường qua lớp 5 tiểu học, nên bị không ít cư dân mạng đặt dấu hỏi, nhiều cư dân mạng cảm thấy sự “phá cách” của trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh có những bất hợp lý, “thế thì chúng ta chạy theo trình độ văn hoá (học lịch), học vị làm gì?” Còn có cư dân mạng cho rằng “giáo sư tất nhiên phải có tư chất giáo sư”.

Song cũng có rất nhiều cư dân mạng tỏ ra ủng hộ, “Việc này không liên quan với trình độ văn hoá, học vị ; Học vị và tài năng không phải luôn luôn là tỷ lệ thuận, không ít danh nhân đều không có quá trình học tập tốt tại trường,  song họ vẫn có thành tựu lớn.”

Trước nghi ngờ của cư dân mạng, nhiều nhà báo đã liên hệ trực tiếp với nhà văn Diệp Khai, Chủ nhiệm Ban biên tập của tạp chí văn học “Thu hoạch”. Nhà văn Diệp Khai đã từng biên tập nhiều bộ tác phẩm của nhà văn Mạc Ngôn, cũng đã xuất bản sách “Mạc Ngôn bình truyện”, am hiểu rất sâu nhà văn Mạc Ngôn. Ông cảm thấy nực cười trước việc nghi ngờ về quá trình học tập tại trường của Mạc Ngôn. “Trình độ của Mạc Ngôn cao hơn bất cứ một vị giáo sư nào, đối với việc nghi ngờ trình độ của ông (Mạc Ngôn) tôi vẫn rất kiên định cho rằng thật sự quá nực cười, nghi ngờ về học lịch, văn bằng tôi cảm thấy quá hoang đường.”

Tiếp đó, nhà văn Diệp Khai còn nói thẳng: Đúng là tại Trung Quốc ngày này có xu thế chính thống “coi trọng học lịch”, song ông ấy cảm thấy mọi sự việc đều có độ của nó, nếu như chỉ “duy học lịch”, thì quá nực cười, tư cách và từng trải của Mạc Ngôn tuyệt đối không thể nghi ngờ.

Nhà văn Diệp Khai còn nói thẳng thừng rằng, có một số giáo sư danh tiếng của trường đại học đã có học lịch, học vị cao, nhưng có không ít chỉ là “học giả”, “nguỵ giáo sư”, thực chất trình độ rất kém, “Trình độ chuẩn xác của học lịch và học vị chân chính không tương đồng, Trung Quốc có quá nhiều nhân tài kiệt xuất học lịch đâu có cao, “duy học lịch” là một quan điểm thiên lệch.”

Cũng có một số cư dân mạng cảm thấy, từ sau khi Mạc Ngôn được giải Nobel văn học, thì tên tuổi vang vọng ồn ào, quá nhiều hoạt động có lẽ ảnh hưởng đến sáng tác của nhà văn.

Về chuyện này, nhà văn Diệp Khai tỏ ra không lo lắng. Ông nói thẳng: “Trước khi được trao Giải Nobel văn học, Mạc Ngôn đã đảm nhiệm giáo sư thỉnh giảng của không ít trường đại học, như Đại học Sơn Đông, v.v.., bao gồm cả trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, trước đó cũng đã mời Mạc Ngôn làm giáo sư thỉnh giảng, trình độ văn học của Mạc Ngôn từ lâu đã được khẳng định trong ngành, trong giới chuyên môn, không phải là vì nhận được giải Nobel văn học, ông mới bận rộn như hiện tại.”

VŨ PHONG TẠO lược dịch

(Theo www.chinawriter.com.cn, 17-5-2013)

Exit mobile version